Cây bông vải

You are viewing the article: Cây bông vải at Vuidulich.vn

Or you want a quick look: 1. Hệ thống rễ của cây bông vải

1. Hệ thống rễ của cây bông vải

Bông vải có bộ rễ ăn sâu và phát triển khá mạnh. Rễ cọc có thể ăn sâu 2 - 3 m, rễ con dài 0,6 - 1m. Hệ thống rễ bông tập trung chủ yếu ở tầng đất canh tác 5 - 30 cm. Thời gian đầu rễ sinh trưởng chậm, khi bắt đầu ra nụ bộ rễ phát triển nhanh về chiều sâu cũng như chiều ngang. Sau khi Bông vải ra hoa bộ rễ phát triển chậm dần rồi ngừng lại.

Bộ rễ Bông vải

Bộ rễ Bông vải

Để cây Bông vải cho năng suất cao thì cần phải tạo điều kiện cho bộ rễ Bông vải phát triển tốt, rễ cái to, rễ con nhiều, phân bố đều và ăn sâu.

Rễ to, có nhiều rễ con

Rễ to, có nhiều rễ con

Các yếu tố đất đai, độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn

đến sự phát triển của bộ rễ.

2. Thân, cành và dạng hình của cây Bông vải

2.1. Thân cây Bông vải

Thân chính thường cao 0,7 - 1,5m, có màu xanh, khi già có màu tím. Trên thân thường có lông (riêng Bông Hải đảo thân nhẵn, không có lông). Số lóng trên thân khoảng từ 20 - 30 lóng, tuỳ theo giống, chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.

Trong điều kiện nhiệt độ thấp, đất thiếu nước thì lóng ngắn, thân thấp; còn gieo dầy, tỉa muộn, cây bông thiếu ánh sáng thì lóng vươn dài.

Giữa chiều cao cây và năng suất không có tương quan cùng chiều.

Cây bông vải có gốc to, ngọn bé thì ít bị đổ ngã.

Nếu thân có màu tím sớm thì cây chín sớm, nếu có màu xanh bền thì cây chín muộn.

Thân cây Bông vải

Thân cây Bông vải

2.2. Cành cây bông vải

Cành Bông vải phát triển từ những mầm ở nách lá. Thường mỗi nách lá thân chính có 2 loại mầm:

+ Mầm chính ở giữa nách lá phát triển thành cành lá (cành đực). Cành lá thường phát sinh từ những nách lá gần gốc (lá thứ 3,4 trở đi). Số lượng cành lá thường biến động từ 1 - 10 cành tuỳ theo giống. Cành lá không trực tiếp ra quả mà chỉ ra quả trên cành cấp II.

READ  7 cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp ở Châu Âu

Cành đực

Cành đực

+ Mầm phụ ở bên cạnh (mầm bên) phát triển thành cành quả. Cành quả thường phát triển từ nách lá thật thứ 5, 6 trở đi và thường có từ 15 - 20 cành quả tuỳ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Khoảng 60% năng suất của cây là từ 2 mắt đầu của 10 cành quả đầu tiên trên thân chính, do vậy cần bảo vệ số mắt và số cành quả này.

Cành đực

Cành quả

Căn cứ độ dài và số lóng mà chia ra các loại cành:

- Cành quả hữu hạn: cành quả chỉ có 1 lóng, có 2 - 4 quả mọc thành chùm.

- Cành quả vô hạn: cành quả có nhiều lóng.

Ngoài ra khi cây Bông vải sinh trưởng mạnh thì ở bên cành quả xuất hiện một cành gọi là cành nách lá, cần phải được tỉa bỏ kịp thời để hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng.

2.3. Dạng hình cây Bông vải

Tuỳ theo thân Bông vải cao hay thấp, cành lá nhiều hay ít, cành quả dài hay ngắn mà chia ra nhiều dạng hình sau:

+ Hình ống: cành ở trên và dưới dài gần bằng nhau.

cành ở dưới dài, lên trên cành ngắn dần.

+ Hình tháp: cành ở dưới dài, lên trên cành ngắn dần.

Hình tháp

+ Hình bụi: thân chính thấp, cành lá nhiều và cao gần bằng thân.

hình bụi

Trong sản xuất nên chọn dạng hình gọn gàng, thân không quá cao, cành không quá dài để ruộng Bông vải được thông thoáng và đầy đủ ánh sáng. Tốt nhất nên chọn dạng hình ống, hình tháp thì cây Bông vải vững và thoáng; dạng hình ống thì dễ trồng dày.

3. Lá cây Bông vải

+ Lá mầm (lá sò, lá tử diệp):

Lá mầm của loài Bông Luồi rộng, dày, xanh đậm và có điểm đỏ ở chỗ tiếp giáp với cuống.

Lá mầm của loài Bông Cỏ bé, mỏng xanh nhạt và không có điểm đỏ. Lá mầm khi mới lên khỏi mặt đất có màu vàng, sau đó chuyển sang màu xanh.

Lá mầm cây Bông vải

Lá mầm cây Bông vải

Lá mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời còn làm nhiệm vụ quang hợp. Vì vậy vai trò của lá mầm rất quan trọng khi cây chưa có lá thật và bộ rễ chưa phát triển, cần phải có biện pháp chăm sóc và bảo vệ cho lá mầm không bị rụng sớm như gieo đúng thời vụ (tránh gieo khi thời tiết lạnh), bón đủ phân, phòng trừ sâu bệnh.

READ  9 địa điểm du lịch Pháp đẹp ngất ngây không đi sẽ hối tiếc

+ Lá thật: Thời gian ra lá thật sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, thời vụ và điều kiện trồng trọt thường sau khi cây Bông vải mọc 10 ngày thì xuất hiện lá thật đầu tiên. Những lá thật đầu tiên có hình trái tim, thường lá thật thứ 5,6 trở đi mới có khía (chia thùy), với những giống chín muộn thường chậm ra lá khía. Nếu lá khía sâu 1/2 phiến lá gọi là khía chân vịt, khía sâu 2/3 phiến lá gọi là khía chân gà. Lá Bông vải khía chân gà ít bị sâu cuốn lá gây hại.

Lá thật cây Bông vải

Lá thật của cây Bông vải

Lá Bông vải có màu xanh, một số ít có màu tím. Kinh nghiệm sản xuất cho thấy dựa vào màu sắc của lá có thể biết được tình hình sinh trưởng của ruộng Bông vải, nếu “gần vàng, xa xanh” là sinh trưởng phát triển cân đối, nếu đến gần mà thấy xanh thẫm là triệu chứng Bông vải bị lốp, nếu ở xa mà thấy vàng là biểu hiện thiếu dinh dưỡng.

Trên lá Bông vải có nhiều lông, mật độ lông thưa hay dầy phụ thuộc vào giống. Phía sau mặt lá trên gân chính có một tuyến dầu. Tuyến dầu tiết ra mật hấp dẫn côn trùng. Phần tiếp giáp giữa cuống lá và phiến lá gọi là gối lá, nó có tác dụng giúp cho lá Bông vải xoay chuyển theo hướng mặt trời từ sáng đến chiều.

Những giống Bông vải trên lá có lông nhiều có khả năng chống chịu được bọ nhảy.

4. Nụ và hoa cây bông vải

Nụ hoa đầu tiên xuất hiện cùng với cành quả thứ nhất, nụ có hình tháp tam giác cân, ba mặt giới hạn bằng 3 tai nụ khép kín. Khi hoa sắp nở thì tràng hoa vươn lên rất nhanh, thò ra khỏi tai nụ.

Nụ Bông vải

Nụ Bông vải

Hoa Bông vải thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chủ yếu. Màu sắc hoa phụ thuộc vào từng giống, đối với giống Bông Luồi hoa có màu trắng sữa, Bông Cỏ và Bông Hải đảo hoa có màu vàng. Nhưng từ trưa và chiều thì chuyển sang màu hồng.

Hoa Bông vải mới nở - Hoa Bông vải nở ngày hôm trước

Hoa Bông vải mới nở - Hoa Bông vải nở ngày hôm trước

Cây Bông vải nở hoa

Cây Bông vải nở hoa

Cấu tạo của hoa Bông vải:

Tai hoa hình tam giác, mỗi hoa có 3 tai

Đài hoa do 5 lá đài hợp thành và bao lấy tràng hoa

READ  Nam Ô – Điểm đến hấp dẫn tiềm năng của du lịch Đà Nẵng - Cổng thông tin du lịch thành phố Đà Nẵng

Nhị đực có 60-90 nhị đực, mỗi nhị có một bao phấn, hạt phấn hình cầu có nhiều gai.

Bầu nhụy có 3-5 vách ngăn, trong mỗi vách ngăn có 7-11 noãn, các noãn sau này phát triển thành hạt Bông vải.

Hoa Bông vải

Hoa Bông vải

5. Quả và hạt bông vải

Quả Bông vải: thuộc loại quả nang. Số lượng quả mỗi cây nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện trồng trọt. Bông luồi 1 cây có > 15 quả, trong điều kiện trồng thưa, chăm sóc đặc biệt và để lưu niên có thể đạt 400 - 500 quả.

Mỗi quả Bông vải có từ 3 - 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 múi bông, mỗi múi gồm nhiều ánh bông, ánh bông gồm hạt và sợi bao quanh.

Quả Bông vải chín

Quả Bông vải chín

Kích thước và trọng lượng quả khác nhau tuỳ giống. Quả Bông Luồi > quả Bông Hải đảo > quả Bông Cỏ. Phân loại như sau:

+ Nếu P100 quả < 500 gam bông hạt là thuộc loại quả bé.

+ Nếu P100 quả từ 500 - 700 gam bông hạt là thuộc loại quả trung bình.

+ Nếu P100 quả > 700 gam bông hạt là thuộc loại quả lớn.

+ P100 là: trọng lượng của 100 quả

Hạt Bông vải: hình bầu dục, nhọn một đầu, khi chín có màu đen, rất cứng.. Phần ngoài của vỏ hạt là xơ bông, có xơ ngắn và xơ dài.

Hạt Bông vải đã xử lý thuốc

Hạt Bông vải đã xử lý thuốc

Thành phần trong hạt bông gồm có: Protein 21,7%; Lipid 21,4%; tro 3,96%; N 3%.

Hạt Bông vải có tính ngủ nghỉ sau thu hoạch, do vậy sau khi thu hoạch xong hạt Bông vải phải được phơi khô và bảo quản trong điều kiện thích hợp.

Trong cùng một loài, giống chín sớm hạt thường nhỏ hơn giống chín muộn. Trên cùng một cây thì quả gần gốc, gần thân chính có hạt nặng hơn quả xa gốc, xa thân chính.

6. Xơ bông vải

Xơ bông có màu trắng, mịn, xơ dài từ 12 - 50 mm tuỳ theo loài và giống bông. Trên hạt Bông vải có 2 loại xơ: xơ dài và xơ ngắn, xơ ngắn là xơ còn lại sau khi cán bông hạt để lấy xơ dài, xơ ngắn người ta còn gọi là lông áo vỏ hạt. Trong quá trình hình thành và phát triển xơ bông nếu gặp thời tiết không thuận lợi (ẩm độ và nhiệt độ) thì xơ bông ngắn, ít và không đều.

Hạt Bông vải đã xử lý thuốc

Bông vải chín rộ

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply