Bật Mí Đời Sống Loài Ong – Đặc Điểm, Tập Tính Xã Hội Của Loài Ong Mật

Or you want a quick look: Bật Mí Đời Sống Loài Ong - Đặc Điểm, Tập Tính Xã Hội Của Loài Ong Mật

Bật Mí Đời Sống Loài Ong - Đặc Điểm, Tập Tính Xã Hội Của Loài Ong Mật

Khởi nguồn của loài ong cho đến nay ít nhất có khoảng 80.000.000 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện tại miền Tây nước Mỹ một đôi ong hóa thạch trong hổ phách. Theo nghiên cứu về hổ phách ong thì ong có cách đây 80 triệu năm, ngoài ra các nghiên cứu khác còn cho rằng ong xuất hiện cách đây hơn 120 triệu năm về trước. Có thể nói, khi trái đất xuất hiện thực vật thì loài ong xuất hiện.

Ong Mật hút mật hoa
Ong Mật hút mật hoa

Ong là loại côn trùng cánh mỏng mang lại nhiều ích lợi cho đời sống của con người, có nguồn gốc tại phía đông bán cầu. Theo sách xưa ghi chép thì nó sống nhiều tại vùng cận nhiệt đới phía bắc Ấn Độ, và phân bố nhiều tại châu Âu, châu Á, châu Phi. Như vậy có thể thấy ong có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, ngoại trừ hai vùng Bắc Cực và Nam Cực

Ong có khoảng 20.000 loại nhưng lọai mang nhiều lợi ích nhất cho con người phải nói là loại ong mật. Mặc dù có gần 20.000 loại nhưng ong được chia thành hai nhóm chính gồm: ong sống tập đoàn và ong sống độc lập.

  1. Nhóm Ong Tập Đoàn ( Social Bee)

Loại này xây tổ ở chung, có tổ có khoảng 10 con nhưng có tổ với số lượng lên đến 80,000 con. Ong mật là loại có đời sống tập đoàn cao nhất trong tất cả các loài ong. Các loài ong khác cũng có đời sống tập đoàn như ong bầu hay loại ong không ngòi chích.

  1. Nhóm Ong Độc Lập

Loài này sống một mình, tuy nhiên đôi khi chúng xây tổ lại gần nhau. Loại này không có ong thợ, tự sống và sinh sản lấy. Chúng xây tổ và cất mật, đẻ trứng, trám tổ lại rồi bay đi mất. Khi trứng nở ăn mật dự trữ để tăng trưởng. Nhóm này có 5 loài chính là ong đục gỗ (carpenter), ong lá (leafcutting), ong đào hầm (mining), ong tò vò (manson), và ong Tu Hú (cuckoo).

Trong các loài ong, quan trọng nhất là ong mật vì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Chủng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu về loài ong mật này.

Tổng quan về ong mật

PHÂN LOẠI

Tên nước ngoài: Honey Bee (Anh), abeille de miel (Pháp)

Theo phân loại khoa học , ong mật thuộc chi Apis gồm 4 loài chính:

Apis cerana Fabricius (ong mật, ong châu Á) với 3 giống là Apis cerana indica, A. cerana japónica và A. cerana sinensis.

  • Apis dorsata (ong khoai)
  • Apis florae (ong ruồi)
  • Apis mellifera (ong châu Âu) với 3 giống chính là Apis mellifera ligustica, A. mellifera canica và A.mellifera causia.

HÌNH DẠNG CỦA ONG MẬT

Cơ thể ong, giống như các loài côn trùng khác, có thê chia làm 3 phần: dẫu, ngực, bụng. Phần bụng có chứa một bao tử đặc biệt dùng để chứa mật hoa. Toàn thân chúng có. rất nhiều lông vì vậy những phấn hoa có thể bám vào cơ thể chúng rất nhiều. Màu sắc của ong mật thì từ đen tới nâu nhạt.

bật mí đời sống loài ong 2

  1. Phần đầu.

Được cấu tạo từ 4 bộ phận nhỏ: chân trước, hàm to, hàm nhỏ, môi dưới. Phần môi dưới là do một đôi hàm nhỏ kết họp lại mà thành. Hàm nhỏ và môi dưới kết họp lại thành miệng. Lưỡi của ong như là chiếc ống hút dùng để hút nước, mật hoa và mật vào miệng. Chiếc lưỡi rất uyển chuyển, nằm ngoài đầu của con ong, có thể co giãn dài ngắn, di động khắp mọi phương. Ong hút mật bằng lưỡi và chuyên xuông dưới bụng qua đường miệng, nó được sử dụng ngược lại khi về tổ nhả mật ra nuôi các con ong khác. Hai chân phía trước phần đầu của ong dùng để ngửi và cảm giác. Ong có 5 con mắt, gồm có một đôi mắt chính to thuộc lọai đa ừòng, với hàng ngàn tròng, nằm ở hai góc chêch ngay hai bên mặt. Giữa hai mắt này có 3 mắt nhỏ nằm theo hình tam giác. Mắt chính dùng để quan sát các động tĩnh, tìm hoa, hướng bay và phân biệt màu sắc các loài hoa.

  1. Phần ngực

Ong có hai đôi cánh, cánh trước dày và to hơn. Đôi cánh ở hai bên góc do các móc nhỏ liên kết tạo thành. Cánh ong rất phù hợp cho việc bay xa và nhanh, đồng thời nó còn có tác dụng vận chuyển “hàng hóa”. Khi chúng bay hai cặp cánh này dính lại với nhau bởi một màng móc nhỏ ngoài rìa trên cặp cánh trước. Ngoài ra, phần ngực còn có 3 đôi chân đặc biệt. Mỗi chân có năm khớp, cộng thêm những khúc nhỏ tạo thành bàn chân. Ong thợ dùng những đôi chân này để lau sạch các phấn hoa trên người và cầm giữ chất sáp. Be ngoài của cặp chân sau có một vùng phang chung quanh là những sợi lông dài và cong. Vùng phang này được gọi là giỏ phấn, dùng để mang những phấn hoa về. Những sợi lông dài ở bề mặt trong có thể lấy phấn trên cơ thể và bỏ vào “giỏ” đem về tổ. Chân sau có rất ít các vết xước hình chữ V, dùng để làm sạch phần chân fren đầu. Khi con ong thợ bay về tô , chúng đặt cặp chân sau này vào trong phòng lục giác và phủi phân hoa vào đây, một con ong thợ khác sẽ dùng đầu để ủi những phân hoa này xuông dưới đáy phòng.

READ  10 Loài cá cảnh, sinh vật cảnh độc đáo nhất

3. Phần bụng

Chủ yếu là để bảo vệ các cơ quan nội tạng. Đây là phần chứa vũ khí tự vệ cho chính mình và bảo vệ tổ khiến con người sợ nhất đó là đầu châm nọc. Những hạch nhỏ trong ngòi chích này sẽ sản xuất ra một chất hóa học giống như nọc độc. Ngòi chích của những con ong thợ rất thẳng và kèm theo móc câu. Khi ngòi chích cắm vào thịt, những móc câu sẽ bám chặt vào thịt và ngòi chích sẽ bị kéo ra khỏi cơ thể con ong. Con ong thợ sẽ chết không bao lâu sau khi mất ngòi chích. Ngòi chích của ong chúa trơn láng nhưng cong cong, chỉ dùng để giết những con ong chúa khác, ong chúa không mất luôn ngòi chích như ong thợ. Ong đực không có ngòi chích. Neu đầu châm nọc này không hoạt động thì được thu gọn trong phần bụng.

Đặc Điểm và Tổ chức đời sống Xã Hội của ong mật

Ong sống trong xã hội trật tự được phân công công việc rõ ràng và tổ chức vô cùng nghiêm khắc. Là loài côn trùng có sức mạnh đòan kết lớn. Trong một tổ ong luôn có 3 loại ong được phân công việc khác nhau: Ong Chúa, Ong Thợ, Ong Đực.

bật mí đời sống loài ong 4

1 .Ong Chúa

Là ong cái duy nhất trong đàn ong làm nhiệm vụ sinh sản, là trung tâm lãnh đạo tối cao trong việc sắp xếp tất cả các công việc trong đàn của minh. Ong Chúa sống trong một khu riêng do Ong Thợ xây dựng. Ong Chúa là con ong lớn nhất trong tổ, dài và to hơn các ong đực, có cuộc sống kéo dài khoảng từ 3 đến 5 năm.

  1. Ong Đực

Trong đàn ong, Ong Đực chi chiếm 1-2%, to hơn Ong Thợ một chút, không có vòi tiêm nọc, cũng không có túi đụng phấn hoa. sống trong đàn ong mà không làm gì cả, nhiệm vụ duy nhất của nó là giao phối với Ong Chúa. Tuy nhiên những con ong Đực này chỉ giao phối với nhũng con ong chúa ở tổ khác chứ không phải tổ của mình. Ong đực chỉ có trong mùa hè và phải nhờ sự nuôi nấng của ong thợ vì lưỡi hút của chúng rất ngắn không thể tự nuôi thân. “Hôn nhân” diễn ra trên không trung, những con nào bay nhanh và khỏe mới được giao phối với Ong Chúa. Sau khi giao phối Ong Đực sẽ bị chết, đời sống của Ong Đực bình quân kéo dài 3 tháng Bầy ong chi cho Ong Đực sống trong tổ đến mùa thu, sau đó sẽ đuổi đi hoặc Ong Thợ sẽ giết chết Ong Đực để tiết kiệm thức ăn trong mùa đông cho đàn ong. Nói tóm lại, Ong Đực có một cuộc sống bi thương trong bầy đàn. Chỉ được coi là công cụ để duy trì nòi giống.

  1. Ong Thợ

Chiếm khoảng trên 98% số lượng trong đàn, ngoại hình nhỏ nhất, là ong cái nhưng không thể sinh trứng, chỉ có trong trường hợp đặc biệt mới có thể sinh trứng. Ong Thợ chiếm số lượng cá thể đông nhất trong đàn. Nhiệm vụ của nó là ra ngoài tìm phấn hoa và hút mật, chăm sóc ấu trùng do Ong Chúa đẻ ra. Xây tổ và chăm sóc Ong Chúa. Đồng thời còn kiêm nhiệm chức giữ gìn trật tự và luật lệ trong bầy.

Tuổi thọ của Ong Thợ thường kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Cùng với sự sinh ra rồi trưởng thành theo quy luật thì các công việc của chúng được sắp xếp và tuân thủ một các nghiêm túc theo các quy tắc. Sự phân công công việc căn cứ vào ngày sinh của chúng, gọi là “phân công công việc theo ngày tuổi”. Những con Ong Thợ sau khi sinh 3 ngày thì cơ thế chưa hoàn toàn trưởng thành. Chỉ có thể phụ trách các công việc nhẹ nhàng, thời gian từ 4 ngày đến 9 ngày tuổi, các cơ quan trên phần đầu lần lượt phát triển. Lúc này đã trở thành ong tuổi “thành niên”. Từ 10 ngày đến 16 ngày, các cơ quan chức năng sinh dục và nuôi con dần biến mất và phần bụng phát triển phình ra, bắt đầu tiết ra chất dịch trong tổ ong. Từ 17 đến 19 ngày, ong thợ trở thành công nhân làm mật, phụ trách việc “gia công chế biến” mật hoa thành mật ong. Khi hoàn thành các công việc trong tổ, ngoài 20 ngày tuổi trở ra ong thợ phải bay ra khỏi tổ và cần mẫn tìm mật và phấn hoa. Những chú ong thợ này làm việc không biết mệt mỏi đến khi cánh bị rách rồi rơi xuống mặt đất mà chết hoặc già rồi chết đi. Cho nên ong thợ luôn là một tâm gương cho cuộc đời lao động không ngừng nghỉ.

Ngôi nhà của loài ong

Tổ ong mật thường xây ở những nơi được bao che như bọng cây hoặc hốc đá

Tổ ong được hĩnh thành từ rất nhiều phòng nhỏ hình lục giác làm bằng sáp nằm sát nhau. Những con ong thợ cũng đi lấy một số các nhựa cây mang về để sửa những cho nứt ở tổ của chúng. Ong sẽ phân ra từng khu vực để nuôi dưỡng ong nhỏ cho thế hệ sau, khu vực khác thì để lưu trữ thức ăn.

ngôi nhà của loài ong

Tổ ong do ong mật làm thành có thể kết rất dài.. Những khoang phía trên và hai bên của tổ ong là nơi lưu giữ mật. Các khoang ở giữa là để lưu trữ phấn hoa. Phòng chính giữa là nơi nuôi dưỡng các ong ấu trùng. Có một số phòng cho các ong đực ở phía chếch của tổ. Góc chếch phía dưới tổ là nơi ngự trị của ong chúa. Tùy vào thời gian các phòng nhỏ này sẽ được sử dụng ra sao, tỷ như trong suốt mùa xuân và mùa hè, đa số các phòng sẽ được dùng đế chứa trứng hay các ong nhỏ, nhưng khi đến mùa thu thì sự sinh sản sẽ bị ngưng ưệ để có nhiều hộp chứa mật tiêu thụ cho suốt mùa đông lạnh giá.

Để bảo vệ tổ, luôn có những chú ong canh gác cẩn mật đường vào tổ, vì loài nào hầu như cũng khoái cướp số mật trong tố đó hết, ngay cả với những loại ong khác. Để nhận biết con ong nào cùng tổ, ong của mỗi tố có một mùi đặc biệt khác nhau. Những con ong canh gác trở nên rất hung dữ khi cảm thấy tổ bị kẻ thù đe dọa. Khi kẻ thù quá mạnh và chúng cần sự tiếp sức, những con ong này sẽ tiết ra một chất hóa học đặc biệt (pheromone) mùi chuôi đê báo động tới những con ong khác trong tô bay ra ứng chiến và tiếp sức.

READ  23 dòng Cá cảnh đẹp, dễ nuôi nhất tại Việt Nam | Thủy Sinh 4U

Chu kỳ tuần hoàn đời sống ong mật

Trong đời sống xã hội của loài ong, chúng phân biệt một cách rành rọt công việc và cuộc sống của từng loại. 3 loại ong khác nhau ra đời thì có 3 nơi ở khác nhau và thức ăn cũng khác nhau. Sự phân giới tính của loài ong là một phương pháp rất đặc biệt khác thường. Sự khác nhau giữa Ong đực và ong cái là do những trứng có tinh dịch và những trứng không có tinh dịch mà thành. Những trứng có tinh dịch thì nở thành ong chúa và ong thợ (là các ong cái), những trứng không có tinh dịch thì nở ra ong đực. Tốc độ đẻ trứng của ong chúa cực kỳ nhanh, mà vị trí đẻ trứng cũng rất chính xác. Ong chúa đẻ bọc trứng không có tinh dịch trong khu phòng của ong đực, trong phòng của ong thợ đẻ bọc trứng có tinh dịch. Không có bất kỳ một sai sót nào trong việc đẻ trứng.

Chu kỳ tuần hoàn đời sống ong mật

Nếu tinh trùng được nhả vô trứng sẽ nở thành một nàng ong thợ. Những trứng không có tinh trùng sẽ nở thành những chàng ong đực.

Ong Chúa giao phối với những con Ong Đực bay nhanh nhât và khỏe nhất ở trên không để duy trì và bảo vệ nòi giống. Khi giao tình với những con ong đực, ong chúa chứa những tinh trùng này ở một bọc trong bụng. Ong Chúa có khả năng kiểm soát bọc tinh trùng này như ý muốn. Sau khi giao phối từ 2-3 ngày Ong Chúa sẽ bắt đầu sinh. Vòi dẫn trứng sẽ hình thành một cái gai để thành vũ khí phòng ngự. Yêt hâu của các con ong thợ lúc này sẽ tiết ra sữa để cung cấp cho ong chúa để thúc đẩy ong chúa sinh bọc trứng với sổ lượng nhiều. Do có quan hệ qua lại mật thiết này nên xã hội loài ong luôn làm cho con người khâm phục về tinh thần đoàn kết.

Tốc độ sinh sản của Ong Chúa cực kỳ nhanh, một ngày có thể sinh ra từ 2000 đến 3000 trứng. Một ong chúa có thể đẻ khoảng 1 triệu ưái trứng trong đời sống khỏang 5 năm tuổi thọ

Tùy theo nhu cầu cần sinh ra ong thợ hay ong đực, các con ong thợ sẽ xây phòng chứa trứng khác nhau. Nếu cần sinh ra ong thợ, chúng sẽ xây những ô hình lục giác của ong thợ, do nơi ở của ong thợ nhỏ hơn so với phần đuôi của ong chúa, nên ong chúa bị ép bởi phần tổ ong sẽ chảy ra dịch, kết họp vói trứng để tạo thành trứng có chứa tinh dịch..

Nếu ong chúa đẻ ở phần chếch phía trên tổ ong thì trứng không chứa tinh dịch vì bụng ong không bị đè nén. Những trứng này sẽ nở ra ong đực.

Trứng ong nhỏ như đầu kim, màu trắng và có hình dáng giống như trái lê. Khoảng ba ngày sau khi sinh thì trứng nở thành ấu trùng bé xíu (Larva). Những ong thợ sẽ tiết ra một chất sền sệt từ các hạch trên đầu gọi là sữa ong chúa để nuôi ấu trùng trong 3 ngày đầu. Sau đó ấu trùng được nuôi bằng thức ăn của ong trưởng thành là mật ong trộn với phấn hoa. Ong thợ dùng sáp để đóng kín những phòng chứa trứng nở trong vòng 5 ngày đầu, sau 5 ngày này ấu trùng sẽ biến dạng đổi hình thành những con ong non và trở thành ong. Mất khoảng 19-21 ngày đê ong thợ trưởng thành và cắn vỏ sáp chui ra khỏi phòng, trong khi đó mất khoảng 23- 24 ngày cho các chàng ong đực trưởng thành.

Trong điều kiện tổ ong cần một con ong chúa khác khi ong chúa đương thời trở nên già yêu hoặc chết hoặc đôi khi ong chúa đương thời vì một lý do nào đó không thích cái tổ hiện tại, bỏ đi và mang theo một số ong thợ. Các nàng ong thợ của tổ cũ bèn lựa vài con ấu trùng để nuôi thành ong chúa, bằng cách nào những ấu trùng này được lựa chọn hãy còn là một đề tài để tìm hiểu. Những ấu trùng được lựa chọn sau đó có chế độ dinh dưỡng đặc biệt bằng sữa ong chúa cho đên khi lớn cho nên sinh trưởng và phát dục nhanh chóng. Những phòng nuôi ấu trùng ong chúa được gọi là “mũ chúa”. Trong khi đó những nàng ong thợ khác thì bận rộn xây phòng mới cho nàng ong chúa tương lai. Phòng của ong chúa nhìn giống như nữa cái vỏ lạc treo tong teng trong tổ. Mất 5 ngày rưỡi cho ấu trùng thành ong chúa non và 16 ngày để thành ong chúa trưởng thành.

Sau khi bò ra khỏi căn phòng đặc biệt, ong chúa sẽ tự ăn mật để lấy sức. Trong trường hợp có nhiều mũ chúa thì con ong chúa nào ra khỏi phòng trước sẽ đi đến những mũ chúa còn lại để tiêu diệt những con ong chúa khác giành vị trí vương quyền của mình. Sau khi giết xong kẻ giành ngôi thì nàng ong chúa mới bay ra khỏi tổ để giao tình với những chàng ong đực.

Thế giới loài ong đầy những kỳ bí: bạn thử nghĩ mà xem một loài côn trùng nhỏ bé mà lại xây dựng được tổ kiên cố đúng quy tắc bởi hình lục giác sắp xếp xen kẽ với nhau. Chúng hiểu được điều quan trọng để tạo nên sức mạnh đoàn thể, phân công và phối hợp công viêc trong bầy đàn một cách khoa học và hợp lý. Làm cho con người khâm phục nhât chính là ong đã dùng chính sự tiêu hoá của mình và chất dịch trong cơ thể để tạo ra sản phẩm được các nhà dinh dưỡng công nhận có giá trị cao - mật ong.

READ  Pháp Luật Plus - Khám phá bản sắc Việt: Tại sao người Việt ăn trầu?

Cách truyền thông tin của ong - Tập Tính Xã Hội Loài Ong

Ong truyền đạt thông tin bằng cách “nhảy khiêu vũ” đê thông báo vị trí bông hoa cho đông loại

Sau khi thu lượm được mật hoa và phấn hoa mang về tổ, giao thành quả của mình xong các chú ong thợ không bay đi luôn mà bay múa theo một ttong hai phương thức: Một kiểu là bay theo vòng tròn, một kiểu là một bên lắc đuôi, một bên tạo thành hình số 8 “điệu nhảy hình số 8”. Hai kiểu bay này chính “ngôn ngữ” ong thợ thông báo vị trí của các bông hoa cho đồng loại của mình. Tốc độ bay nhanh chậm thể hiện sự nhiều ít của hoa.

Chu kỳ tuần hoàn đời sống ong mật 23333

  1. Kiểu bay vòng tròn

Ong thợ bay lượn thành một vòng tròn xung quanh trên tổ ong, có lúc thì liệng về bên phải lúc lại bên trái. Kiểu bay này thông báo rằng trong vòng lOOm gần tổ ong có hoa.

  1. Kiểu nhảy hình số 8:

Thông báo rằng cách tổ ong hơn lOOm mới có hoa. Sau khi ong thợ bay thành hình số 8 trên tổ ong thì bay thẳng đi, tách ra và bay theo nửa vòng tròn.

Giữa sô 8 thường có một đường thăng nhât định,

đây là góc độ tương đối của bông hoa giữa mặt trời và tổ ong. Cũng là phương hướng của các bông hoa. Tốc độ hoạt động của phần đuôi thể hiện khoảng cách của các bông hoa.

Từ vũ điệu biết nói tới những lá phiếu tán thành

Lần đầu tiên, các nhà khoa học quan sát các vũ điệu biết nói này là vào những năm 1960, và gần đây Janet Riley nghiên cứu viên cao cấp của Công ty Rothamsted Research (Anh) đã làm những thí nghiệm để chứng minh rằng không chỉ ong mật mà các loài ong khác cũng có ngôn ngữ như vậy.

Bà dán một máy phát tín hiệu bé xíu lên con ong, quan sát vũ điệu của những con ong trinh sát để tìm hiểu bằng cách nào mà những con ong thợ có thể tìm được đến mục tiêu chỉ dẫn. Mặc dù không phải tất cả những chàng lính mới đều thành công, và cũng không phải con ong nào cũng tìm được đến đích bằng đường thẳng, nghĩa là đường ngắn nhất, nhưng Riley nhận thấy rằng những chỉ dẫn bằng vũ điệu đã đưa ong đến đủ gần (cách chừng 5-6 m) nơi có thực phẩm, thậm chí cả trong trường hợp có gió to, để từ đó chúng bay đến đúng nguồn thực phẩm bằng các chỉ dẫn khác, đó là màu sắc và mùi vị của nguồn thực phẩm (hoa).

Khi người ta đưa những con ong vừa đậu ở miệng tổ chứng kiến vũ điệu của ong trinh sát đi một quãng xa rồi thả ra thì những con ong này cũng bay đúng một khoảng cách và phương hướng như được vũ điệu chỉ dẫn, nhưng tất nhiên, chúng không tìm thấy thực phẩm vì chúng không biết rằng điểm xuất phát của chúng đã bị thay đổi.

Chúng ta hãy trở lại với nghiên cứu của Seeley. Vậy là, những con ong trinh sát địa điểm mới để chia đàn đã trở về tổ cũ và bắt đầu kể lại với các con ong khác chúng đã tìm thấy gì và ở đâu. Mặc dù mỗi trinh sát viên đều “bảo vệ” nơi tìm kiếm của mình, nhưng khoảng thời gian nhảy múa của chúng tỷ lệ một cách chính xác với “chất lượng” của nơi cư trú tương lai, mà chất lượng ấy nhà nghiên cứu đã biết trước qua những số liệu mà họ thiết kế, tương ứng với kích cỡ và phương hướng của những chiếc bọng họ đặt sẵn.

Quan sát những con ong trinh sát, các con ong trong bầy, kể cả những con ong trinh sát khác có mặt nhưng không được cử đi, quyết định bay đến “kiểm tra” tại hiện trường. Chúng chia ra thành nhiều “đoàn kiểm tra”, mỗi đoàn đến một địa điểm, nhưng rõ ràng, số thành viên đông nhất bay đến chính địa điểm được đánh giá cao nhất (tức vũ điệu được thể hiện với thời gian lâu nhất).

Các “đoàn kiểm tra” lần lượt trở về và bằng vũ điệu diễn tả “cái bọng cây được phát hiện lại”, cố lôi cuốn sự chú ý của những con ong khác theo định hướng của mình. Cứ thế dần dần hình thành những “liên minh” trong những vũ điệu thể hiện các phương án lựa chọn nào đó.

Cách “bỏ phiếu tán thành” này tiến hành rất nhanh chóng. Không quá 16 tiếng đồng hồ là đã kết thúc để cả bầy ong đi đến một quyết định trọng đại: xác định địa điểm để chia bầy, tạo dựng một vương quốc mới. Tất nhiên không phải quyết định được cả bầy ong nhất trí cho rằng địa điểm lựa chọn là tốt nhất. Nhưng sau đó, các nhà nghiên cứu không thấy có một sự so sánh nào khác để xét lại quyết định trên.

Đơn giản như vậy thôi. Khi số ong trinh sát “bỏ phiếu” cho địa điểm cư trú mới đạt được con số từ 10 đến 20 thành viên thì bầy ong vẫy cánh liên tục, làm nóng lên những cơ bắp của chúng để khởi động chuyến hành trình. Và khi nhiệt độ trong ngày lên cao tới mức cần thiết, một nửa bầy ong hộ tống ong chúa mới bay ra khỏi tổ, cùng Tân nữ hoàng thực hiện việc chuyển địa điểm. Như vậy những “cuộc thảo luận” (căn cứ trên đoạn phim về vũ điệu của ong trinh sát) trên cơ sở phi tập trung hoá và cạnh tranh, không mất quá nhiều thời gian - đó chính là nét cơ bản của một cơ chế, cho phép tìm được nếu không phải là tốt nhất trong số các địa điểm có thể thì cũng gần với địa điểm lý tưởng nhất trong một thời gian ngắn nhất.

Bạn xem thêm :

>>>>Tác dụng của mật ong <<<< >>>> Tác dụng của phấn ong - phấn hoa <<<< >>>> Tác dụng của sữa ong chúa <<<< >>>>Tác dụng của sáp ong - keo ong <<<< >>>> Công nghệ nuôi ong FLP <<<<

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply