Ý thức: Nguồn gốc, bản chất theo triết học Mác – Lênin và ý nghĩa

Or you want a quick look: I. Nguồn gốc của ý thức

Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và xã hội. Cần phải xem xét cả hai mặt tự nhiên và xã hội để hiểu nguồn gốc, bản chất của phạm trù này.

I. Nguồn gốc của ý thức

1. Nguồn gốc tự nhiên

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh, các nhà duy vật biện chứng cho rằng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

1.1. Bộ óc người

- Đây là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật - xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này.

Tức là, chỉ con người mới có ý thức. Không một kết cấu vật chất nào khác, kể cả những con vật thông minh nhất có năng lực này.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn.

- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc, thì cũng không có ý thức. Do vậy, nguồn gốc tự nhiên cần có yếu tố thứ hai là thế giới bên ngoài.

1.2. Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người

- Trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất (con khỉ, con voi, cái bàn, mặt nước, cái gương…) đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.

Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

READ  Chùa Linh Ứng Đà Nẵng - điểm du lịch tâm linh linh thiêng Đà Nẵng

Để có quá trình phản ánh xảy ra, cần có vật tác động và vật nhận tác động.

- Đương nhiên, bộ óc người cũng có thuộc tính phản ánh. Nhưng phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác.

Sau quá trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên, con người trở thành sản phẩm cao nhất, thì thuộc tính phản ánh của óc người cũng hoàn mỹ nhất so với mọi đối tượng khác trong tự nhiên.

Do hoàn mỹ nhất như vậy, nên thuộc tính phản ánh của óc người được gọi riêng bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.

2. Nguồn gốc xã hội

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là thực tiễn xã hội và ngôn ngữ.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. Theo Ph. Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

2.1. Lao động

- Trong tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như trái cây, côn trùng hoặc loài vật yếu hơn nó… Nhưng đối với con người thì khác.

Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất ra những sản phẩm mới (bàn, ghế, quần áo, ti vi, tủ lạnh…), khác với những sản phẩm có sẵn. Tức là, con người phải lao động mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của mình.

Chính thông qua lao động, hay còn gọi là hoạt động thực tiễn, nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này.

- Nhưng ở đây, không phải bỗng nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

2.2. Ngôn ngữ

- Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.

Ngôn ngữ do nhu cầu lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

READ  7 kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản mà bất kỳ người chơi nào cũng phải biết

- Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Cũng nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

y-thuc-1
Bộ não con người và thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

II. Bản chất của ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Như vậy, bản chất của nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:

1. Ý thức là sự phản ánh, cái phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh.

- Cái được phản ánh (tức vật chất) tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với cái phản ánh (tức ý thức). Ý thức là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan. Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời ý thức với vật chất.

Bài liên quan: Định nghĩa vật chất của Lênin: Nội dung và ý nghĩa.

- Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, không có tính vật chất. Nó là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính.

2. Ý thức là sự phản ánh có tính chủ động, năng động, sáng tạo.

Tuy thuộc phạm vi chủ quan, nhưng ý thức không phải là bản sao thụ động, giản đơn, máy móc của sự vật. Tức là, không phải cứ sự vật tác động như thế nào thì ý thức sẽ chép lại, chụp lại y nguyên như thế.

Con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo.

Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình (xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu…). Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Tính năng động, sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú.

Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. Nó có thể tiên đoán, dự báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại. Thậm chí, một số người còn có khả năng tiên tri, ngoại cảm, thấu thị…

Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của nó là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh.

3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất của 3 mặt sau:

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi, sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn lọc các thông tin cần thiết.

Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.

READ  Những hình ảnh làng quê Việt Nam đẹp không thể bỏ qua

Ba là, chủ thể chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan. Đây là qúa trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn để biến quan niệm của mình thành dạng vật chất trong cuộc sống. Ví dụ như con người sẽ xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mô hình thiết kế đã có ở bước 2 ở trên.

4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.

- Chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện. Như thế, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy, mà bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.

- Ý thức bị chi phối không chỉ bởi các quy luật tự nhiên, mà chủ yếu bởi các quy luật xã hội. Ở những thời đại khác nhau, thậm chí trong cùng một thời đại, ý thức về cùng một sự vật, hiện tượng có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau.

III. Ý nghĩa rút ra từ nội dung nguồn gốc, bản chất của ý thức

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, ta có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan. Tức là, trước hết ta phải nghiên cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức và cải tạo các đối tượng vật chất đó.

Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.

Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.

Phát huy tính tự giác, chủ động của con người

Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.

Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao động. Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.

8910X.com

Xin mời các bạn để lại một vài comment để bọn mình có thêm định hướng nhé! (ngắn thôi cũng được, kiểu như: “Bài viết còn sơ sài!”, hay “Cũng đủ ý!”. :-D).

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để bọn mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • http://www.triethoc.info/nguon-goc
  • https://xaxipham.wordpress.com/2011/06
See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply