Nguyên nhân, Hoàn cảnh, Nội dung và Hậu quả

Or you want a quick look:

Hiệp ước Giáp Tuất được triều đình Huế ký kết với thực dân Pháp năm 1874. Bản hiệp ước này được ký kết trong hoàn cảnh và nguyên nhân nào? Nội dung hiệp ước giáp tuất 1874? Hậu quả của hiệp ước giáp tuất?… Bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, cùng tìm hiểu nhé!. 

Nội dung chính bài viết

Nguyên nhân dẫn đến Hiệp ước Giáp Tuất 

Tại sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bản hiệp ước này. Nhìn chung có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệp ước này. 

  • Triều đình Huế quá đề cao cũng như lo sợ thực dân Pháp. Triều đình không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
  • Triều đình Huế muốn hoà với Pháp nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp mình. 
  • Triều đình Huế ảo tưởng vào những lời đường mật của thực dân Pháp, đó là dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Năm 1862 thực dân Pháp và triều đình Huế kí với nhau bản hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý để Pháp cai trị và chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đến năm 1867 Pháp chiếm đóng nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ. Sau khi củng cố Nam Kỳ, thực dân Pháp từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ, lợi dụng sự rối ren tại miền Bắc nước ta. 

Pháp ra những yêu sách ngang ngược với triều đình Huế, đưa quân chiếm lần lượt các tỉnh Bắc Kỳ. Pháp ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký. Không những thế chúng còn muốn đạt được nhiều hơn nữa đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến Hiệp ước Giáp Tuất 1874. 

Vua quan triều đình Huế

Hoàn cảnh của Hiệp ước Giáp Tuất 

Hoàn cảnh của hiệp ước Giáp Tuất 1874 như sau: 

  • Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
  • Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.
  • Bên cạnh đó, năm 1874 Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất. 

Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 

Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 bao gồm 22 điều với nội dung chính là Triều đình Huế công nhận công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp. Cụ thể hơn nội dung bản hiệp ước này bao gồm: 

  • Điều 1: Pháp và An Nam hợp tác hòa bình, hữu nghị, bền vững.
  • Điều 2: Pháp thừa nhận quyền độc lập An Nam.
  • Điều 3: Chính sách ngoại giao của An Nam cần phù hợp với chính sách ngoại giao của nước Pháp.
  • Điều 4: Pháp tặng một số thiết bị quân sự, cố vấn quân sự cho An Nam.
  • Điều 5: Triều đình An Nam công nhận chủ quyền của Pháp đối với các tỉnh Nam Kỳ.
  • Điều 6: Pháp miễn An Nam không phải trả tiền chiến phí cũ còn thiếu.
  • Điều 7: An Nam cam kết trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha bằng thu nhập thuế quan.
  • Điều 8: Ban bố đại xá đối với tài sản của công dân Pháp và An Nam làm tay sai.
  • Điều 9: Cho phép truyền đạo Gia tô tại An Nam.
  • Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở Sài Gòn đặt dưới quyền giám sát của Pháp.
  • Điều 11: Triều đình An Nam mở các cảng biển theo yêu cầu của Pháp.
  • Điều 12: Người Pháp hay người An Nam sống tại Nam Kỳ được quyền tự do kinh doanh.
  • Điều 13: Pháp có quyền mở lãnh sự tại các thương khẩu mới mở của An Nam.
  • Điều 14: Nhân dân An Nam có thể tự do buôn bán đi lại tại khu vực Nam Kỳ đã thuộc sở hữu của Pháp.
  • Điều 15: Người dân An Nam dân Pháp hay công dân nước ngoài cần đăng ký cơ quan Trú Sứ Pháp nếu muốn sinh sống, du lịch tại An Nam.
  • Điều 16: Các tranh chấp giữa công dân Pháp và ngoại quốc đều do Pháp xử lý.
  • Điều 17: Các vi phạm pháp luật của người Pháp và người ngoại quốc sẽ được người Pháp giải quyết.
  • Điều 18: Khi có người vi phạm pháp luật ở Pháp trốn sang An Nam thì người An Nam cần truy lùng và giao cho Pháp và ngược lại. 
  • Điều 19: Người Pháp và ngoại quốc qua đời trên lãnh thổ An Nam và ngược lại sẽ được trao trả tài sản cho người thừa kế. 
  • Điều 20: Một năm sau hiệp ước Pháp sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ tại An Nam.
  • Điều 21: Hiệp ước năm 1874 thay thế cho hiệp ước năm 1872.
  • Điều 22: Hiệp ước năm 1874 được thực hiện một cách vĩnh viễn.

Nhận xét về Hiệp ước Giáp Tuất 

  • Triều đình Huế tỏ ra vô cùng hoang mang và dao động vô căn cứ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. 
  • Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
  • Hiệp ước Giáp Tuất tuy nói là “Hòa ước” giữa hai nước nhưng hầu như chỉ mang đến lợi ích cho thực dân Pháp. Bản Hiệp ước này mang nhiều mâu thuẫn vô lý cho thấy sự ngang ngược và hống hách của thực dân Pháp. Ví dụ ở điều 2, tuy Pháp công nhận độc lập cho An Nam nhưng lại đòi An Nam có các chính sách ngoại giao thích ứng với Pháp tại điều 3. .
  • Thực ra Pháp vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh Pháp – Phổ trong thời gian gần đây. Điều này khiến Pháp không có cơ hội thuận lợi để tiếp tục cuộc chiến tranh viễn chinh lâu dài. Chính vì vậy thời điểm này Pháp đồng ý hòa hoãn nhưng vẫn muốn kiếm cớ để can thiệp và chính sách ngoại giao của An Nam sau này. 

Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất 

  • Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. Chỉ với một bản hiệp ước triều đình đã mất đi phần quan trọng trong chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại. Triều đình đã dâng 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Biến đất đai, đồng bào nước Nam thành thuộc địa và nô lệ của Pháp. Đồng ý cho Pháp can thiệp vào các vấn đề ngoại giao, quân sự, thương cảng, pháp luật,… 
  • Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ra thành một nửa thuộc địa của Pháp. Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này. 

DINHNGHIA.COM.VN vừa cung cấp đến quý vị và các bạn, nguyên nhân, hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất 1874. Hy vọng với các thông tin trên, quý vị và các bạn đã có thêm các kiến thức hữu ích trong cuộc sống.

Xem thêm >>> Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp 

See more articles in the category: wiki
READ  " Xuất Sắc Tiếng Anh Là Gì ? Nghĩa Của Từ Xuất Sắc Trong Tiếng Anh vuidulich.vn

Leave a Reply