Or you want a quick look: I. Những việc làm R&D HOT
Nhân viên R&D còn được biết với tên gọi tiếng Anh là Research and Development. Vị trí này đảm nhận các nhiệm liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ cho các công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Để biết mô tả công việc cụ thể nhân viên R&D làm gì, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau.
MỤC LỤC: I. Những việc làm R&D HOT II. Tổng quan công việc nhân viên R&D III. Mức lương của nhân viên R&D hiện nay là bao nhiêu? IV. Các yếu tố quyết định thành công của một Nhân viên R&D V. Xin việc làm nhân viên R&D có khó không? Cần chuẩn bị những gì?
I. Những việc làm R&D HOT
Đối với lĩnh vực R&D có rất nhiều những việc làm Hot, các bạn cùng tìm hiểu danh sách việc làm đang được tuyển dụng phổ biến dưới đây để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.- Nhân viên chuyên môn R&D.
- Chuyên viên R&D.
- Nhân viên R&D.
- R&D Chef.
- Nhân viên chất lượng.
- Trợ lý tổng giám đốc R&D.
- Nhân viên phụ trách sản phẩm R&D.
- R&D Manager.
- Trưởng phòng R&D.
- chuyên viên R&D.
- Trưởng phòng R&D.
- Senior R&D Engineer.
Xem Thêm: Việc làm Nhân viên R&D
II. Tổng quan công việc nhân viên R&D
1. Nhân viên R&D là gì?
R&D là viết tắt của từ Research & Development trong tiếng Anh, có nghĩa là nghiên cứu và phát triển. Đây là quy trình để một công ty, đơn vị phát triển nên những công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc là hệ thống mới nhằm mục đích sử dụng hoặc là bán lại để kiếm lời. Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các công ty dược phẩm hoặc công nghệ khi nghe đến cụm từ R&D. Tuy nhiên, những doanh nghiệp khác, như công ty sản xuất hàng tiêu dùng chẳng hạn, cũng dành rất nhiều thời gian, công sức và tài nguyên để phát triển bộ phận này. Trên thực tế, R&D diễn ra ở các công ty thuộc với quy mô lớn nhỏ các nhau. Bất cứ công ty nào hoạt động trong lĩnh vực phát triển và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đều không ít thì nhiều có đầu tư cho công tác R&D. Quy trình R&D có thể được thực hiện trong nội bộ công ty, với các nhân viên R&D là người trực tiếp phụ trách hoặc là được giao lại cho một đơn vị bên ngoài (có thể là một trường đại học, một phòng nghiên cứu hoặc chuyên gia). Các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia thường cùng lúc thực hiện 3 hình thức này. Hoạt động thuê ngoài thường được thực hiện bởi nhân viên R&D ở một quốc gia khác để họ vừa có thể đánh giá được thị trường tiềm năng cho sản phẩm lại vừa tìm kiếm được nhân tài R&D cho công ty.
Đọc thêm: 5 bước phát triển sự nghiệp Nhân viên R&D
2. Mô tả công việc nhân viên R&D
- Lên mục tiêu và thiết kế các dự án nghiên cứu.
- Nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm/dịch vụ mới.
- Phát triển sản phẩm đảm bảo tuân theo các quy trình vận hành tiêu chuẩn và tuân thủ các chính sách, hướng dẫn an toàn của pháp luật.
- Phối hợp với các bộ phận khác trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Nghiên cứu và phát triển, cải tiến các sản phẩm hiện có của công ty.
- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của công ty.
3. Yêu cầu về bằng cấp đối với nhân viên R&D
Nhân viên R&D cần phải có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật hoặc một lĩnh vực liên quan đến ngành nghề mình đang theo đuổi. Ví dụ, muốn vào làm cho các công ty sản xuất dược phẩm, bạn cần phải có bằng Cử nhân chuyên ngành Y dược, Công nghệ sinh học, ... Muốn phát triển các sản phẩm phần mềm, ứng dụng thì kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc một lĩnh vực tương tự là cần thiết. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng đôi khi cũng sẽ chấp nhận những ứng viên không có bằng cấp chính quy nhưng có kiến thức liên quan đến lĩnh vực làm việc hoặc là đã có kinh nghiệm làm việc nhân viên R&D trong một ngành nghề cụ thể.
III. Mức lương của nhân viên R&D hiện nay là bao nhiêu?
Theo nghiên cứu tại Việt Nam, mức lương của nhân viên R&D trung bình từ 6 đến 15 triệu/tháng tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm và quy mô công ty mà họ làm. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên R&D trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông có thể lên tới 25 - 30 triệu/tháng. Nhân viên R&D cũng được hưởng các phúc lợi như chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế,... khi gắn bó lâu dài.Đọc thêm: Cách nâng cao kỹ năng khảo sát, nghiên cứu hiệu quả
IV. Các yếu tố quyết định thành công của một Nhân viên R&D
1. Kiến thức chuyên môn vững vàng
Đây là yêu cầu cơ bản khi làm nhân viên R&D hay kỹ sư nghiên cứu và phát triển sản phẩm bởi lẽ họ chính là những người nghiên cứu các sản phẩm mới, phát triển và nâng cấp các sản phẩm hiện có. Dùng kiến thức chuyên môn, kiến thức nâng cao về chuyên ngành học, nghiên cứu để phát minh, sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích và được ứng dụng rộng rãi.2. Kỹ năng giao tiếp
Nhân viên R&D thường sẽ không làm việc độc lập mà có thể làm việc với một nhóm nhân viên R&D khác để cùng nghiên cứu và phát triển sản phẩm và phối kết hợp với các bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm, sản xuất sản phẩm. Do vậy, kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết để nhân viên R&D có thể trao đổi, thảo luận về công việc tốt hơn.3. Khả năng chịu đựng áp lực công việc
Tuy làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp nhưng nhân viên R&D cũng cần phải là người có thể chịu đựng những áp lực, căng thẳng mà công việc mang đến. Điều này là vì họ có thể sẽ được yêu cầu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm trong một thời gian nhất định và thậm chí là theo yêu cầu của đối tác của công ty. Có lẽ mọi người đều biết việc chạy deadline là rất căng thẳng nên công việc nhân viên R&D đòi hỏi người làm cần đáp ứng được điều này.VI. Xin việc làm nhân viên R&D có khó không? Cần chuẩn bị những gì?
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D hiện nay rất cao, cả trong lĩnh vực học thuật lẫn nghiên cứu ứng dụng. Về học thuật, các trường đại học, viện nghiên cứu đang cần rất nhiều nhân lực cho các hoạt động nghiên cứu thuốc chữa bệnh, vắc xin, khám phá không gian, sản phẩm dùng trong quốc phòng,... Doanh nghiệp thuộc các ngành như dược, công nghệ sinh học, mỹ phẩm, thiết bị bán dẫn, công nghệ,... hầu như đều có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng với nhiệm vụ vận dụng những tiến bộ và nghiên cứu khoa học để tạo ra những sản phẩm mới. Họ thường tuyển dụng những nhân viên R&D có chuyên môn về Sinh học, Công nghệ sinh học, Hóa học, Vật Lý, Kỹ thuật. Không chỉ những tên tuổi lớn mà ngay cả những start up còn non trẻ cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên R&D để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Kinh nghiệm xin việc làm nhân viên R&D dễ dàng
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở như vậy nhưng làm thế nào để xin việc làm nhân viên R&D lại không phải là điều đơn giản. Bằng cấp thôi là chưa đủ bởi lĩnh vực này còn yêu cầu kinh nghiệm làm việc và rất nhiều yếu tố khác nữa. Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên R&D, bạn cần phải lưu ý những điểm sau:
- Kinh nghiệm làm việc giúp tạo nên khác biệt
- Thể hiện rõ định hướng nghiên cứu của bản thân
- Mang theo sản phẩm demo khi đến phỏng vấn