Nitơ là gì? Tính chất hóa học của nito như nào? Tính chất vật lý của nito có gì đặc biệt? Số oxi hóa của nitơ? Ứng dụng của nito? Vai trò của nitơ với sự sống? Hay khí nito có độc không?…Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về nitơ là gì cùng những nội dung liên quan.
Nội dung chính bài viết
Cấu tạo phân tử của nitơ
- Cấu hình electron : (1s^{2}2s^{2}2p^{3})
- CTCT : (Nequiv N)
- CTPT : (N_{2})
Tính chất của Nitơ là gì?
Tính chất vật lý của Nitơ
- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng ở (-196^{circ}C).
- Nitơ ít tan trong nước, hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp.
- Không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
Tính chất hóa học của Nitơ
Tính oxi hoá
Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền (ở (3000^{circ}C) chưa bị phân hủy), nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường.
Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác. Nitơ phản ứng với hiđro tạo amoniac. Đây là phản ứng thuận nghịch và toả nhiệt :
(N_{2} + 3H_{2} rightleftharpoons 2NH_{3})
(Delta H = – 92 KJ)
- Tác dụng với kim loại
Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua.
(6Li + N_{2} rightarrow 2Li_{3}N)
Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại.
(3Mg + N_{2} overset{t^{circ}}{rightarrow} Mg_{3}N_{2})
Nhận xét : Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
Tính khử
- Ở nhiệt độ cao ((3000^{circ}C)) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit.
(N_{2} + O_{2}rightleftharpoons 2NO) (không màu)
- Ở điều kiện thường, nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ đioxit màu nâu đỏ.
(2NO + O_{2}rightarrow 2NO_{2})
Nhận xét: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Chú ý: Các oxit khác của nitơ :(N_{2}O, N_{2}O_{3}, N_{2}O_{5}) không điều chế được trực tiếp từ nitơ và oxi.
Điều chế nitơ như nào?
Trong công nghiệp
- Trong công nghiệp, nitơ được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Dựa vào nhiệt độ sôi các chất trong không khí là khác nhau.
- Thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
Trong phòng thí nghiệm
- Nhiệt phân muối nitrit
(NH_{4}NO_{2} overset{t^{circ}}{rightarrow} N_{2} + 2H_{2}O)
(NH_{4}Cl + NaNO_{2} overset{t^{circ}}{rightarrow} N_{2} + NaCl + 2H_{2}O)
Trạng thái tự nhiên và ứng dụng
Trạng thái tự nhiên
Nitơ tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất:
- Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể tích không khí.
- Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng (NaNO_{3}) (diêm tiêu natri), trong thành phần protein, axit nucleic…
Ứng dụng của nitơ
Phần lớn được dùng để tổng hợp amoniac từ đó sản xuất ra các loại phân đạm, axit nitric… Dùng làm môi trường trơ cho các ngành công nghiệp luyện kim; nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các các mẫu sinh học khác….
Nitơ lỏng là gì?
- Nitơ lỏng là gì? Đây là nitơ trong một trạng thái lỏng ở nhiệt độ rất thấp. Nó được sản xuất công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Nitơ lỏng là một chất lỏng trong suốt, không màu, trọng lượng riêng 0,807 g/ml ở điểm sôi của nó và một hằng số điện môi 1.4.
- Nitơ lỏng thường được gọi bằng LN2, viết tắt hoặc “LIN” hoặc “LN “.
Nitơ monoxit ((NO))
Tính chất vật lý của Nitơ monoxit
- Là chất khí không màu, không mùi, không bền trong không khí, khá độc hại cho con người.
- Rất độc, khó hòa tan.
- Có phân tử khối là 30
- Nhiệt độ nóng chảy: (– 163,6^{circ}C)
- Nhiệt độ sôi: (– 151,7^{circ}C)
- Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong rượu và (CS_{2})
Tính chất hóa học của Nitơ monoxit
(NO + O_{3} rightarrow NO_{2} + O_{2}) + ánh sáng
(2NO + O_{2} rightarrow 2NO_{2})
- Đặc biệt khi NO tác dụng với oxi trong nước thì sẽ tạo ra axít nitơ hoặc (HNO_{2})
(4NO + O_{2} + 2H_{2}O rightarrow 4HNO_{2})
- Tác dụng với các phi kim khác (Flo,Clo,Brom,Iốt)
NO sẽ tác dụng với Flo, Clo, Brom tạo ra chất XNO (nitrosyl halogenua)
(2NO + Cl_{2} rightarrow 2NOCl, (Clorua, nitrosyl))
Những chất oxi hoá mạnh như kali pemanganat ((KMnO_{4})) axit hipocloro (HOCl) và andihic crommic ((CrO_{3})) oxi hoá NO thành (HNO_{3}).
(6KMnO_{4} + 10NO +9H_{2}SO_{4} rightarrow 10HNO_{3} + 3K_{2}SO_{4} + 6MnSO_{4} + 4H_{2}O)
Ngoài ra tính chất khử NO còn có thể kết hợp với muối của nhiều kim loại khác.
Nitơ đioxit ((NO_{2}))
Tính chất vật lý của Nitơ đioxit
- Ở nhiệt độ thường, là khí có màu nâu đỏ, nặng hơn không khí, mùi khó chịu và độc.
- Nhiệt độ sôi là (-90,8^{circ}C)
- Nhiệt độ nóng chảy là –(-88,5^{circ}C)
Tính chất hoá học của Nitơ đioxit
(NO_{2}) vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
- Ở nhiệt độ thường (NO_{2}) bền nên kém hoạt động. Nhưng khi đun nóng lên cỡ (500^{circ}C) thì nó phân hủy thành 2 nguyên tố:
(2NO_{2}overset{t^{circ}}{rightarrow}2N_{2} + O_{2})
- Tác dụng với nước tạo thành axit nitrơ và axit nitric:
(2NO_{2} + H_{2}O rightarrow HNO_{2} + HNO_{3})
- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối nitrit và muối nitrat:
(2NO_{2} + 2NaOH rightarrow NaNO_{2} + NaNO_{3} + H_{2}O)
- NO có thể tác dụng với một số nguyên tố – không kim loại, với hidro và kim loại.
(Cl_{2} + 2NO_{2} rightarrow 2NO_{2}Cl)
(7H_{2} + 2NO_{2} rightarrow 2NH_{3} + 4H_{2}O)
(2Cu + NO_{2} rightarrow Cu_{2}O + NO)
- NO gây nổ với hơi của các hợp chất hữu cơ.
- Ngoài ra NO còn thể hiện tính khử với các chất oxi hoá mạnh.
(H_{2}O_{2} + 2NO rightarrow HNO_{3})
Vai trò của nitơ đối với sự sống
- Nito đóng vai trò quan trọng quyết định quá trình sinh trưởng, phát triển cũng như giúp hình thành năng suất cho cây trồng.
- Nito là chất có trong hầu hết mọi hợp chất hữu cơ quan trọng đóng vai trò quyết định quá trình trao đổi dưỡng chất cũng như năng lượng của cây trồng.
- Nito làm tăng hàm lượng Protein trong thực vật, bởi đây là thành phần chủ yếu tham gia tái tạo cấu trúc nguyên sinh của tế bào. Nito có trong acid nucleic – chất đóng vai trò trong quá trình sinh tổng hợp Protein, vì thế sẽ quyết định quá trình phân chia và sự sinh trưởng của tế bào.
- Bên cạnh đó, nito còn giúp quyết định hoạt động quang hợp của cây trồng, bằng cách cung cấp các chất hữu cơ cho sự sống của sinh vật trên trái đất.
- Phytochrome là chất có nhiệm vụ giúp điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng, ví dụ như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang. Mà nito lại tham gia trong thành phần của Phytochrome.
=> Chính vì vậy, cây trồng rất nhạy cảm với Nito. Với những vai trò đó, nito có tác dụng hai mặt đến năng suất cây trồng, nếu cây trồng thừa hay thiếu Nito đều có hại.
DINHNGHIA.COM.VN đã cung cấp đến bạn những thông tin về nitơ là gì, tính chất vật lý, tính chất hóa học của nito, số oxi hóa của nito, ứng dụng và vai trò của nitơ với sự sống. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trên đây về chủ đề nitơ là gì sẽ giúp bạn trong quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân. Chúc bạn luôn học tốt!
Tu khoa
axit nitric
asphalt nitro hack
nito lỏng
nitơ oxit
nitơ dioxit
nitơ monoxit
nitơ hóa trị mấy
nitrat bạc
nitơ photpho
nitơ lớp 11
bình nitơ lỏng
nitơ lỏng là gì
nito hóa lỏng
nitơ là gì
nitơ tác dụng với oxi
nito lỏng có độc không
dinh dưỡng nitơ ở thực vật
nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với