Khám phá nước Nhật – Bài 5: Tìm về nguồn gốc người Nhật

Or you want a quick look:

Cũng giống như chuyến đi công tác miền Tây trong những ngày Noel se lạnh, mỗi ngày mới, chúng tôi đều bắt đầu bằng việc thảo luận về một câu chuyện nào đó để phá tan tiếng zíc zíc của bánh xe cọ xát lòng đường gây cảm giác buồn ngủ. Lần này, tôi cùng Tsubota trò chuyện về ba vấn đề chính: Tại sao gọi người Nhật là người Nụy hoặc người lùn, bộ chữ viết của người Nhật hiện nay xuất phát từ đâu và tại sao người đời luôn gọi xứ Phù Tang là đất nước Mặt trời mọc. Dĩ nhiên, có những điều Tsubota không biết và ngược lại nên chúng tôi luôn bổ sung nhau để mỗi ngày đều có những niềm vui.

Những kẻ lữ hành luôn có lý do để cho rằng văn hóa Nhật rất lạ kỳ bởi quốc gia này có đến 6.852 hòn đảo lớn nhỏ đóng cửa im lặng với thế giới bên ngoài từ thời tiền sử Jōmon(5) cho đến đầu thế kỷ 17 khi ba thương cảng Hakodate, Yokohama và Nagasaki được các vị Mạc phủ mở cửa giao thương. Tất cả các tên gọi quốc gia liên quan đến người Nhật đều dựa trên những quyển sách cổ của người Trung Hoa ghi lại lúc bấy giờ. Đi về nguồn gốc lịch sử của Nhật Bản, từ các hiện vật thu thập trải dài trên các hòn đảo, các chuyên gia cho rằng nền văn minh Jōmon của Nhật Bản xuất hiện vào khoảng năm 14.000 - 400 TCN và trong lòng đảo quốc ấy tồn tại người Jōmon và ba dân tộc anh em thiểu số khác là Ainu, Ryukyu và Yamato. Người Jōmon sinh sống khắp nơi trên bốn hòn đảo chính trong khi Hokkaido dành riêng cho người Ainu. Người Ryukyu cư ngụ nhiều ở Okinawa trong khi người Yamato trải dài từ miền Trung cho đến miền Nam nước Nhật.

READ  Cầu Mễ Sở ở đâu? Vị trí, bản đồ Quy hoạch chi tiết cầu Mễ Sở  

Trong bộ sách Tùy Thư có nhắc đến việc người Trung Hoa từng nhận một lá thư từ hoàng tử Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái tử) cử đoàn sứ giả đến nhà Tùy vào năm 607 thông báo tên quốc gia mình với nội dung như sau: “Tôi là Hoàng đế của đất nước nơi mặt trời mọc gửi lời chào thân ái và chúc sức khỏe đến Hoàng đế của đất nước nơi mặt trời lặn!”. Từ “Nihon” có nghĩa “Gốc của mặt trời hay nơi mặt trời mọc” được đề cập sớm nhất trong bộ sách Cựu Đường Thư vào năm 941 và được sử quan Lưu Hu biên soạn dưới triều Hậu Tấn. Người Nhật tin rằng quốc gia mình nằm ở cực Đông của châu Á nên sẽ đón nhận ánh sáng mặt trời đầu tiên vào mỗi sớm mai. Nếu người Việt có câu chuyện về các vua Hùng dựng nước và giữ nước với truyền thuyết “Cha Rồng Mẹ Tiên” để tự hào cội nguồn dân tộc thì người Nhật cũng có truyền thuyết về vị Nhật hoàng đầu tiên Jimmu (Thần Vũ) vào năm 660 TCN để tin rằng mình đích thị là con cháu của thần Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ). Việc Nhật hoàng chọn hoa cúc 16 cánh giống như Mặt trời đang tỏa chiếu làm biểu tượng của hoàng gia và là một trong bốn quốc huy Nhật Bản hiện nay cũng là để tôn vinh cội nguồn của dân tộc! Tsubota hứa sẽ cho tôi xem bức họa vị vua tổ tiên trong các tiệm tranh ở phố cổ Kyoto với hình ảnh vô cùng dũng mãnh trong bộ áo đỏ của mặt trời, tay trái cầm cây cung, tay phải cầm thanh gươm thiêng và trên ngực mang chiếc ngọc bội.

READ  Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở - Văn tả cảnh lớp 5 - VnDoc.com

Tôi cắt ngang câu chuyện của Tsubota bằng câu hỏi: “Người Nhật ngày nay thích gọi vị hoàng đế đáng kính của mình là Thiên hoàng hay Nhật hoàng bởi giữa ‘Nhật’ và ‘Thiên’ vô cùng khác biệt về ý nghĩa giống như chữ ‘King’ và “Emperor” vậy? Đôi lần Nhật hoàng viếng ngôi đền thiêng Yasukuni cũng làm dấy lên những tranh cãi không đáng có. Liệu rằng, câu chuyện về nữ thần mặt trời Amaterasu có na ná như nữ thần Hae Nim của bán đảo Triều Tiên hay tương tự nữ thần Nữ Oa - vợ của vua Phục Hy trong văn hóa của người Trung Hoa hay không?”. Có lẽ do thấy vế thứ nhất trong câu hỏi của tôi khá “nhạy cảm” nên Tsubota giải thích theo cách ôn hòa: “Cứ gọi là vị vua ược Nhật tôn kính đầy quyền lực trước năm 1945 là Thiên hoàng. Hiện nay, Nhật Bản theo chế độ Quân chủ lập hiến nên Nhật hoàng không phải là người đứng đầu chính phủ cũng không phải là Tổng tư lệnh của lực lượng quân đội mà chỉ đóng vai trò bổ nhiệm Thủ tướng theo chỉ định của Quốc hội, bổ nhiệm Chánh án Tòa án Tối cao theo chỉ định của Nội các và là giáo chủ Thần giáo. Dĩ nhiên, văn hóa của người Trung Hoa đã ảnh hưởng rộng khắp khu vực nên Nhật Bản cũng không ngoại lệ.

Các sử gia và chính trị gia Nhật Bản cũng không vừa khi họ muốn được đến những ngôi mộ cổ hoàng gia (gọi là Kofun) để kiểm tra thực hư câu chuyện Nhật hoàng Thần Vũ và đến thời kỳ Minh Trị, Nội các Hoàng gia Nhật đã từ chối mở cửa Kofun cho công chúng hoặc các nhà khảo cổ với lý do là để không làm phiền linh hồn của các vị vua trong quá khứ. Vào 12.2006, Cơ quan nội chính Hoàng gia thay đổi quyết định này và cho phép các nhà nghiên cứu tiến vào một số Kofun mà không bị giới hạn. Trong mắt các chính trị gia, lịch sử chính thống nước Nhật được bắt đầu từ Thiên hoàng đời thứ 29 (539 - 571) là hoàng đế Kimmei Tenno (Khâm Minh) bởi nhà vua ấy có gia phả rất rõ ràng”.

READ  Tranh treo tường chùa cầu Hội An - Tranh treo tường Đà Nẵng

Không chỉ được gọi là đất nước Mặt trời mọc, Nhật Bản còn được gọi là xứ sở Phù Tang bởi theo thần thoại của người Trung Hoa, thần Mặt trời tắm ở ao trời, còn gọi là ầm Dục Nhật ở Dương Cốc rồi nghỉ ngơi trong cây dâu rỗng lòng gọi là cây Phù Tang, sau đó cưỡi xe ngựa lửa du hành ngang qua bầu trời từ đông sang tây. Nước Nhật ngày nay trồng rất nhiều cây Phù Tang và loại dâu rừng ấy vẫn còn ý nghĩa thật sự với người Nhật khi họ dùng nó để rửa tội, quét tà khí, bệnh tật hay nghiệp chướng cho đứa trẻ mới chào đời như cách những vị thầy lang chữa bệnh trong thời cổ đại.

Trích sách Bốn mùa trên xứ Phù Tang

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply