Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử thế giới

Or you want a quick look:

Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên là dấu mốc của sự phát triển tất yếu của lịch sử thế giới cận đại. Các cuộc cách mạng này diễn ra tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ mở đầu cho thời đại đấu tranh giành quyền dân chủ và độc lập của thế giới. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thêm thông tin về những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên qua bài viết sau đây. 

Nội dung chính bài viết

Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI

Sự biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong thế kỷ XV-XVII

  • Tại các công trường thủ công bắt đầu thuê mướn nhân viên.
  • Trung tâm buôn bán và ngân hàng được thành lập.
  • Hai giai cấp mới xuất hiện: Giai cấp vô sản và giai cấp Tư sản
  • Thời kỳ này có 2 mâu thuẫn chính bao gồm: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
  • Nảy sinh mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.

Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI

Đây là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. 

  • Chủ nghĩa Tư bản ở Nê-đéc-lan bị Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển từ thế kỷ XII.
  • Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu vào tháng 8-1566.
  • Các tỉnh Bắc Nê đéc len thành lập nước Cộng hòa – Các tỉnh Liên hiệp –  1581. Sau này gọi là Hà Lan.
  • Hà Lan độc lập vào năm 1648.

Về mặt ý nghĩa đây là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên cuộc cách mạng tư sản đầu tiên dưới hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh này cũng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhân dân Nê-đéc-lan nhiều lần nổi dậy chống lại, thành lập nên Hà Lan độc lập. 

Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh

Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển nhất tại vùng Đông Nam. Các công trường thủ công… phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính và các  phát minh mới về kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nên năng suất tăng liên tiếp được thành lập và phát triển. 

Địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ phần đông có xu hướng chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Thực hiện phong trào rào đất cướp ruộng, đuổi nông dân. Xã hội hình thành hai tầng lớp. Địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ thành thế lực về kinh tế. Nông dân nghèo khổ di cư ra nước ngoài hoặc kéo ra thành thị làm thuê.

Tư sản + quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế có sự mâu thuẫn gay gắt. Dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ phong kiến, xác lập quan hệ Tư bản chủ nghĩa. 

Tiến trình của cách mạng ở Anh

  • Giai đoạn 1: Nội chiến từ 1642-1648.
    • Thời điểm bùng nổ cuộc nội chiến giữa Quốc hội với Quân đội nhà vua, trong đó thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.
    • Tiếp theo là Crom-oen lên làm chỉ huy và lúc này quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân của nhà vua. 
  • Giai đoạn 2: Từ năm 1649-1688.
    • 30-1-1649 – Sác lơ I bị xử tử, Anh là nước Cộng hòa, CM đạt đến đỉnh cao.
    • 1640 –  Vua triệu tập quốc hội, quốc hội tố cáo của, nhân dân ủng hộ quốc hội.
    • 8-1642 –  Nội chiến bùng nổ.
    • 1648 – Quân đội nhà vua thất bại, nội chiến kết thúc.
    • 12-1688 – Phế truất vua Giêm II, Anh là nước quân chủ lập Hiến.

Ý nghĩa cuộc cách mạng ở Anh 

  • Chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, lật đổ chế độ phong kiến, đồng thời thoát khỏi sự thống trị của phong kiến. 
  • Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển.
  • Được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để bởi vẫn duy trì ngôi vua và chỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho quý tộc mới và tư sản, nhân dân lao động không được hưởng quyền lợi.

Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản 

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Tình hình các thuộc địa và nguyên nhân của chiến tranh

Tình hình các thuộc địa Anh

Đây là vùng nằm tại ven bờ Đại Đây Dương. Giàu tài nguyên, đất đai rộng rãi, phì nhiêu, quê hương lâu đời của người thổ dân da đỏ. Thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn thổ dân da đỏ vào vùng đất phía tây xa xôi trong hai thế kỉ XVII – XVIII. Sau đó đưa người da đen ở châu Phi sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền.

Nền kinh tế của chủ nghĩa Tư bản tại thuộc địa phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên tục dân Anh kìm hãm bằng Thuế, độc quyền buôn bán, chính sách vô lý,… Nhằm gắn chặt sự phụ thuộc nền kinh tế thuộc địa vào vào chính quốc để dễ bề cai trị. Từ đó dẫn đến mong muốn thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển ở thuộc địa.

Nguyên nhân cuộc chiến tranh 

  • Nguyên nhân khách quan: Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh gay gắt, cách mang bùng nổ.
  • Nguyên nhân chủ quan: Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.

Diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh 

  • 12/1773 –  Nhân dân cảng Bô-xtơn phản đối chế độ thu thuế bằng cách tấn công ba tàu chở chè của Anh. Thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng để đáp lại.
  • Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a năm 1774, yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lý. 
  • 4/1775, cuộc chiến tranh bùng nổ.  Quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn.
  • 4/7/1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn do thực dân Anh không chấp nhận.
  • 10/1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga. 
  • Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

Kết quả của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh 

  • Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc thì Anh cũng thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa => Nước Mỹ ra đời.
  • Đến năm 1787, nước Mỹ ban hành hiến pháp nhằm quy định Mỹ là nước cộng hòa liên bang, mà đứng đầu là tổng thống, trong đó chính quyền trung ương được tăng cường, tuy nhiên các bang cũng được quyền tự trị rộng rãi.

Ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh 

  • Cuộc chiến tranh này đã giúp giải phóng khu vực Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Bên cạnh đó, nó cũng giúp thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở khu vực châu Âu, cũng như phong trào giải phóng dân tộc ở Á-Phi-Latinh. 

DINHNGHIA.COM.VN vừa cung cấp đến quý vị và các bạn thông tin về những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới qua nội dung bài viết. Mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp đã đem đến các kiến thức hữu ích về chủ đề những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. 

Xem thêm:

See more articles in the category: wiki
READ  Vì Sao Gia Cát Lượng Không Thọ Được Tới 60, Gia Cát Lượng vuidulich.vn

Leave a Reply