Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là gì? Hậu quả & biện pháp

Or you want a quick look: Tệ nạn xã hội là gì? Thế nào là tệ nạn xã hội?

Tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cắp,… là những hiện tượng phổ biến trong xã hội. Vậy các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của GiaiNgo để biết thêm về vấn đề này.

Tệ nạn xã hội là gì? Thế nào là tệ nạn xã hội?

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch với chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội. Nó là biểu hiện của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật. Nó làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa , phá hoại nhân cách, phẩm giá của con người,…

Phân loại các dạng tệ nạn xã hội, các loại tệ nạn xã hội

Dưới đây là các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay, mời độ giả cùng theo dõi:

Tệ nạn ma túy:

Dùng để chỉ tình trạng nghiện ma túy, các tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép về ma túy. Ma túy là những chất có nguồn gốc từ tự nhiên morphin, heroin,… Chất này tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn,… Đây là chất gây nghiện có hại cho người sử dụng.

Ma túy làm tiêu hao tiền bạc và kể cả sức khỏe của bản thân gia đình. Người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội. Nó làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như trộm cắp, lừa đảo, giết người,…

READ  Ưu Tiên Tiếng Anh Là Gì vuidulich.vn

Tệ nạn mại dâm:

Biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc. Hoặc các lợi ích vật chất khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục đối với người mua dâm. Còn đối với người bán dâm là nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất.

Tệ nạn mại dâm là hiện tượng xã hội trái pháp luật. Nó gây ra những hậu quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Tệ nạn cờ bạc:

Đây là hiện tượng tiêu cực đang phát triển rất mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi. Nó làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội thêm phức tạp. Thậm chí, tại nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc xuất hiện công khai ngay tại các lễ hội.

Cờ bạc được “ẩn náu” dưới nhiều hình thức khác nhau. Tại miền Bắc phổ biến là các trò: Số đề, chắn cạ, tổ tôm, đỏ đen,… Ở miền Nam phổ biến là các trò: Bình sập xám, tứ sắc, tài xỉu,… Đây là những loại hình cờ bạc đang được các con bạc ưa chuộng.

Tệ nạn mê tín dị đoan:

Thực trạng này khá phổ biến trong xã hội. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. Chẳng hạn như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,… Điều này dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.

Tệ nạn rượu bia:

Phần lớn tai nạn giao thông xảy ra là do rượu bia. Hệ lụy của rượu bia gây ra không nhỏ. Nó còn là nguyên nhân của bạo lực gia đình, đói khổ, trẻ em bị bạo hành,…

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội khác:

  • Đua xe trái phép.
  • Nghiện chơi game online.
  • Tham nhũng.
  • Bạo lực gia đình,…

Ví dụ về tệ nạn xã hội

Dưới đây là một số ví dụ về tệ nạn xã hội:

  • Ma túy làm hao tốn tiền của, rối loạn trật tự xã hội và tan vỡ hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, nó không những suy yếu đến sức khỏe bản thân mà còn gây hại đến sức khỏe, tâm lý của người thân xung quanh.
  • Mại dâm có thể khiến danh dự của bản thân bị hủy hoại. Ngoài ra có thể làm lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Có 2 loại nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. Đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

READ  Lời Bài Hát Cuộc Sống Xa Nhà Lyrics & MP3 Ca Sĩ Đỗ Ngọc Thắng

Nguyên nhân chủ quan:

  • Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội.
  • Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu. Điều này có thể dẫn đến tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình.
  • Do lối suy nghĩ hiếu thắng. Họ muốn khẳng định bản thân hoặc do nhu cầu muốn giàu nhanh. Khi đó, họ sẽ bất chấp thực hiện các hành vi phi pháp như tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Nguyên nhân khách quan:

  • Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo.
  • Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
  • Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng. Đồng thời, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế.

Thực trạng của tệ nạn xã hội hiện nay? Biểu hiện của tệ nạn xã hội

Biểu hiện của tệ nạn xã hội thể hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội như:

  • Thói hư, tật xấu.
  • Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
  • Nếp sống xa đọa, truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán,…

Hiện nay, các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại ở nhiều đối tượng. Đăc biệt, các tình trạng tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên ngày càng phổ biến hơn.

Hậu quả của tệ nạn xã hội là gì? Tác hại tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội gây rất nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình và xã hội. Dưới đây là những tác hại tệ nạn xã hội, hậu quả của tệ nạn xã hội mà bạn có thể tham khảo:

Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:

  • Có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia.
  • Làm tha hóa về nhân cách.
  • Rối loạn về hành vi.
  • Rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

Tác hại đối với gia đình:

  • Gia đình có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.
  • Những người đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế. Đôi khi túng quẫn sẽ dẫn đến những vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Tác hại đối với xã hội:

  • Tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ kéo theo những người khác cùng tham gia vào.
  • Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc,… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.
  • Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi. Dùng chiêu trò để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân. Đồng thời, thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.
  • Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự. Chẳng hạn như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người,…
READ  Ca Sĩ Lâm Chấn Huy Quê Ở Đâu, Lễ Cưới Ở Quê Của Ca Sĩ Lâm Chấn Huy Và Cô Dâu 9X

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến bản thân của mỗi con người?

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến bản thân của mỗi con người. Đầu tiên, người tham gia vào các tệ nạn sẽ làm suy giảm sức khỏe của mình. Chẳng hạn khi nghiện ma túy, đối tượng sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Tham gia vào con đường tệ nạn xã hội sẽ hủy hoại thanh danh và nhân phẩm của chính bản thân. Tiếp theo đó là làm khổ gia đình, hôn nhân tan vỡ, con cái hư hỏng và xã hội xa lánh.

Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

Sau đây là các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, mời bạn đọc cùng theo dõi:

  • Nhà nước ban hành những văn bản pháp luật nhằm ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội.
  • Tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục để người dân hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội. Từ đó, kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động với người thân, bạn bè, hàng xóm để phòng, tránh tệ nạn xã hội.
  • Thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội.
  • Tệ nạn xã hội cũng giảm bớt khi chất lượng đời sống của người dân được nâng cao. Do đó, các giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng rất quan trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

Bài viết vừa rồi của GiaiNgo cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. Mong rằng qua bài viết này mọi người sẽ có lối sống lành mạnh và không vướng vào các tệ nạn xã hội. Bởi hậu quả và hệ lụy của nó gây ra rất lớn. Đầu tiên là sẽ ảnh hưởng đến bản thân, sau đó là gia đình và xã hội.

See more articles in the category: wiki

Leave a Reply