Or you want a quick look: Cà phê trứng là một thức uống làm từ cà phê, trứng, sữa, … những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang hương vị thơm ngon độc đáo mà ai thưởng thức đều không thể quên. Vậy nguồn gốc của cà phê trứng bắt đầu từ đâu?
Cà phê trứng có nguồn gốc từ đâu?
Cà phê trứng là một thức uống làm từ cà phê, trứng, sữa, … những nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang hương vị thơm ngon độc đáo mà ai thưởng thức đều không thể quên. Vậy nguồn gốc của cà phê trứng bắt đầu từ đâu?
Nhắc đến cà phê trứng bạn sẽ biết đến quán cà phê Giảng nổi tiếng ở Hà Nội với lịch sử lâu đời từ những năm 1950. Đây là nơi phát minh ra và mang cà phê trứng trở nên một món thức uống đặc trưng của đất nước Việt Nam, món thức uống mà khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đều muốn quay lại để thưởng thức. Hãy cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu ai đã phát minh ra món thức uống độc đáo này nhé!
1Cà phê bắt đầu ở Việt Nam từ khi nào?
Từ thời kỳ pháp đô hộ Việt Nam, Pháp đã du nhập cà phê vào Việt Nam từ những năm 1857 và chọn Tây Nguyên là nơi canh tác loại sản vật được cho là vàng đen được Châu Âu ưa chuộng này. Và từ đó Việt Nam bắt đầu xuất hiện những thức uống làm từ hạt cà phê, ban đầu là những nhà giàu và lan tỏa dần đến tầng lớp dân nghèo cũng được thưởng thức.
Từ đó làn sóng cà phê đầu tiên được sự du nhập và hội nhập văn hóa đã xuất hiện ở Việt Nam đến những năm 1975, cà phê giúp xóa bỏ ranh giới giàu nghèo và ai cũng có thể thưởng thức nó, một phin cà phê thơm lừng sau một ngày lao động mệt mỏi. Các quán cà phê đã bắt đầu mọc lên ở cả hai miền Bắc Nam của Việt Nam.
Khác với những quán cà phê sang trọng mang nét văn hóa Mỹ và chứa đựng tinh thần, sự phóng khoáng của con người Nam bộ ở miền Nam, thì ở miền Bắc lại phổ biến những quán cà phê gia đình do tự tay ông chủ pha chế và phục vụ rồi lấy tên chính mình làm tên quán như: cà phê giảng, cà phê Nhân, cà phê Lâm,...
2Nguồn gốc của cà phê trứng
Cà phê trứng bắt nguồn từ cụ ông Nguyễn Văn Giảng (đã qua đời năm 1987), ông từng là đầu bếp trong khách sạn Pháp nổi tiếng Metropole hồi đó. Khi pha chế thức uống cho những thực khách nước ngoài, các món capuchino với những nguyên liệu như cà phê, sữa, kem,... ông mong muốn người dân Việt Nam cũng được thưởng thức món thức uống thơm ngon này. Nhưng khi ấy mặt hàng kem sữa tươi rất hiếm và giá thành cao nên người dân Việt mình không thể tự mua được.
Ông liền nảy ra kết hợp cà phê với trứng, ông nghĩ rằng Việt Nam có rất nhiều trứng gà ngon vậy sao không tận dụng chúng. Và từ đó cà phê trứng bắt đầu xuất hiện ở quán cà phê Giảng từ năm 1946, một món thức uống độc lạ với người Việt Nam thời ấy nhưng lại có giá thành rẻ mà mọi tầng lớp đều có thể thưởng thức.
Để làm được một ly cà phê trứng cần những nguyên liệu gồm trứng gà tươi, cà phê, đường, sữa và một số bí quyết gia truyền khác. Lòng đỏ trứng gà sẽ được đánh bông bằng tay cùng với sữa, đường sau đó sẽ đổ cà phê đun sôi. Vậy là một ly cà phê trứng đã được tạo ra, khi đó ông Giảng phục vụ ly cà phê trứng đặt trong một tách nước nóng để giữ ấm cho cà phê và lớp trứng phía trên.
Một ly cà phê trứng nóng, lớp bọt trứng thơm ngọt béo phía trên kết hợp với cà phê đắng phía dưới hòa quyện vào nhau mang đến cho người dùng những trải nghiệm vị giác vô cùng tinh tế không thể nào quên.
Từ đó cà phê trứng đã dần chiếm đóng phần nào trong lòng người dân Hà Nội cho đến ngày nay. Hiện nay công nghệ tiên tiến, việc đánh trứng đã trở nên dễ dàng hơn, trứng được đánh bằng máy giúp giữ được độ bông mịn lâu hơn nên món cà phê trứng đã có phiên bản dùng lạnh và nhiều sự kết hợp khác với ca cao hay matcha,.. Nhưng đối với ông Nguyễn Chí Hòa người con út của ông Giảng dù thay đổi thêm nhiều món thế nào thì chất lượng của cà phê trứng truyền thống vẫn được giữ nguyên.
Hy vọng qua bài viết Bách Hóa XANH đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguồn gốc của cà phê trứng - một đặc sản không thể quên của người dân Hà Nội.
Thưởng thức hương vị cà phê tại Bách hóa XANH:
Xem thêm:
>> Cách làm cà phê trứng độc lạ, ngon miệng, không bị tanh tại nhà
>> Cách pha cà phê phin sánh đậm, thơm nồng, chuẩn vị cà phê Việt
>> Nên uống cà phê nóng hay lạnh?
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH