Những nét chung về xã hội phong kiến – Bài 7 Lịch Sử 7

Or you want a quick look:

Xã hội phong kiến là chế độ tiếp sau hình thành dựa trên sự tan rã của xã hội cổ đại. Ở chuyên đề những nét chung về xã hội phong kiến này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát kiến thức về những điểm giống và khác nhau của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. Qua đó bạn nhớ hệ thống kiến thức bài 7 những nét chung về xã hội phong kiến lớp 7 qua bài viết sau nhé!

Nội dung chính bài viết

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến Châu Âu

Xã hội phong kiến của châu Âu được hình thành vào thế kỷ thứ V. Các bộ tộc tộc Giéc man từ phương Bắc xuống xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, hình thành nên chế độ phong kiến.

Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu

Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã thực hiện các chính sách như:

  • Phá bỏ bộ máy nhà nước của Rô ma .
  • Lấy ruộng đất của chủ nô chia cho quý tộc và tướng lĩnh – đây là giai cấp có quyền lợi, giàu có gọi là lãnh chúa phong kiến
  •   Nô lệ và nông dân trở thành nông nô – phụ thuộc vào lãnh chúa .
  • Quan hệ sản xuất phong kiến được hình thành ở Châu Âu.

Các giai cấp của xã hội phong kiến Châu Âu :

  •   Lãnh chúa phong kiến: là những người có ruộng đất, có quyền lợi, giàu có.
  •   Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, sống phụ thuộc vào lãnh chúa

Lãnh địa phong kiến

  • Lãnh địa phong kiến của Châu Âu bao gồm đất đai của lãnh chúa và nhà ở của nông nô.
  • Đời sống có sự phân hóa rõ rệt giữa các giai cấp trong xã hội: lãnh chúa có quyền thế như vua, sống giàu sang đầy đủ, nông nô phụ thuộc và đói nghèo.
  • Nền kinh tế khép kín: tự sản xuất, tự cấp, tự tiêu thụ, chỉ mua muối và sắt, không giao thương buôn bán.

Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Cuối thế kỷ XI, kỹ thuật thủ công nghiệp phát triển. Điều này đã dẫn đến các hoạt trao đổi và buôn bán hàng hóa được diễn ra. Đây cũng chính là nguyên nhân nhiều thành thị trung đại ra đời.  Tổ chức của các thành thị trung đại: phố xá cửa hàng, các phường hội và thương hội. Người dân sống trong thành thị bao gồm thợ thủ công và thương nhân. Sự hình thành của thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến Châu Âu phát triển.

Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương Đông

Để tìm hiểu những nét chung về xã hội phong kiến của phương Đông và phương Tây, thì DINGNGHIA.VN sẽ tiếp tục giúp bạn chỉ ra sự hình thành và đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông, để bạn có thêm tư liệu nghiên cứu nhé

Sự hình thành chế độ phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành sớm hơn so với xã hội phong kiến phương Tây:

  • Ở Trung Quốc, xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ năm 221 TCN thời nhà Tần và được xác lập vào thời nhà Hán (206 TCN – 221)
  • Tại Ấn độ, vào thế kỷ IV vương triều Gúp ta ra đời, mở đầu cho xã hội phong kiến tại Ấn Độ
  • Từ thế kỷ VII đến X, tại Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như: Vương quốc Campuchia của người Khơ me, Vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê nam, Vương quốc của người In đô nê xi a ở Xu ma tra và Giava….

Đặc điểm xã hội phong kiến phương Đông

Chế độ phong kiến phương Đông do vua đứng đầu, tập trung quyền lực vào tay vua ngay từ đầu. Kinh tế thì cũng như xã hội phong kiến Châu Âu, nền kinh tế của phương Đông thời kỳ này phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đóng kín tại các công xã nông thôn.

Đến thời Đường – Trung Quốc (618- 907), con đường tơ lụa được hình thành, giao thương buôn bán trong khu vực phát triển mạnh – đây là giai đoạn chế độ phong kiến phát triển mạnh mẽ nhất tại phương Đông.

*Xã hội phong kiến phương Đông có hai giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh

  • Giai cấp địa chủ có nhiều ruộng đất, quyền lợi, đời sống xa ha.
  • Nông dân lĩnh canh phụ thuộc vào địa chủ, không có quyền lợi, đời sống vô cùng khó khăn

*Chế độ phong kiến ở phương Đông chấm dứt muộn, thời kỳ suy thoái kéo dài:

  • Chế độ phong kiến của Trung Quốc cuối thời nhà Thanh (1644 – 1911) mới bắt đầu suy thoái
  • Ở Đông Nam Á sau thế kỷ XVIII xã hội phong kiến suy yếu nhưng vẫn tồn tại, đến thế kỷ XIX bị phương Tây xâm lược -> chấm dứt chế độ phong kiến (xã hội phong kiến việt nam kéo dài đến năm 1945 thì bị thực dân Pháp xâm lược)
  • Chế độ phong kiến của Ấn Độ chấm dứt vào thế kỷ XIX khi trở thành thuộc địa của Anh.

đặc điểm và những nét chung về xã hội phong kiến Những nét chung về xã hội phong kiến – Bài 7 Lịch Sử 7

Những nét chung về xã hội phong kiến

Những nét chung về xã hội phong kiến là gì? Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây như thế nào?

Những nét chung về xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây

  • Bộ máy phong kiến được thiết lập do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành trong tay
  • Thể chế nhà nước: quân chủ chuyên chế
  • Xã hội có sự phân hóa rõ rệt giai các giai cấp. Giai cấp cấp lãnh chúa (phương Tây) và địa chủ (phương Đông) là giai cấp thống trị.  Giai cấp này có quyền lực và cuộc sống xa hoa. Giai cấp nông nô (phương Tây) và nông dân lĩnh canh (châu Âu) phải phụ thuộc vào giai cấp thống trị, đời sống khó khăn, đói nghèo.
  • Cơ sở kinh tế: chủ yếu là kinh tế nông nghiệp

Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương đông và xã hội phong kiến ở châu âu

Để tìm hiểu thêm về những những nét chung về xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây cũng như sự khác nhau của nó, hãy cùng tìm hiểu qua những câu hỏi sau đây nhé

Xã hội phong kiến ở phương đông và phương tây được hình thành từ bao giờ?

  • Xã hội phong kiến phương Đông được hình thành từ thế kỷ III TCN đến khoảng thế kỷ X – hình thành sớm, nhưng tốc độ phát triển chậm, giai đoạn khủng hoảng kéo dài.
  • Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn( từ thế kỷ V – X) kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì?

  • Cơ sở kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là một trong những nét chung về xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây. Nhưng ở phương Đông, được bó hẹp và đóng kín ở các công xã nông thôn. Ở phương Tây, được đóng kín trong lãnh địa phong kiến.

Dưới đây là bảng so sánh xã hội phong kiến phương đông và phương tây

Xã hội phong kiến phương Đông

Xã hội phong kiến phương Tây

Hình thànhHình thành sớm, từ thế kỷ III TCN đến khoảng thế kỷ XHình thành muộn: từ thế kỷ V – X
Thời kỳ phát triểnPhát triển chậm: từ thế kỷ X – XVPhát triển nhanh: từ thế kỷ XI – XIV
Thời kỳ suy vongKéo dài từ thế kỷ XVI – XIXTừ thế kỷ XV – XVI, kết thúc sớm, chuyển sang chủ nghĩa tư bản
Cơ sở kinh tếNông nghiệp được bó hẹp và đóng kín ở các công xã nông thônNông nghiệp được đóng kín trong lãnh địa phong kiến
Thể chế nhà nướcQuân chủ – vua đứng đầu, chuyên chế và tăng thêm quyền lực, tập trung quyền lực ngay từ đầuQuân chủ – vua đứng đầu, từ phân quyền đến tập quyền

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những tư liệu học tập cũng như áp dụng bài giảng những nét chung về xã hội phong kiến của mình. Nếu có thắc mắc về chuyên đề những nét chung về xã hội phong kiến thì hãy để lại câu hỏi ngay dưới phần bình luận của bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

Xem thêm >>> Lịch sử là gì? Giá trị và Cách tính thời gian trong lịch sử

See more articles in the category: wiki
READ  Kinh nghiệm xương máu đánh bach thu lo của một tay chơi siêu cứng

Leave a Reply