Cam Canh – thông tin chi tiết, báo giá, quy cách cây – Vingarden

Or you want a quick look: 1. Giới thiệu chung về cây Cam Canh

Cam Canh là cây có nguồn gốc ở xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Cây Cam Canh không ưa sáng toàn phần, thích nghi với điều kiện khí hậu tự nhiên bình thường, có thể trồng bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành.

1. Giới thiệu chung về cây Cam Canh

cam canh
Giới thiệu chung về cây Cam Canh

- Tên phổ thông: Cam Canh

- Tên khác: Cam đường Canh

- Tên khoa học: Citrus myrtifolia

- Chi: Cam Chanh

- Họ thực vật: Rutaceae

- Nguồn gốc: ở xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội, sau đó được nhân giống và trồng ra nhiều địa phương khác ở nước ta

2. Đặc điểm cây Cam Canh

▼ Đặc điểm hình thái cây Cam Canh

cam canh
Quả cam tròn, đường kính trung bình 7cm, vỏ mỏng

- Thân cây mọc xòe hoặc đứng, nhiều gai và cành, hơi sần.

- Cây Cam Canh cho lá đơn, so le. Lá có màu xanh đậm, mặt trên màu đậm hơn mặt dưới, lá hình trứng hoặc trái xoan, kích thước khoảng 5-10cm

READ  Cách tạo dáng chụp ảnh ngoại cảnh đẹp cho nữ | Aphoto

- Hoa có hoa màu trắng, 5 cánh, thường mọc đơn hoặc chùm ở nách lá

- Quả cam tròn, đường kính trung bình 7cm, vỏ mỏng, vỏ nhiều tinh dầu. Quả Cam Canh khi non có màu xanh, đến độ chín sẽ có màu vàng, lấm tấm đốm xanh, cũng có khi vỏ bị rám. Loại cam này có vị đặc trưng là nhiều nước, ngọt, thanh mát và thơm dìu dịu.

▼ Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây Cam Canh

ca canh
Cam Canh có tốc độ sinh trưởng nhanh, là cây không ưa sáng toàn phần

- Hiện nay, ngoài Hà Nội giống cam này được trồng phổ biến ở một số địa phương khác như Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình… và một số địa phương miền Trung khác.

- Cây ra quả nhiều vào cuối năm, nhất là tháng 12 dương lịch là tháng thu hoạch cam nhiều và cho ra chất lượng cam cũng ngon nhất

- Cây Cam Canh có tốc độ sinh trưởng nhanh, là cây không ưa sáng toàn phần, thích nghi với điều kiện khí hậu tự nhiên bình thường

- Cây có thể trồng bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành

3. Cây Cam Canh có những tác dụng gì?

cam canh
Cây thường được trồng trong sân vườn để làm cảnh, làm cây xanh

- Đây là cây có giá trị kinh tế cao và là cây kinh tế chủ lực của một số địa phương

- Ngày nay cây còn thường được trồng trong sân vườn để làm cảnh, làm cây xanh, làm cây cảnh chơi Tết

- Rễ, vỏ, lá và quả cây Cam Canh được dân gian dùng để trị bệnh các bệnh như: giải độc, thanh nhiệt, đau bụng, cầm máu…

READ  5 Bước thông bồn cầu bằng băng dính [AI CŨNG LÀM ĐƯỢC]

- Quả loại cam này có những tác dụng như:

+ Chữa táo bón: cho 250g vỏ cam và 2 bát nước vào nấu nhừ, ăn dần trong ngày

+ Chữa ho có đờm: 250g vỏ thái nhỏ, sao vàng, thêm nửa thìa cà phê muối, cho vào 3 bát nước, sắc còn 1 chén, uống 2 lần trong ngày

+ Chữa phù thũng ở phụ nữ có thai: mỗi lần uống một thìa cà phê bột vỏ cam với 30 ml rượu nếp, uống mỗi ngày 3 lần trong 3 - 5 ngày

+ Chữa trị bí tiểu: mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột cam non với 30 ml rượu nếp, ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày

+ Chữa đầy hơi: thái nhỏ 250g vỏ Cam Canh, lá lách lợn 1 cái để nguyên, cho vào 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn một bát, dùng cả nước lẫn cái

+ Chữa trị chứng ăn không ngon: tán bột 250g vỏ cam và 50g gừng già, uống 1 thìa cà phê bột này, ngày 2 lần trước bữa ăn và uống liên tục trong 3-5 ngày

4. Cách trồng và chăm sóc cây Cam Canh

▼ Kỹ thuật trồng Cam Canh

cam canh
Kỹ thuật trồng Cam Canh

- Đào hố trước 15-30 ngày khi chuẩn bị đem cây giống trồng xuống đất

- Chuẩn bị đất trộn đều với một lượng phân lót

- Sau đó cho cây con xuống đáy hố, lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm

- Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt

- Cắm cọc chéo và buộc cố định cây để tránh gốc bị lay làm chết cây

READ  Kinh nghiệm du lịch Y Tý, Lào Cai từ A-Z (Cập nhật 08/2021)

- Tùy theo từng loại đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau nhưng khoảng cách trung bình là từ 3-5m/cây, mật độ 333 cây/ha

▼ Chăm sóc Cam Canh như thế nào?

cam canh
Cây cam ít sâu bệnh và không cần chăm sóc quá nhiều

- Tưới nước:

+ Phải thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho đất. Tuy nhiên cũng không nên tưới quá nhiều sẽ làm cây bị thối rễ gây hiện tượng vàng lá, chết cây.

+ Khi trời nắng hạn nên tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy vào điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới nước phù hợp.

- Bón phân:

+ Cần phải thường xuyên bón phân nhất là từ khi cây còn nhỏ để tạo điều kiện giúp cây phát triển tốt nhất

+ Hàng năm bón thúc vào thời điểm các tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11 để giúp cây luôn đủ chất dinh dưỡng để ra quả

- Phòng trừ sâu bệnh:

Cần theo dõi sự phát triển của cây nhất là sâu bệnh như bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp hoặc bệnh đốm lá. Nếu phát hiện cây Cam Canh có biểu hiện bệnh thì cần phải dùng thuốc BVTV phun. Lưu ý sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn hoặc theo sự hướng dẫn.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply