Đào tạo theo niên chế là gì? Đặc điểm của đào tạo theo niên chế là gì? Sự khác nhau giữa đào tạo theo tín chỉ và niên chế là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính bài viết
Đào tạo theo niên chế là gì?
Học theo niên chế là học theo đơn vị năm học, mỗi chương trình của một ngành, nghề được quy định học theo một số tháng, năm học nhất định. Người học phải hoàn thành một khối lượng kiến thức được ấn định bắt buộc học trong năm học đó. Thông thường một năm học được tổ chức thành 2 kỳ.
Ví dụ: chương trình học để được cấp bằng cử nhân là 4 năm, bằng kỹ sư là 5 năm, bằng bác sĩ là 6 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định, không bị lưu ban thì được cấp bằng và ra trường.
Đặc điểm của học theo niên chế là gì?
Nội dung của chương trình học theo niên chế là gì? Chương trình đào tạo niên chế được tổ chức theo từng năm học, cụ thể là:
- Chương trình học theo niên chế được tổ chức theo năm học, một năm có 2 học kỳ và chương trình học đã được thiết kế theo năm học và ít biến động. Sinh viên phải hoàn thành chương trình học đã được ấn định.
- Một năm có 2-3 kỳ học và học theo từng học phần. Sinh viên phản tích lũy kiến thức theo học phần và đủ số tín chỉ theo học kỳ. Với hình thức học theo niên chế, sinh viên rất khó để ra trường trước thời hạn.
- Đơn vị đo lường khối lượng học tập là đơn vị học trình tương đương với 15 tiết lý thuyết trên lớp và 30 giờ thực hành; mỗi tiết học được tính là 45 phút. Sinh viên cao đẳng, đại học phải tích lũy được 50 đơn vị học tập.
- Chương trình học đối với sinh viên đại học trong 4 năm tương đương với 20 đơn vị học trình, sinh viên cao đẳng là 150 đơn vị học trình.
- Khuyến khích tự học nhưng không bắt buộc.
Từ chương trình học như trên, có thể thấy được một số đặc điểm của chương trình học niên chế là:
- Người dạy học là trung tâm, người học xoay quanh người dạy. Sinh viên hoàn thành bị động.
- Chương trình học, nội dung, thời gian, tiến độ được ấn định sẵn.
- Sinh viên phải chấp hành tốt lịch học, lịch thi, các quy chế của nhà trường
- Rất khó để liên thông học ngành khác, trường khác.
Đào tạo tín chỉ và đào tạo theo niên chế khác nhau như nào?
Từ khái niệm niên chế là gì, bạn đã nắm được sự khác biệt giữa đào tạo tín chỉ và đào tạo niên chế là gì? Hình thức đào tạo này so với đào tạo theo tín chỉ thì cái nào chiếm được ưu thế hơn?.
Đào tạo theo tín chỉ
Tín chỉ học tập là một đại lượng để đo toàn bộ thời gian bắt buộc của người học để hoàn thành một môn học cụ thể. Bao gồm: thời gian lên lớp; thời gian thực hành, thực tập; thời gian tự học
Chương trình đào tạo theo tín chỉ theo học kỳ, một năm có 2-3 học kỳ. Trung bình 1 kỳ, người học có thể học từ 15 – 30 tín chỉ, tùy vào khả năng của bản thân. Chương trình học được tính theo sự tích lũy của sinh viên, sinh viên hoàn thành đủ số tín chỉ tích lũy theo quy định sẽ được cấp bằng tốt nghiệp và ra trường.
Đặc điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ:
- Chương trình học linh hoạt hơn, người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian, đăng ký lịch học và số lượng môn học
- Sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc học
- Người học phải dùng nhiều thời gian để nghiên cứu và tự học
- Tự học là một thành phần trong chương trình học
- Người học dễ dàng trong việc học vượt để ra trường sớm
Sự khác biệt giữa đào tạo theo tín chỉ và niên chế là gì?
Bảng so sánh sự khác nhau giữa hình thức đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế
Tiêu chí | Đào tạo theo niên chế | Đào tạo theo tín chỉ |
Tính tự chủ của người học |
Tất cả sinh viên đều học theo một tiến độ chung do nhà trường sắp xếp. Chương trình học như nhau đối với tất cả sinh viên và sinh viên không được lựa chọn |
Sinh viên có thể sắp xếp chương trình học, lịch học, lượng kiến thức học phù hợp với bản thân Đối với học phần tự chọn sinh viên có thể lựa chọn các môn học phù hợp với khả năng và sở thích của mình |
Chương trình học | Chương trình học được thiết kế theo năm. Chỉ có học phần bắt buộc, khuyến khích tự học nhưng không bắt buộc | Chương trình học theo từng kỳ. bao gồm: học phần bắt buộc, học phần tự chọn. Mỗi học phần đều có tiết tự học của sinh viên |
Liên thông | Chỉ có thể liên thông trong cùng ngành học. Rất khó để liên thông sang ngành học khác, trường khác | Có thể liên thông sang ngành học khác, trường khác khi đáp ứng đủ các điều kiện của trường |
Phương pháp giảng dạy | Lấy người dạy làm trung tâm, ít quan tâm đến vai trò của người học | Người học là trung tâm, yêu cầu người học phải dành thời gian nghiên cứu và tự học |
Phương pháp đánh giá học tập | Đánh giá học tập theo kết quả của 1 năm học. Nếu năm học đó sinh viên không đạt yêu cầu thì phải học lại năm đó | Kết quả học tập được tính theo tổng số tín chỉ tích lũy. Sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu không đủ số điểm trung bình tích lũy trong một thời gian nhất định |
Điều kiện ra trường | Sinh viên phải thi đạt tất cả các môn | Sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ và có điểm trung bình tích lũy theo quy định |
Cách tính điểm | Điểm tính theo thang điểm 10 | Sử dụng thang điểm 4 và thang điểm chữ |
Quản lý sinh viên | Sinh viên được quản lý, sinh hoạt theo lớp. Sinh viên được tư vấn chủ yếu bởi giáo viên chủ nhiệm của lớp | Sinh viên được quản lý theo lớp học phần. Sinh viên được tư vấn bởi cố vấn học tập |
Trên đây là bài viết tổng quan về chương trình đào tạo theo niên chế, hy vọng là nguồn kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu có thắc mắc về bài viết đào tạo theo niên chế là gì, hãy để lại câu hỏi ngay dưới phần bình luận của bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.