Nợ Xấu ( Non Performing Loan Là Gì Về Npl, Những Bí Mật Từ Npl Mà Bạn Cần Phải Biết vuidulich.vn

Or you want a quick look: Phân loại các mức độ nợ xấu (NPL)

NPL (Non Performing Loan) có nghĩa tiếng Việt là nợ xấu, là thuật ngữ thường được dùng trong các báo cáo tài chính. Đây chính là một trong những chỉ số quan trọng chỉ báo mức độ hoạt động hiệu quả của tổ chức tài chính.

Bạn đang xem: Non performing loan là gì

Bạn đang xem: Non performing loan là gì*
NPL là từ viết tắt của Non Performing Loan, là thuật ngữ được dùng trong ngành tài chính để chỉ các khoản nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Vì sao gọi nợ xấu là Non Performing Loan?

Thuật ngữ này xuất phát từ nguồn gốc tiếng Anh, trong đó “Loan” là khoản nợ, còn “Perform” dịch ra là hoạt động, vận hành… -> Kết hợp hai từ “Perfoming” + “Loan” có nghĩa là “Một khoản nợ có hoạt động”, hiểu nôm na là được thanh toán đều đặn.

Tương tự, khi thêm tiền tố “Non” vào trước “Performing Loan” có nghĩa là khoản nợ đó “không hoạt động”; người vay không thực hiện trả nợ và khoản nợ trở thành nợ xấu.

READ  X2X là ai? Sự nghiệp của nhóm nhạc 9x mới

Phân loại các mức độ nợ xấu (NPL)

Để hiểu được vì sao NPL là tiêu chí quan trọng của tổ chức tài chính, trước tiên bạn nên tìm hiểu về cấu trúc và các mức độ của nợ xấu NPL.

Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước (Tham khảo văn bản đầy đủ tại link sau), nợ được quy làm 5 nhóm và nợ xấu là các khoản nợ được liệt kê ở các Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Chi tiết như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 

– Các khoản nợ trong còn trong thời hạn thanh toán và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

Xem thêm: Thế Nào Là Phi Lợi Nhuận Là Gì ? Làm Sao Để Xây Dựng Kiểu Tổ Chức Này

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; 

– Các khoản nợ lần đầu phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

READ  Vì Sao Cây Xương Rồng Có Nhiều Gai vuidulich.vn

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) – Nợ xấu

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí.

 Tỉ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh do chi phí hoạt động tăng cao. 

Đầu tiên, nợ xấu sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, công ty tài chính, bởi vì tổ chức tài chính phải tăng trích lập dự phòng tương ứng với tỉ lệ nợ xấu để phòng ngừa rủi ro mất vốn.

Cuối cùng, việc quản lý tỉ lệ nợ xấu lớn sẽ làm giảm nguồn tài nguyên nhân lực quản lý (phải tập trung thu hồi nợ, nhắc nợ, vận hành công ty quản lý tài sản thay vì phát triển kinh doanh).

READ  Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt vuidulich.vn
See more articles in the category: wiki

Leave a Reply