GÀ CHÍN CỰA – LINH VẬT GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Or you want a quick look: TỪ TRUYỀN THUYẾT ĐẾN THỰC TẠI…

04/10/2018

GÀ CHÍN CỰA - LINH VẬT GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã có lần nghe nhắc đến cụm từ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” trong truyền thuyết vua Hùng kén rể, và hầu như ai cũng tin rằng chúng là những con vật huyền thoại chỉ có trong truyền thuyết. Ấy vậy mà ngày nay, “gà chín cựa” đã được chứng minh sự hiện hữu bằng thực tế và khoa học, như thể chúng bước ra từ truyền thuyết...

TỪ TRUYỀN THUYẾT ĐẾN THỰC TẠI…

Tương truyền khi vua Hùng thứ 18 mở hội kén rể cho con gái yêu là công chúa Mỵ Nương, nhiều hào kiệt tráng sĩ khắp nơi đã nô nức tiến kinh mong được lọt vào mắt xanh của công chúa. Cuối cùng chỉ có Sơn Tinh (Sơn thần) và Thủy Tinh (Thủy thần) với tài năng xuất chúng, được vua Hùng ưng ý nhất. Tuy nhiên, do chỉ có một con gái lại không biết phải chọn ai bỏ ai, Nhà vua bèn hạ lệnh đến rạng sáng hôm sau, nếu người nào đến trước và đem theo lễ vật gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một cặp thì sẽ được cưới công chúa...

Truyền thuyết vua Hùng kén rể

Truyền thuyết vua Hùng kén rể - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Theo ước hẹn, ngay từ tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã mang lễ vật gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một cặp đến trình diện vua Hùng. Nhà vua rất hài lòng và thể theo lời hứa, đã gã công chúa Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Đôi bạn trai tài gái sắc liền đưa nhau về núi, chung hưởng hạnh phúc đến trọn đời... (!).

Sính lễ gồm voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao

Sính lễ gồm voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Những tưởng điều đòi hỏi quá quắt của vua Hùng ngày nào chỉ có trong truyền thuyết, và những con vật được nhắc đến đều chỉ có trong huyền thoại, ấy vậy mà từ bao đời nay trên vùng đất Tổ, đặc biệt tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn, người dân vẫn sống chung với loại gà nhiều cựa được xem là linh vật mang đầy tính huyền thoại này...

Gà chín cựa mang dáng vẻ oai phong

Gà chín cựa mang dáng vẻ oai phong dũng mãnh - Ảnh: T.L. (nguoiduatin.vn)

Theo người dân địa phương, gà chín cựa hay nhiều cựa là loại gà tiến vua, có thịt ăn ngon và thơm khác hẳn các loại gà thông thường, ai đã một lần thưởng thức mới cảm nhận được hết vị ngon đặc biệt của nó. Trong chừng mươi năm trở lại đây, gà chín cựa trở thành vật săn lùng ráo riết của các đại gia, các chủ nhà hàng bởi người ta tin rằng gà chín cựa là một loại thuốc qúy (!). Không đành lòng để gà chín cựa cứ mất dần theo thời gian, các bậc cao niên tại bản Cỏi đã phải nuôi “dấu” gà tận trong rừng sâu.

READ  Địa chỉ chùa Trấn Quốc nằm ở đâu | Viet Fun Travel

Gà 8 cựa của ông trưởng bản Cỏi

Gà 8 cựa của ông Đặng Văn Phúc, trưởng bản Cỏi - Ảnh: Mạnh Duy (nguoilaodong.vn)

Do gà nhiều cựa rất khó nhân giống và kén người nuôi nên sau bao năm, số gà chín cựa không những không tăng mà còn bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện gà có đủ chín cựa khá hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay nên chủ yếu mọi người chỉ có thể tiếp cận gà bảy, tám cựa hoặc ít hơn. Từ thực tế ngày càng khan hiếm, giá gà nhiều cựa được nâng cao hơn sau mỗi năm.

Gà mâm xôi (?) cũng có chín cựa

Gà mâm xôi (?) cũng có chín cựa - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Trong nỗ lực phát triển có hệ thống đàn gà chín cựa, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Khắc Khôi - nguyên Trưởng bộ môn chăn nuôi của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Phú Thọ, Ủy viên Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Việt Nam đã thực hiện công trình “Nghiên cứu gà nhiều cựa”. Trong những năm 2005 - 2006, sau khi đi khảo sát kỹ tại một số địa phương với hơn 1.500 con gà có từ 3 đến 8 cựa, ông Khôi đã quả quyết đây là một giống gà xuất hiện tại Việt Nam từ rất xa xưa.

Gà chín cựa ở Xuân Sơn được chọn nhân giống

Gà chín cựa ở Xuân Sơn được chọn nhân giống - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Năm 2008, Sở Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ đã về nghiên cứu và lên phương án bảo tồn, phát triển đàn gà chín cựa, cụ thể hỗ trợ mỗi hộ dân 5 triệu đồng làm chuồng trại, đã mở ra cơ hội cho người chăn nuôi hồi sinh giống gà chín cựa, biến gà nhiều cựa trở thành sản phẩm hàng hóa và là đặc sản qúy hiếm của vùng đất Tổ.

Nghiên cứu, bảo tồn giống gà chín cựa

Cán bộ VQG Xuân Sơn tiến hành nghiên cứu, bảo tồn giống gà chín cựa - Ảnh: T.L. (nguoiduatin.vn)

Năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã có dự án bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng (Lophura nycthemra) và gà chín cựa (Galus domentcus sp), thực hiện từ 2012 - 2015. Mục tiêu dài lâu là bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen của gà Lôi và gà chín cựa tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Trong năm 2014, Vườn quốc gia Xuân Sơn đã có mục tiêu cụ thể là theo dõi các chỉ tiêu trong nuôi chuyển vị làm cơ sở sàng lọc cá thể đưa đến dòng thuần của gà chín cựa, xác định gen, nghiên cứu tập tính sinh thái...

Gà chín cựa bước ra từ truyền thuyết

Gà chín cựa bước ra từ truyền thuyết - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Cho đến nay dự án vẫn tồn tại nhiều thách thức đối với các nhà khoa học, như việc giải trình gen mới chỉ dừng lại ở khâu giải trình gen ty thể, chưa phân tích được các gen quy định các tính trạng cụ thể như cựa, màu lông..., số lượng cá thể dòng thuần đã được xác định nhưng chưa xuất hiện cá thể gà đạt chín cựa thực sư...

READ  Vãng cảnh TOP 7 ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Tháp đi quên lối về | Viet Fun Travel

LINH VẬT GIỮA ĐỜI THƯỜNG…

Được biết đến trong truyền thuyết vua Hùng kén rể và tưởng chỉ dừng lại ở đó, nhưng quả thật bất ngờ khi thông tin loại gà chín cựa huyền thoại này vẫn còn hiện diện tại bản Cỏi, một địa điểm nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Phải chăng chúng là miêu duệ của giống gà chín cựa Sơn Tinh làm sính lễ cầu hôn công chúa Mỵ Nương năm xưa?

Gà chín cựa trong truyền thuyết

Gà chín cựa trong truyền thuyết vua Hùng kén rễ - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Vào đầu những năm 2000, khi con đường được mở vào xã Xuân Sơn rồi từ trung tâm xã, một con đường bê-tông xuyên rừng cũng được nối đến tận Bản Cỏi thì vùng đất heo hút này đã không còn quá cách trở đối với mọi người. Nhờ vào thông tin liên lạc hiện đại, những con gà nhiều cựa bất kể trống, mái được người bản Cỏi tôn xưng “gà chúa” hoặc “chúa gà” đã nhanh chóng được nhiều người biết đến...

Gà rừng đạp mái gà nhà (?)

Gà rừng đạp mái gà nhà (?) - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Về nguồn gốc giống gà chín cựa hay nhiều cựa, có ý kiến cho rằng đây là một giống gà rừng nhưng thông minh và thích gần gũi với con người, đã về sống với con người từ xa xưa. Cũng có ý kiến cho rằng giống gà này là gà nhà lai gà rừng, được người Dao ở Xuân Sơn nuôi dưỡng như gia cầm trong điều kiện bán hoang dã, do sức vóc và sự tinh anh mà nó rất được người dân bản Cỏi coi trọng.

Giống gà rừng khá lạ với lông màu trắng toát (?)

Giống gà rừng khá lạ với lông màu trắng toát (?) - Ảnh: minh họa (muagicungco.com.vn)

Hiện trong dân gian vẫn lưu truyền một chuyện kể liên quan đến nguồn gốc của giống gà nhiều cựa, theo đó cách nay chừng vài mươi năm, bà con trong bản nhìn thấy một con gà rừng khá lạ có lông màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà nhà và có thể bay như chim. Đặc biệt chân con gà này có chín ngón, chen chúc trên khẩu chân ngắn và rất nhỏ. Gà này đã đạp mái với cánh gà nhà và gà nhà đã ấp nở ra giống gà có 8 cựa, ăn rất khỏe nhưng lại chậm lớn, phải mất một năm mới đạt 1,2 kg với gà mái đến 1,5 kg với gà trống (!)...

Gà chín cựa tại VQG Xuân Sơn

Gà chín cựa tại VQG Xuân Sơn - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Gà chín cựa có thân hình mảnh dẻ mang dáng dấp gà rừng, đôi mắt sáng tinh anh, mào đỏ rực, đuôi cong vút và mảnh mai như cầu vồng, sải cánh khá rộng và khi đủ lông cánh, có thể bay như chim... Tuy mình nhỏ nhưng cặp chân lớn và ngắn, có cựa mọc đều đặn thành hàng ở mỗi bên. Đặc biệt gà trống đến tuổi trưởng thành mỗi chân mọc thêm một sừng, càng nhiều tuổi sừng càng dài, bóng và cong vút như lưỡi câu liêm hoặc thẳng tắp như nanh heo rừng.

READ  Bảng giá vé địa điểm tham quan đà lạt 2021 chính xác nhất

Gà nhiều cựa với sừng cong vút

Gà nhiều cựa với sừng cong vút - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Vào giai đoạn mới nở đến 4 tuần tuổi, gà con có màu lông hơi vàng sau chuyển màu xám với vệt đen chạy từ đầu đến hết thân, cựa màu vàng và được phân bố giống gà bố, mẹ - đây là thời điểm không có nhiều khác biệt giữa gà trống và gà mái. Từ 4 đến 8 tuần, gà trống thường có ngoại hình lớn hơn gà mái, màu lông biến đổi với gốc lông màu đen, ngọn lông và mép lông xuất hiện màu đỏ, mào nhô cao và chia các thùy rõ rệt. Từ 20 đến 24 tuần, sự khác biệt về ngoại hình giữa gà trống, mái càng thể hiện rõ...

Gà có nhiều cựa ngay từ khi mới nở

Gà có nhiều cựa ngay từ khi mới nở - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Gà chín cựa hay nhiều cựa có sức khỏe phi thường và kháng bệnh tốt nên khá dễ nuôi, có điều để có một con gà đủ chín cựa hiện chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố may rủi. Theo người dân bản Cỏi, tiếng gáy của gà chín cựa vang vọng núi rừng, đủ sức đánh thức cả bản. Bà con còn tiết lộ thông tin khá thú vị: những con gà có đủ chín cựa không bao giờ bị giết thịt và cũng chẳng thấy chúng chết, đến một ngày nào đó đột nhiên chúng biến mất và không bao giờ quay trở lại, thì biết là chúng đã... quy tiên (!).

● ● ●

Giáo sư Theodor Bengmann - chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức đã có nhận định xác đáng khi cho rằng gà chín cựa là một giống gà độc nhất vô nhị trên thế giới và việc bảo tồn nguồn gen gà qúy là cấp thiết để giống gà này trở thành một sản vật qúy có giá trị kinh tế cao...

Gà nhiều cựa được nuôi thả rông

Gà nhiều cựa được nuôi thả rông ra ngoài tự nhiên - Ảnh: nguồn vuidulich.vn

Cho đến nay, việc gia tăng gà giống vẫn còn là bài toán nan giải với các nhà khoa học bởi không phải con nào ra đời cũng có nhiều cựa, do vậy việc vận động các hộ người Dao, Mường gia tăng chăn nuôi vẫn là giải pháp tốt nhất, không chỉ giải bài toán tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập bền vững cho người dân sống trong và gần Vườn quốc gia Xuân Sơn, mà còn là phương cách hữu hiệu để bảo tồn giống gà nhiều cựa qúy hiếm của vùng đất Tổ...

Mai Kim Thành (Tổng hợp)

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply