Or you want a quick look: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng 8
Cuộc CMT8 – 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, đất nước độc lập, tự do. Nhân dân lao động được làm chủ đất nước, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Vậy diễn biến, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng 8 GiaiNgo xin được tổng hợp dưới đây. Cùng GiaiNgo đi vào chi tiết bài nhé!
Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng 8
Nguyên nhân chủ quan
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.
- Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 – 1935, 1936 – 1939, 1939 – 1945.
- Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lập, tự do.
Nguyên nhân khách quan
- Chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng 8/1945
Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tháng 8
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam. Kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.
Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu. Đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng.
Tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản.
Cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển. Nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu. Đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Bài học kinh nghiệm của cách mạng Tháng 8 năm 1945
Thắng lợi đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mãi mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó có các bài học chủ yếu là:
- Thứ nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến;
- Thứ hai, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dựa trên nền tảng vững chắc của khối liên minh công – nông, đấu tranh vì độc lập, tự do.
- Thứ ba, kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Thời cơ là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nghệ thuật chỉ đạo cách mạng.
Muốn có thời cơ thì phải biết tạo ra thời cơ và khi thời cơ đến thì phải tận dụng và tranh thủ thời cơ, không được bỏ lỡ. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám 1945 là một minh chứng sinh động về sự nhạy bén trong nhận định và chỉ đạo chớp thời cơ khởi nghĩa của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Diễn biến cách mạng Tháng 8 năm 1945
Những nét chính trong cuộc cách mạng Tháng 8 năm 1945:
Lệnh tổng khởi nghĩa:
Ngày 13/8/1945: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ban bố “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ 14/8 – 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Từ 16/8 – 17/8/1945: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Ngày 16/8/1945: Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên; mở đầu tổng khởi nghĩa.
Giành chính quyền ở Hà Nội:
Từ sau đảo chính Nhật – Pháp, không khí cách mạng ngày càng sôi sục.
Ngày 15/8/1945: Mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ.
Ngày 19/8/1945: Một cuộc biểu tình lớn ở quảng trường Nhà hát thành phố do Mặt trận Việt Minh tổ chức, kêu gọi nhân dân đứng lên dành chính quyền – Bài Tiến quân ca vang lên.
Sau đó là cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã thắng lợi.
Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8 như thế nào?
Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng Tháng 8 với nhiều thuận lợi và khó khăn như:
Thuận lợi:
- Nước ta đã giành độc lập, dân ta vui mừng, phấn khởi.
- Đất nước đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng và Bác Hồ.
- Truyền thống dân tộc, tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai so sánh lực lượng cách mạng và phản cách mạng thay đổi có lợi cho ta. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa (trừ Mỹ) đa suy yếu nhiều.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng,chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khó khăn:
- Về đối nội: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Nạn đói:
- Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
- Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
- Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
Nạn dốt:
- Hơn 90% dân số không biết chữ.
- Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc,… tràn lan.
Ngân sách cạn kiệt:
- Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó đến 1 nửa là tiền rách không dùng được.
- Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
- Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta
- Về văn hóa xã hội:
- Hơn 90% dân số không biết chữ.
- Các tệ nạn xã hội tràn lan.
- Về thù trong, giặc ngoài:
- Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc, 20 vạn quân tưởng ồ ạt vào Hà Nội.
- Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược.
Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Tháng 8 và những bài học rút ra từ chiến thắng lịch sử đó. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật thông tin mới nhất nhé!