Or you want a quick look: Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là gì? Chắc hẳn ai cũng có cho mình một đáp án riêng của câu hỏi này. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác về nguyên quán thì bài viết hôm nay sẽ trả lời thay bạn.
Nhiều người cho rằng nơi sinh và nguyên quán là một. Để xem nhận định này đúng hay sai, tất cả các thắc mắc xoay quanh về nguyên quán sẽ được bật mí trong bài viết của GiaiNgo.
Nguyên quán là gì?
Nguyên quán là thuật ngữ dùng để xác định nguồn gốc của cá nhân và được xác định bằng các căn cứ nhất định. Khi nhắc đến nguyên quán, người ta thường hiểu nguyên quán là quê gốc, nơi sinh sống của ông bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha), ông bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).
Ở góc độ pháp lý, theo điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA cách ghi nguyên quán trong các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cá nhân quy định như sau:
Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
Nếu không xác định được ông bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Nơi sinh và nguyên quán có khác nhau hay không?
Nơi sinh và nguyên quán có khác nhau. Nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Nơi sinh là địa danh hành chính nơi cá nhân được sinh ra. Ví dụ:
- Nguyên quán của cha trên giấy khai sinh ghi “Bắc Giang”, nguyên quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”.
- Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Do đó, nơi sinh của em bé được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội.
Theo phụ lục hướng dẫn khai Tờ khai đăng ký khai sinh tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn ghi phần nơi sinh như sau:
- Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính. Ví dụ: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh) nơi sinh ra. Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Nguyên quán của con theo ai?
Nguyên quán của con theo nguồn gốc của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Trong trường hợp không xác định được ông bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc xuất xứ của cha hoặc mẹ.
Mục nguyên quán phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Quê quán của con được xác định như thế nào?
Quê quán của con được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ hoặc xác định theo tập quán. Cha và mẹ có thể thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn quê quán của con theo cha hoặc theo mẹ.
Nếu cha, mẹ không thỏa thuận được về lựa chọn quê quán thì quê quán của con sẽ được xác định theo tập quán. Khi xác định quê quán theo tập quán, phần lớn các địa phương ở Việt Nam sẽ xác định theo quê quán của cha.
Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh
Trường hợp khai sinh thông thường:
Khi đăng ký khai sinh, việc ghi mục quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ do người đi làm thủ tục tự kê khai trong tờ khai đăng ký khai sinh. Nó dựa trên nội dung thông tin về quê quán của người cha, người mẹ và sự thỏa thuận của họ hoặc theo tập quán của từng địa phương.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi:
Sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định mà vẫn không thể xác định được cha mẹ đẻ của trẻ. Lúc đó, quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh tức nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi.
Trường hợp trẻ em không xác định được cha hoặc mẹ:
Nếu không xác định được cha đẻ của trẻ thì mục quê quán của đứa trẻ trên giấy khai sinh được xác định theo quê quán của người mẹ. Nếu không xác định được mẹ đẻ của đứa trẻ thì mục quê quán của trẻ trên giấy khai sinh được xác định theo quê quán của người cha.
Tất cả mọi loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của một cá nhân, dù là sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân,… đều phải thống nhất với nội dung trên giấy khai sinh của người đó, bao gồm cả thông tin về quê quán, nguyên quán.
Nguyên quán có thay đổi được hay không?
Nguyên quán không thể thay đổi được. Trừ khi bạn có căn cứ để chứng minh rằng có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Nguyên quán là một trong những nội dung đáng chú ý thể hiện trên giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân. Theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP, thông tin về nguyên quán trên giấy chứng minh nhân dân đã được thay đổi thống nhất thành quê quán.
Hướng dẫn thay đổi quê quán trong giấy khai sinh
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch. Điều này chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Do đó, muốn cải chính thông tin về quê quán trên giấy khai sinh thì người yêu cầu cải chính phải có đủ căn cứ. Điều này xác định được rằng quê quán trên giấy khai sinh có sai sót không đúng với quê quán của cha hoặc mẹ. Đây là do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký khai sinh.
Nguyên quán trong các thứ tiếng
Nguyên quán trong tiếng Anh là gì?
Nguyên quán trong tiếng Anh là domicile, native country, place of origin. Ví dụ câu tiếng Anh về từ nguyên quán:
There were only slight differences based on place of origin. (Chỉ có sự khác biệt nhỏ dựa trên nguyên quán.)
Nguyên quán trong tiếng Nhật là gì?
Nguyên quán trong tiếng Nhật là 起源地 (khởi nguyên địa, kigenchi).
Nguyên quán trong tiếng Trung là gì?
Nguyên quán trong tiếng Trung là 籍贯 Jíguàn.
Có lẽ bài viết trên đã gỡ rối thắc mắc của bạn những vấn đề liên quan đến nguyên quán là gì. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi bài viết của Giaingo. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.