10 lời khuyên của nữ tỷ phú Facebook: Dấn thân để thành công và hạnh phúc

Or you want a quick look:

Cá nhân tôi cùng nhiều bạn bè cũng là các bà mẹ công sở khác đều trải qua cảm giác giằng xé khủng khiếp khi phải đối mặt với mâu thuẫn giữa yêu cầu công việc và sức ép cùng ham muốn được làm mẹ. Chính Slaughter cũng đã đặt một lời đề tựa rất đúng đắn cho câu chuyện của mình:

Tôi đã hình dung là Sandberg muốn phụ nữ phải cứng rắn, phải bứt phá trong sự nghiệp của mình khi con của họ vẫn còn nhỏ; và phải đặt thành công trong công việc lên trước thiên chức làm mẹ vốn tiêu tốn thời gian, hao mòn sức lực nhưng “hái quả” về sau.

Tôi nhớ lại câu chuyện của Esther, một người bạn của tôi làm việc cho BBC. Thời kì cô có cháu, cô vẫn bị bắt phải bay qua bay lại giữa New York và Luân Đôn hàng tháng để gặp các sếp. Còn tôi, việc phải mang con lên tàu điện ngầm hàng ngày để gửi cháu vào nhà trẻ cách văn phòng nơi tôi làm việc nửa tòa nhà để tôi tiện chạy qua chạy lại chăm cháu là một trải nghiệm vừa mệt mỏi vừa đầy thỏa mãn. Tôi muốn, nhưng tôi khó có thể nào dành hết tâm sức cho công việc và thăng tiến trong sự nghiệp nếu như vẫn phải giữ lịch trình như vậy. Tôi không thể tưởng tượng liệu mình có thể dấn thân không khi con tôi vẫn còn bé như thế, và liệu mình có muốn thử hay không.

Nhưng giờ khi tôi đã đọc cuốn sách của Sandberg, tôi nhận ra rằng cô ấy thực sự thấu hiểu việc làm mẹ có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp và nó mâu thuẫn với những đòi hỏi của công việc ra sao. Cô ấy gần với khái niệm mà Slaughter gọi là “siêu nhân” hơn: cô giàu có, mặt khác vẫn hiểu rõ việc nuôi dạy con cái trong khi làm việc phải vất vả đến mức nào. Và cô đã viết về chủ đề đó, với tất cả sự soi chiếu tinh tế và tỉ mẩn lên chính những trải nghiệm của mình.

Nhưng phần lớn dung lượng trong Lean In không phải dành để nói về việc cân bằng giữa làm mẹ và làm việc, mà thiên về những thách thức mà người phụ nữ phải đối mặt trong quá trình dấn thân. Sandberg dành ra chỉ 3 trong tổng số 11 chương trong cuốn sách này để nói về việc cân bằng công việc và gia đình. Phần còn lại là về việc người phụ nữ có thể làm chủ sự nghiệp của mình như thế nào, và làm sao để thăng tiến trong thời kỳ mà phân biệt giới tính trên thực tế vẫn còn nặng nề trên cả mức mà chúng ta sẵn sàng thừa nhận. Dù bị chỉ trích rằng cô đã để cho phụ nữ phải tự gánh tất cả những gánh nặng ấy một mình, tôi nhận thấy cô cẩn thận đưa vào cuốn sách nhiều nghiên cứu về mức độ nghiêm trọng của phân biệt giới tính ở nơi công sở. Một điểm cộng khác trong cuốn sách này là thái độ sẵn sàng thừa nhận những thất bại và nỗi tự ti của cô.

Dưới đây là những gì tôi cho là cô đã nói đúng về thách thức để trở thành một nữ lãnh đạo:

Trong câu chuyện mở đầu cuốn sách, Sandberg đã mô tả về khoảng thời gian khó khăn mà cô từng trải qua khi mang bầu đứa con đầu tiên. Cô tăng 30 cân, bàn chân sưng vù lên 2 cỡ giày và cô ốm nghén mỗi ngày trong suốt 9 tháng. Tôi đọc những dòng này và ngay lập tức tôi nghĩ, cô ấy hiểu.

READ  50+ STT Cuộc Đời Trắng Đen Khiến Bạn Thay Đổi Lối Sống & Suy Nghĩ

Cô viết: “Chúng ta đứng trên đôi vai của những người phụ nữ đi trước ta, những người phụ nữ đã phải đấu tranh cho những quyền lợi mà bây giờ chúng ta lại coi rẻ”. Điều này đúng.

Sanberg đã thu thập rất nhiều số liệu để chứng minh cho sự thật này. Ví dụ: “Trong số 197 thống đốc bang, chỉ có 22 người là phụ nữ”. Một sự thật khác: Trong số 500 công ty hàng đầu thế giới xét về doanh thu, chỉ có 21 công ti là do phụ nữ điều hành. Trong chính trị, phụ nữ chỉ chiếm 18% ở các cơ quan Quốc hội.

Dù tình trạng hiện nay đã được cải thiện - năm 1970 nếu như đàn ông Mỹ làm ra được 1 đô-la thì phụ nữ Mỹ chỉ làm ra được 59 cents, thì đến giờ nó vẫn chưa thực sự tốt. Đến năm 2010, phụ nữ vẫn chỉ kiếm được 77 cents so với mỗi đô-la người đàn ông làm ra. Giải pháp cô đưa ra là: hãy thương lượng như một người đàn ông. Khi trao đổi với Mark Zuckerberg về việc gia nhập Facebook, cô nói rằng cô đã có ý sẵn sàng chấp nhận mức lương đầu tiên mà Mark đưa ra. Nhưng sau khi chồng cô khuyến khích cô “lật kèo” thì cô đã làm theo, và Zuckerberg đã phải tìm đến cô, đưa ra mức đãi ngộ hậu hĩnh hơn.

Sandberg dành rất nhiều dung lượng cuốn sách để nói về những rào cản mà phụ nữ phải đối mặt ở nơi công sở, bao gồm “phân biệt giới tính, kì thị và quấy rối tình dục một cách trơ tráo và tinh vi”. Bất chấp ấn tượng ban đầu của tôi là cô sẽ bỏ qua chủ đề này, cô vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường làm việc linh hoạt, nhu cầu được tiếp cận các các dịch vụ trông giữ trẻ và các chính sách nghỉ làm việc cho cha mẹ. Cô cũng lưu chú một nghiên cứu năm 2011 của McKinsey cho thấy rằng trong khi đàn ông thăng tiến dựa trên tiềm năng, phụ nữ chỉ được cất nhắc dựa trên những thành tích quá khứ.

Đây là phần điên rồ và gây tranh cãi nhất trong cuốn cuốn sách của Sandberg, và cũng là điểm làm dấy lên những chỉ trích từ phía các nhà hoạt động nữ quyền khác. Cô nói rằng tự phụ nữ đang không cho phép bản thân tiến xa hơn vì họ không đủ tự tin và động lực như đàn ông.

Thực sự đây là phần khiến tôi đến giờ vẫn phải khựng lại mỗi khi đọc đến. Tôi tin rằng khả năng tự thúc đẩy bản thân là hết sức phức tạp, được quyết định không chỉ bởi ý chí nội tại mà còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự nuôi dạy của cha mẹ, bởi nhóm bạn đồng trang lứa mà ta lớn lên cùng, bởi những cơ hội giáo dục ta được hưởng, những mối quan hệ ta tạo dựng, cũng như những kỳ vọng và định kiến của những người xung quanh ta.

Sangberg đồng tình với điểm này, ít nhất là phần nào đó. Cô ấy trích dẫn cả chục nghiên cứu về những trở ngại mà phụ nữ phải đối mặt. Một trong những nghiên cứu thú vị nhất đã được thực hiện cách đây 10 năm, nhưng đến giờ vẫn còn đầy tính đúng đắn. Cô gọi đó là nghiên cứu Howard/Heidi. Hai vị giáo sư viết một case study về nhân vật có thực tên là Heidi Roizen, trong đó mô tả con đường cô trở thành một nhà tư bản mạo hiểm thành công nhờ vào tính cách cởi mở và những mối quan hệ cả tư lẫn công khổng lồ. Các giáo sư cho một nhóm sinh viên đọc câu chuyện của Roizen và để tên thật của cô; nhóm khác cũng đọc câu chuyện nhưng tên nhân vật được đổi thành Howard. Sau đó cho những sinh viên xếp hạng Howard và Heidi dựa trên thành tựu họ đạt được, và các em hứng thú với họ đến mức nào nếu giả sử họ là đồng nghiệp của em. Trong khi các sinh viên đều đánh giá hai nhân vật ngang bằng về độ thành công, các em lại cho rằng Howard đáng mến hơn, còn Heidi lại có vẻ ích kỷ và không phải “loại ngoài mà bạn muốn thuê, hay là nhận làm sếp”. Sandberg kết luận: Khi một người đàn ông thành đạt, họ được mến mộ. Khi một người phụ nữ thành đạt, họ ít được thích hơn.

READ  #100 Stt về Hải Phòng hay, ý nghĩa – những câu cap thả thính hay về Hải Phòng ngắn vui

Sandberg đã viết về những câu hỏi hóc búa mà vấn nạn này đặt ra cho phụ nữ. Phần lớn chúng ta đều muốn được ưa thích. Nhưng nếu như thành công của chúng ta đồng nghĩa với việc người khác không còn cảm tình với ta nữa thì ta có thể lấy động lực ở đâu để làm tốt đây? Sandberg thừa nhận rằng cô đã từng tự giảm nhẹ những thành quả của mình chỉ vì lo sợ rằng những người khác sẽ mất thiện cảm với cô. Rồi cô cổ vũ những người phụ nữ vượt qua tư tưởng Howard/Heidi và dấn thân vì chính mình. Để minh họa cho quan điểm của mình, cô kể lại: Trong lần đầu báo cáo với Zuckerberg về sáu tháng làm việc tại Facebook, anh bảo với cô rằng chính mong muốn được mọi người yêu quý đã kìm chân cô lại. Anh nói, nếu cô làm hài lòng tất cả mọi người thì cô sẽ chẳng thay đổi được điều gì cả. “Mark đã đúng”, cô viết. Cô khẳng định rằng: “Mọi người đều cần phải thoải mái hơn với việc có một lãnh đạo nữ, bao gồm cả chính người nữ lãnh đạo đó.”

Sheryl Sandberg trên bìa tạp chí Time cùng dòng chữ "Đừng ghét cô ấy chỉ vì cô ấy thành đạt"

“Đừng nhờ bất kỳ ai làm người chỉ dắt cho bạn” là tiêu đề trong một chương sách của Sandberg. Thay vào đó, cô khuyến khích việc nhờ người khác, cả những cấp trên và cấp dưới, đưa ra lời khuyên cụ thể để giải quyết vấn đề. Việc làm này sẽ tạo dựng nên nhiều mối quan hệ hiệu quả hơn là một lời nhờ vả dẫn dắt chung chung.

Với quan điểm này, Sandberg cũng đã gây ra nhiều tranh cãi. Cô nói rằng đã đến lúc phụ nữ nên ngừng việc làm những “bà mẹ trông nhà”, và nên yêu cầu chồng làm nhiều việc nhà và chăm sóc con cái hơn, đồng thời hạn chế kiểm soát cách mà bạn đời làm những công việc đó. Cô cho rằng đây là một việc khó khăn, nhưng cũng đã chứng minh được điều đó quan trọng đến mức nào nếu như phụ nữ muốn đáp ứng những đòi hỏi trong công việc. Cô cũng đã dành những dòng để viết về “truyền thuyết về cân mọi việc”. Dù ban đầu tôi đã tưởng rằng Sandberg tin phụ nữ vừa có thể là những người khổng lồ nơi công sở, vừa một cách kì diệu nào đó chăm chút cho con trẻ một cách hoàn hảo, cô đã kể lại một cách rất cảm động về những vất vả và khó khăn cô phải đối mặt để có thể cân đối mọi thứ - cô giới hạn chỉ ở văn phòng 9 giờ sáng đến 5:30 chiều, dùng bữa tối với con mỗi khi không phải đi công tác, và làm việc từ nhà sau khi con đã đi ngủ.

Sandberg hiểu rằng có nhiều phụ nữ không đồng thời muốn cả sự nghiệp và gia đình, và có những người chẳng quan trọng việc thăng tiến. Cô hiểu rằng phần lớn những phụ nữ lao động phải chật vật để kiếm thu nhập hàng tháng, để có bữa ăn cho gia đình. Cô cũng cho biết cuốn sách của cô là nhắm tới số ít những người may mắn có đủ giáo dục và mối quan hệ để có thể vươn lên vị trí cao. Nhưng cô cũng khẳng định rằng nếu có càng nhiều phụ nữ nắm giữ được các vị trí lãnh đạo, thì vị thế cũng như cơ hội dành cho tất cả các phụ nữ đều có thể cải thiện. Cô muốn những người phụ nữ phải lên tiếng về việc tiến thân, và việc hướng tới vị trí lãnh đạo có ý nghĩa như thế nào.

READ  50 điều ngọt ngào để nói với bạn gái | Báo Dân trí

Dù có thể viết một cuốn sách gần gũi hơn, bớt nghiêm trọng hơn, Sandberg lại thành công với một cuốn sách ngược lại, một cuốn sách với thông điệp mạnh mẽ nhưng cũng đầy tâm sự đau thương, những trải nghiệm đầu tiên, không thiếu những số liệu và ghi chú về các nghiên cứu chứng minh cho luận điểm của cô.

Cô viết về cuộc hôn nhân đổ vỡ của cô những năm 20 tuổi, về việc điều đó đã khiến cô cảm thấy mình thảm hại như thế nào, về việc cô cảm thấy xấu hổ ra sao khi là một cô gái mà lại bị mọi người gọi là hống hách, về việc trong lòng cô ngập tràn những mối nghi hoặc về chính bản thân mình khi cô còn là sinh viên ở Havard, dù rằng cô gần như đứng đầu lớp.

Bên cạnh nghiên cứu Howard/Heidi, cô còn dẫn ra một khảo sát năm 2002 tiến hành với các sinh viên y khoa, cho thấy các em nữ tự đánh giá điểm mình thấp hơn các bạn nam, dù khoa đánh giá bài của các em nữ tốt hơn. Một nghiên cứu khác năm 2012 thực hiện trên hàng nghìn ứng cử viên chính trị cũng hé lộ rằng tỉ lệ nam giới sẵn sàng nói rằng tôi “đủ trình độ” ứng cử cao hơn nữ giới tới 60%. Một đánh giá năm 2004 của Harvard thực hiện trên các sinh viên luật phát hiện rằng với những kĩ năng liên quan đến thực hành pháp luật, các em nữ đánh giá điểm mình thấp hơn các em nam. Đó mới chỉ là một vài trong số quá nhiều ví dụ.

Bài TED Talk của Sheryl Sandberg với chủ đề "Vì sao chúng ta có quá ít những lãnh đạo nữ"

Sandberg kể rằng khi Forbes đưa cô đứng thứ 5 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2011, trên cả Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và nữ chính trị gia người Ấn Sonia Gandhi, cô đã “cảm thấy rất xấu hổ và bị vạch mặt” thay vì cảm thấy quyền lực, và còn bảo các đồng nghiệp danh sách đó quả là thứ “ngớ ngẩn”. Cho đến khi người phụ tá lâu năm của cô, Camille Hart, đã kéo Sandberg ra một chỗ và nói rằng cô đang xử lý hình ảnh cá nhân trước công chúng quá tệ.

Câu chuyện này một lần nữa thể hiện sự bấp bênh dễ tổn thương của cô, và minh chứng cho chuyện để một người phụ nữ sẵn sàng đón nhận những lời tán dương dành cho cô ấy khó khăn đến thế nào. Trợ lý của cô đã khuyên rằng: hãy dấn thân lên vị trí cao, và khi người khác khen ngợi cô, chỉ cần đơn giản nói “Cám ơn”. Năm nay Sandberg tụt xuống vị trí thứ 10, tuy rằng cô vẫn đứng trên Tổng thống Argentina và CEO của Xerox, Hewlett-Packard và IBM. Nhưng đến giờ, tôi nghĩ, chắc cô đã thoải mái với việc đứng ở những vị trí hàng đầu.

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Forbes

See more articles in the category: VI VU

Leave a Reply