Cây chuối | Vuidulich.vn

You are viewing the article: Cây chuối | Vuidulich.vn at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Đặc điểm thực vật học cây chuối

Đặc điểm thực vật học cây chuối

1. Nguồn gốc, phân loại

1.1. Nguồn gốc

Họ chuối: Musa troglodytarum.

Giới: Plantae.

Ngành: Magnoliophyta.

Họ: Musaceae.

- Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa, trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc, Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia.

1.2. Phân loại

Ở Việt Nam, chuối được trồng rất phổ biến và chủng loại cũng rất đa dạng:

- Nhóm chuối tiêu (gồm ba giống là: tiêu lùn, tiêu nhỏ và tiêu cao):

Năng suất có thể đạt mức từ trung bình đến rất cao, mùi vị thơm ngon, phù hợp với những vùng khí hậu có mùa đông lạnh.

- Nhóm chuối tây (chuối tây hồng, tây phấn, tây sứ):

Được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Đặc điểm của nhóm này là: cây cao, sinh trưởng khỏe, không kén đất và có khả năng chịu hạn nóng tốt. Quả to, mập, ngọt đậm nhưng lại kém thơm hơn so với các giống khác.

READ  "Save" những địa điểm chụp ngoại cảnh đẹp ở Sài Gòn cực chất | Cập nhật 2020

- Chuối bom:

Được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp. Thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ số sản xuất cao.

- Chuối ngự:

Bao gồm chuối ngự tiến, chuối ngự mắn. Cây cao từ 2,5-3m, quả nhỏ màu sáng đẹp, thịt quả chắc, có vị thơm đặc biệt nhưng năng suất thấp.

- Chuối ngốp:

Có chuối ngốp cao và chuối ngốp thấp. Cây có chiều cao từ 3-5m, sinh trưởng khỏe, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở vùng đồi núi. Quả tương đối lớn, vỏ dày có màu nâu đen khi chín, thịt quả nhão và hơi chua.

Ngoài các giống trên thì ở Việt Nam còn có chuối mắn, chuối lá, chuối hột nhưng vì có giá trị kinh tế thấp nên diện tích trồng không đáng kể.

2. Đặc điểm thực vật học của cây chuối

- Rễ:

+ Thuộc loại rễ chùm, có 2 loại rễ (rễ ngang và rễ thẳng).

+ Rễ ngang: Mọc xung quanh củ chuối, và phân bố ở lớp đất mặt. Bề ngang rộng từ 2 - 3cm, loại rễ này sinh trưởng khỏe, phân bố rộng. Là loại rễ quan trọng có chức năng hút nước và dinh dưỡng nuôi cây.

+ Rễ thẳng: Mọc ở phía dưới củ chuối. Tác dụng chủ yếu giúp cây đứng vững.

- Thân thật (hay còn gọi là củ chuối):

+ Là loài cây thân thảo lớn nhất. Có hình tròn dẹp và ngăn, khi phát triển đầy đủ có thể rộng 30cm. Phần bên ngoài xung quanh củ chuối, được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá.

READ  [Chủ đề nóng] Quả cầu thông gió bị kêu, nguyên nhân, cách sửa chữa? - Kim khí Sơn Mỹ

+ Củ chuối sống lâu năm, là cơ quan chủ yếu dự trữ chất dinh dưỡng đồng thời cũng là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra.

+ Do đó củ chuối to mập là cơ sở giúp cho cây chuối sinh trưởng phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao.

+ Ngoài ra xung quanh củ chuối có nhiều mầm ngủ, sau này phát triển thành cây con.

- Thân giả:

+ Thân chuối là thân giả chiều dài lên tới 6 - 7m, mọc lên từ 1 thân ngầm mà người ta gọi là củ chuối.

+ Thân giả có hình trụ, do nhiều bẹ lá lồng vào nhau tạo thành.

- Lá chuối:

Đặc điểm thực vật học của chuối

+ Lá chuối ra theo hình xoắn, và có thể kéo dài tới 2,7m và rộng tới 60cm.

+ Lá chuối phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 5 - tháng 6, mỗi tháng có thể mọc ra 3 - 4 lá, lá chuối to, dày, màu xanh đậm và bóng.

+ Lá mới mọc ra mỏng, có màu xanh nhạt.

- Hoa chuối:

Đặc điểm thực vật học của hoa chuối

+ Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn dược gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm - một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa.

- Bắp chuối:

Đặc điểm thực vật học của chuối

Được dùng như rau ở Đông Nam Á. Được hấp, trộn salat hoặc ăn sống.

3. Giá trị đặc biệt của chuối

- Chuối gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già, có tác động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt.

READ  Cá lau kính - một loài ngoại lai xâm hại - Tuổi Trẻ Online

- Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor) mà theo một nghiên cứu tại Đại học Tokyo Nhật Bản có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường như ung thư.

- Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen, càng đen chừng nào thì khả năng tăng tính miễn dịch càng cao và tăng sức mạnh của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh. Chuối chín, tính chất chống ung thư cũng mạnh. Theo nghiên cứu, chuối có khả năng trị bệnh hơn nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng...

- Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhuận phế, .chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngâm giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply