(Tổng hợp và tóm tắt của một số anh em) Vào thời các cuộc Thập Tự Chinh ở Đất Thánh, có các nhà ẩn sĩ định cư nhiều nơi trên lãnh thổ Palestine. Một số trong họ chọn “sống theo gương tiên tri Êlia, một người thánh thiện và yêu mến sự cô tịch,” đã chọn lối sống thanh tịnh trên núi Cát-minh, gần một nguồn suối gọi là Suối Êlia. Trong những hang nhỏ, tương tự như các lỗ của tổ ong, họ sống như những con ong của Thiên Chúa, thâu lượm mật ngọt thiêng liêng, nguồn an vui tâm linh.” Sau đó, khoảng năm 1206 đến 1214, Thánh Alberto, Thượng Phụ thành Jerusalem đã tập trung những vị ẩn sĩ này lại thành một cộng đoàn nhỏ theo yêu cầu của họ. Dựa trên lối sống hiện tại của họ, người đã viết cho họ một qui tắc sống, diễn tả lý tưởng đời sống ẩn tu (“propositum”) và phản ảnh tinh thần “hành hương về Đất Thánh” và tinh thần của cộng đoàn tiên khởi Giêrusalem. Sau khi vùng Thánh Địa bị rơi vào tay quân Saraxens, các ẩn sĩ đã di chuyển về Châu Âu và được xem là những khất sĩ như các tu sĩ dòng Phanxicô, Đa-minh và Âu-tinh. Tại Anh Quốc, Tô-cách-lan và Ái Nhĩ Lan, do mang áo choàng màu trắng và Áo Đức Bà, họ được gọi cách thân thương là những tu sĩ Dòng Áo Trắng hay Dòng Áo Đức Bà. Năm1247 bản Luật Dòng được Đức Innocent IV phê chuẩn và bổ sung cho phù hợp với điều kiện sống ở Tây Phương. Huynh đoàn Cát-minh đặt mình vào đời sống phục vụ Giáo hội, theo lý tưởng chung của các Dòng Khất Thực, và được biết đến như Dòng Huynh Đệ Tông Đồ. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được các đặc điểm đoàn sủng nguyên thủy của mình. Chúng ta sẽ đề cập một vài nét sau. Thời Trung Cổ, họ nổi tiếng khắp Châu Âu và đã sản sinh nhiều vị thánh, thần học gia, nghệ sĩ, thi sĩ, và chính trị gia. Đầu thế kỷ XV các đan viện nữ cũng được thành lập, và được chân phước Gioan Soreth chuẩn nhận vào năm 1415. Trong giai đoạn cải tổ, thánh Têrêxa thành Aliva đã mong muốn Dòng quay về với bản quy luật của thánh Albelto. Thánh nữ đã thành lập nhiều đan viện cho các nữ tu, và nhờ sự cộng tác tích cực của thánh Gioan Thánh Giá, ngài còn lập nhiều đan viện nam cho những ai muốn sống cuộc sống như các vị ẩn sĩ tiên khởi ở núi Cát-minh. Hai vị thần nhiệm người Tây Ban Nha thời danh này, qua cuộc sống và bút tích của họ, đã phát triển di sản họ đã lãnh nhận từ những vị tu sĩ Cát-minh thời Trung Cổ, và đã diễn tả được cái tinh túy của linh đạo Cát-minh. Từ thế kỷ 16 đến nay, cát tu sĩ nam nữ Cát-minh sống trong một trong hai hệ dòng, hệ Cát-minh gốc (ký hiệu là O.Carm.) và hệ Cát-minh về nguồn (ký hiệu là OCD). Bây giờ, chúng ta cùng điểm qua một vài nét đặc trưng trong di sản Cát-minh. Thứ nhất, tên Dòng gắn bó với một địa danh ở Đất Thánh là Núi Cát-minh chứ không bắt nguồn từ một nhân vật. Các tu sĩ nam tiên khởi đã cùng nhau chọn tước hiệu chính thức của mình là Dòng Anh Em Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc Núi Cát-minh. Họ gọi mình là anh em của Đức Maria vì Đức Maria thân thương gần gũi như một người chị. Chị Maria chăm sóc các em, dẫn các em đến gặp Chúa, dạy các em lắng nghe Lời Chúa, suy gẫm trong lòng và thực hành ý của Người. Thứ hai, một trong những nét đoàn sủng nguyên thuỷ được kế thừa cho đến tận hôm nay là ‘tinh thần sa mạc’. Ban đầu, các anh em tiên khởi sống trong môi trường chủ yếu là hoang mạc nên nét linh đạo tương ứng là cô tịch hoang mạc. Làm việc và cầu nguyện lúc ấy được chìm vào trong thiên nhiên yên tĩnh vùng Palestine. Khi phải từ giã vùng đất này, họ đem nét cô tịch sa mạc ấy theo hành trình về Châu Âu. Cuộc sống Châu Âu dĩ nhiên có hoàn cảnh riêng, khác với vùng đất ẩn tu Palestine hôm nào. Ngoại cảnh thay đổi nhưng tinh thần vẫn Cát-minh. Giờ đây giữa chốn phố thị huyên náo nhưng nội tâm vẫn bình lặng, giữa cảnh ồn ào náo nhiệt nhưng bên trong vẫn luôn có một góc cô tịch đặc biệt giữ riêng cho việc gặp gỡ với Đấng Tri Kỷ. Thứ ba, dòng được ra đời từ một nhóm anh em quy tụ nhau trên Núi Cát-minh chứ không phải do một đấng sáng lập như trường hợp của đa số các hội dòng khác. Điều này tạo cho Cát-minh một nét đặc trưng có ảnh hưởng cụ thể lên việc thi hành sứ vụ tông đồ. Các hội dòng do một đấng sáng lập thường chăm sóc một hay một vài loại hình mục vụ giới hạn nhất định. Trong khi đó, mục vụ Cát-minh có tính uyển chuyển để thích ứng với các nhu cầu địa phương. Khi đến một giáo phận, các anh em Cát-minh sẽ cùng làm việc với đấng bản quyền sở tại để tìm hiểu các nhu cầu mục vụ của giáo phận và sẽ dấn thân theo khả năng tốt nhất của mình. Bởi thế, anh em Cát-minh có mặt trong nhiều môi trường mục vụ khác nhau như giáo xứ, nhà thương, trung tâm tĩnh tâm, linh hướng, trường học, nhà tù, các điểm truyền giáo… Đặc điểm này một mặt mở ra khả năng tiếp xúc với nhiều loại hình phục vụ tha nhân, mặt khác phong phú hoá kinh nghiệm của chính anh em. Gia đình Cát-minh ngày nay thật đông đảo, ngoài các nam tu sĩ (giám mục, linh mục, trợ sĩ và ẩn sĩ) và các nữ tu Dòng Kín, còn phải kể đến các nữ tu hoạt động, các Tu Hội đời, Huynh đoàn Áo Đức Bà và Dòng Ba Cát-minh. Dòng Cát-minh Nam hiện có 25 tỉnh Dòng, 4 tỉnh miền và nhiều phụ tỉnh hiện diện trên hơn 40 quốc gia thuộc 5 Châu lục. Tại Mỹ, Dòng Cát-minh có hai Tỉnh dòng với trên 400 tu sĩ. +++ Một vài mốc điểm lịch sử Cát-minh đáng ghi nhớ: 1204: Thánh Albert được chọn làm Thượng Phụ Giêrusalem. 1206: Thánh Albert đến Đất Thánh. 1214: Thánh Albert bị sát hại. 1215: Công đồng Lateran ra chỉ thị cấm không cho thành lập dòng tu mới. 6/4/1229: Các anh em Cát-minh đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Gregory bằng chứng Luật Dòng đã ra đời trước lệnh cấm 1215. Luật dòng được chuẩn nhận. Cùng ngày, các ẩn sĩ không còn được quyền sở hữu tài sản nên trở thành khất sĩ (như các tu sĩ dòng Đa Minh, Phan-xi-cô…). Đức Giáo Hoàng cũng hướng dẫn các anh em chọn ra tu viện trưởng qua hình thức bầu phiếu quá bán và theo tuổi khấn. Ngày 9 tháng 4, khu ẩn viện trên Núi Cát-minh được đặt dưới sự bảo hộ của Toà Thánh. 1261: Đức Giáo Hoàng Alexander IV cho phép nhà dòng xây dựng các thánh đường công chúng. 1274: Công Đồng Lyons II tái khẳng định chủ trương của Công Đồng Lareran IV và phê chuẩn bốn dòng khất sĩ là: Đa-minh, Phanxicô, Âu-tinh và Cát-minh. 1268: Đức Giáo Hoàng Honorius IV ban cho dòng Cát-minh sự bảo trợ giáo hoàng. 22/7/1287: áo choàng sọc được thay bằng áo choàng trắng trong Tổng Tu Nghị. 1317 Đức Gioan XXII ban cho dòng Cát-minh sự miễn trừ hoàn toàn khỏi quyền hạn giám mục địa phương. 1322: Đức Gioan XXII ban tự sắc Sabbatine Bull of xác nhận huynh đoàn Áo Đức Bà và lời hứa của thị kiến Áo Đức Bà (chết lành và ơn cứu độ cho ai mặc áo này) 1326: Đức Gioan XXII ban tất cả những đặc ân của dòng Phanxicô và Đa-minh cho dòng Cát-minh qua sắc Super cathedram. 1399: Tổng Tu Nghị quyết định cử hành lễ Thánh Ê-li-xê. 1409: Trong tự sắc Sabbatine Bull ngày 7/12, Đức Alexander V xác nhận sắc lệnh của Đức Gioan XXII về Huynh đoàn Áo Đức Bà và lời hứa. 1515: Thánh Têrêsa Avila ra đời. 1542: Thánh Gioan Thánh Giá ra đời. 1566: Thánh Mary Magdalen de’ Pazzi ra đời. 1567: Thánh Têrêsa Avila được Bề Trên Tổng Quyền cho phép thành lập các tu viện mới. 1571: Gioan thánh Samson ra đời (nhà linh hướng, chữa bệnh và thần nhiệm, qua đời 1636). 1604: Tu nghị Touraine at Nantes (Pháp) bắt đầu cuộc cải tổ Touraine dưới sự lãnh đạo của Peter Behourt (1564-1633) và Philip Thibault (1572-1638). 1615: Miguel de la Fuente biên soạn bản Luật Dòng cho các thành viên Dòng Ba. 1634: Màu áo dòng cuối cùng được cố định là màu nâu đậm. Trước đó, một số tỉnh dòng đã mặc áo màu đen. 1633: Đức Urban VIII ban sắc lệnh rằng không nhà dòng nào khác được thiết lập trên Núi Cát-minh. 1869: Công đồng Vatican I khai mạc với 699 nghị phục, trong đó có 3 giám mục Cát-minh và Đại diện tổng quyền. 1873: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu ra đời. 1880: Chân phước Elizabeth Chúa Ba Ngôi ra đời. 1881: Chân phước Titus Brandsma ra đời. 1891: Thánh Edith Stein ra đời. 1904: Hiến pháp mới được Đức Piô X phê chuẩn. 1995: Tổng Tu Nghị thứ 134 diễn ra ở Rôma và phê chuẩn bản Hiến Pháp mới. 1996: Chính thức thành lập cộng đoàn Việt Nam 2000: Lớp tập sinh Việt Nam đầu tiên khấn đơn. 2001: Mừng 750 năm kỉ niệm Áo Đức Bà. 2007: Các anh em Cát-minh Việt Nam thụ phong linh mục lớp đầu. 2011: Kỉ niệm hành trình ân sủng 15 năm Cát-minh nam Việt Nam +++ Một số nguồn tham khảo: vuidulich.vn vuidulich.vn vuidulich.vn vuidulich.vn
Câu tiêu chí”: “Giờ đây giữa chốn phố thị huyên náo nhưng nội tâm vẫn bình lặng, giữa cảnh ồn ào náo nhiệt nhưng bên trong vẫn luôn có một góc cô tịch đặc biệt giữ riêng cho việc gặp gỡ với Đấng Tri Kỷ.”