Cà phê moka là gì? Đi tìm nguồn gốc hoàng hậu của các loại cà phê

Or you want a quick look: Cà phê moka là gì?

Cà phê moka là gì?

cà phê moka

Cà phê moka là tên gọi ở Việt Nam hay trên thế giới gọi là cà phê mocha. Từ Moka bắt nguồn từ tên thành phố Mocha của Yemen, một nước miền Trung đông, nơi bắt nguồn của loại cà phê này.

Loại cà phê hạt Mocha được thu hoạch từ cây cà phê họ arabica ở Yemen. Hạt cà phê moka tương đối nhỏ, cứng, có hình dạng bất kỳ, màu sắc có thể từ vàng lục tới vàng nhạt.

Cà phê moka thuộc dòng Arabica. Đây là dòng cà phê chiếm 80% sản lượng cà phê được tiêu thụ trên thế giới và rất được yêu thích tại các nước phương Tây.

Theo truyền thuyết kể lại rằng, khoảng thế kỷ thứ 13, Giáo sĩ Marco Polo (1254-1324) đã có những chuyến hành trình xa xôi từ châu Âu đến vùng đất Ả Rập. Trong chuyến hành trình, đoàn thuyền của Polo và các tùy tùng thiếu lương thực buộc phải dừng chân tại vùng Ṣūr (thuộc Tyre, Lebanon ngày nay).

Tại đây, giáo sĩ Polo đã tình cờ trông thấy một người Yemen mang một loại cà phê từ thành phố Mocha đến bán. Thời điểm đó, loại cà phê này chưa được biết đến rộng rãi ở châu Âu. Polo đã mua một ít cà phê mocha rồi trở về.

Đến khoảng năm 1595, Pedro Paez, một Giáo sĩ Dòng Tên được cho là người đầu tiên nếm thử vị cà phê mocha. Loại cà phê này được cho là bắt đầu phổ biến trên toàn thế giới từ thời gian này. Bởi ở thời điểm đó, thành phố Mocha của Yemen nằm ngay vùng cửa biển Đỏ. Đây là nơi giao thương nhộn nhịp của nhiều vùng Bắc Phi - Ấn Độ Dương nối với Nam Á…

Đến thế kỉ 17, cà phê hạt Mocha chỉ có ở thành phố cảng của Mocha, Yemen. Điều đặc biệt là ở đây người ta chỉ bán hạt cà phê mocha đã rang sẵn để tránh việc bị ăn cắp giống đem trồng ở những nơi khác.

READ  8 lợi ích vàng của tảo biển Nhật với sức khỏe con người

Dù vậy, một số thủy thủ của tàu buôn đã lấy được hạt giống và đem về trồng ở đảo Java, Indonesia. Sau đó, một giống cà phê mocha mới ra đời gọi là cà phê Mocha Java, khác biệt hơn so với cà phê Mocha ở Yemen.

Nguồn gốc cà phê moka ở Việt Nam

Cà phê mocha được người Pháp đem tới Việt Nam cùng công cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Từ thế kỷ 19, người Pháp tràn vào Việt Nam đã khám phá ra cao nguyên Lâm Viên ở tỉnh Lâm Đồng là nơi có khí hậu lý tưởng để nhân giống cà phê mocha. Họ đem tới đây giống cà phê thuộc dòng Bourbon Arabica.

trồng cà phê trên cao nguyên lâm viên

Không phải Buôn Ma Thuột, thủ phủ của cà phê Việt Nam mà chính Cao nguyên Lâm Viên mới là nơi thích hợp để trồng được giống cà phê quý hiếm này. Cao nguyên Lâm Viên cao từ 1500-1600 m so với mặt nước biển. Nơi đây được cho là có những điều kiện địa lý và khí hậu lý tưởng để trông giống cà phê mocha, giống như ở Yemen, quê hương của loại cà phê này.

Người Pháp trồng giống cà phê moka đầu tiên tại làng Cầu Đất. Sau này, bác sĩ Pasteur là người tìm thấy giống cà phê này ở nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tương đồng với Colombia và Brazil là nơi trồng cây cà phê Arabica nổi tiếng nhất thế giới.

Tuy nhiên, năng suất của cây cà phê Moka rất thấp, thường xuyên bị sâu bệnh. Do đó cho đến nay cà phê Moka còn được trồng rất ít ở cao nguyên này. Thay vào đó, người ta trồng loại cà phê Catimor cũng là một giống thuộc Arabica.

Hương vị của cà phê moka là gì?

Nếu cà phê chồn có vị đắng quyến rũ thì cà phê moka lại mang tới vị chua đặc trưng không thể lẫn lộn.

Bản thân giống cà phê Arabica nguyên chất là có vị chua thanh tự nhiên không gắt mà vẫn dậy mùi thơm. Khi mới nhấp hụm cà phê ở đầu lưỡi, người ta sẽ thấy vị đắng nhẹ trước sau đó là vị ngọt dần ngọt dần nơi đầu lưỡi.

READ  Tượng Phật Chùa Ông Núi - Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á tại Bình Định

Nhiều người nhầm lẫn cà phê chua là loại cà phê lẫn tạp chất hay không đảm bảo chất lượng. Chỉ những người sành cà phê mới nhận ra cái vị chua thanh của cà phê moka.

Cà phê không chỉ đơn giản là thức uống mà còn là một nghệ thuật thưởng thức đầy tinh tế.

Cà phê moka cũng thường bị nhầm với tên gọi một loại cà phê có sữa và sô-cô-la.

Giống cà phê Moka thuộc dòng dòng Arabica được cho là khó trồng nhất trong các giống cà phê. Loại cà phê này sức đề kháng yếu, dễ bị sâu bệnh, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ đòi hỏi đặc thù cao nhưng lại cho năng suất lại rất ít.

Những người trồng cà phê ở Đà Lạt hiện cây chủ yếu trồng Catimor đại trà còn cà phê Moka vẫn còn sót lại nhưng rất ít. Giống cà phê Moka là Arabica thuần chủng, còn Catimor là giống mới được đưa vào trồng đại trà cách đây khoảng 15 năm, được lai tạo giữa Arabica và Robusta, cho năng suất cao, khỏe, dễ tính, kháng sâu bệnh tốt, nhưng hương vị thì kém xa Moka.

Đến thời điểm này tại Cầu Đất chỉ còn vài trăm gốc các giống cà phê như Moka, Typica,

Caturra (cà vàng) được nông dân giữ lại làm kỷ niệm. Khoảng 99% cà phê Arabica ở Việt Nam và trên thế giới là giống Catimor.

Trong cà phê Arabica được trồng tại Cầu Đất ở Đà Lạt hiện nay đôi khi người ta vẫn thu hoạch lẫn vào đó những hạt Moka nhưng người dùng thì khó nhận ra bằng mắt thường.

Người ta có thể dễ so sánh mùi cà phê nhân giống nhất với mùi vùng cao, mùi những bản làng người Mèo, mùi áo chàm đi sương về hong bếp lửa, mùi sương. Người ta miêu tả nó giống với sự hòa quyện của một chút mây mù và khói bếp lại có thoang thoảng mùi vani và một chút mùi ngai ngái.

Phân biệt một số loại cà phê phổ biến

Trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm loại cà phê khác nhau. Mỗi loại hạt cà phê lại có đặc điểm nhận dạng khác nhau cũng như hương vị đặc trưng riêng. Cùng tham khảo cách phân biệt một số loại cà phê phổ biến hiện nay.

READ  Chùa một cột Hà Nội ở đâu, giờ mở cửa, giá vé & hình ảnh?

Cà phê Culi hay cà phê bi: Đây là loại cà phê có hạt rất to và tròn nên mới được ví là cà phê bi. Trong một quả cà phê Culi chỉ có duy nhất một hạt. Cà phê Culi có vị đắng ngắt, nước màu đen đặc sóng sánh hàm lượng cực cafein cao.

Cà phê Cherry: Cà phê Cherry hay Libery là một loại một loại cà phê mít. Loại cà phê này có nhiều ở vùng núi Chứa Chan, Long Khánh. Giống cà phê này có sức chống chịu sâu bệnh rất tốt, cây này thậm chí không cần tưới nước, cho năng suất khá cao nhưng lại không được trồng phổ biến.

Hạt cà phê Cherry màu vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha một tách cà phê cherry sẽ tào hương thơm thoang thoảng tương tự như vị chua của quả cherry.

Cà phê Moka: Cà phê Moka được trồng số ít ở làng Cầu Đất, Đà Lạt, Lâm Đồng. Giống cà phê này khó trồng nhất trong các loại cà phê. Chỉ ở Đà Lạt mới có điều kiện thuận lợi để cà phê moka sinh trưởng và phát triển.

Cà phê Moka được gọi là hoàng hậu của vương quốc cà phê bởi vì loại hạt Moka to và đẹp hơn nhiều giống cà phê khác. Hương thơm của nó cũng đặc biệt tinh tế, không quá nồng nàn mà thoang thoảng cực kỳ sang trọng.

Cà phê Arabica: Loại cà phê này được trồng ở chủ yếu ở các cao nguyên cao trên 800m so với mặt nước biển ở Brazil hay Indonesia. Hạt cà phê Arabica hơi dài, cà phê này có vị chát nhưng khá thơm.

Cà phê Robusta: Giống cà phê này được trồng ở độ cao dưới 600m, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam. Việt nam là cường quốc xuất khẩu cà phê (phần lớn là Robusta) đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Brazil). Hạt cà phê Robusta nhỏ hơn cà phê Arabica, loại này vị đắng gắt.

ourcoffeewithacause.net

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply