Or you want a quick look: Không hiểu tại sao, rất nhiều người thường tránh không xuất hành vào ngày mùng 5 Tết, dù cho đây chỉ là lời truyền miệng trong dân gian.
Không hiểu tại sao, rất nhiều người thường tránh không xuất hành vào ngày mùng 5 Tết, dù cho đây chỉ là lời truyền miệng trong dân gian.
Bạn đang xem: Người việt nam kiêng xuất hành ngày mùng 5 tết vì sao
Người ta vẫn thường truyền tai nhau rằng "chớ nên xuất hành vào mùng 5 Tết",nhưng lý do thực sự thì chẳng ai rõ.
Từ xưa, người Việt đã đặt ra khá nhiều điều kiêng kị không nên làm trong Tết, trong số đó, không thể quên câu: 'Mùng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi còn lỗ huống là đi buôn'. Theo đó, mùng 5 không nên ra đườngvì sẽ gặp 'điềm xui xẻo ngày đầu năm', dù là trong những ngày xuân, vậy lý do từ đâu mà ra?
Từ xa xưa, dân gianthườngcó quan niệm 'Có thờ có thiêng, có kiêng có lành'. Khi làm bất cứ chuyện gì lớn, quan trọng, ảnh hưởng đến đời người nhưcưới hỏi, xây nhà, khai trương... người ta thườngxem ngày, chọn ngày tốt. Trong số những ngày mà mọi người tránh không làm việc lớn đó có ngày Nguyệt Kỵ, hay nói dễ hiểu hơn là ngày Con Nước.
Không nên làm chuyện lớn vào ngày này.Nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian
Xưa kia, nhà vua thường xuất giá vi hành hoặc tuần tra khắp kinh thành. Trong ba lần đi của mỗi tháng thì chu kỳ của mỗi lần đi cách nhau 9 ngày. Ngôi vua được biểu hiện bằng số 5 nên nhà vua lấy ngày mùng 5 là ngày đi đầu tiên, rồi đến ngày 14 và ngày 23 là ngày đi cuối cùng.
Mỗi tháng, nhà vua đi ba lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày,Theo tục lệ phong kiến của người Á Đông, người dân không được quyền trông thấy mặt vua, nếu không sẽ phạm vào tội bất kính. Tục lệ này còn áp dụng cho các quan trong triều đình, không ai đượcthấy mặt vua. Mỗi lần chầu, họđều phủ phục trong sân rộng cách xa chỗ vua ngồi mấy mươi mét vàcúi đầu không dám ngước nhìnlên. Chỉ có những cận thần và cận vệ mới được đối diện với vua.
Xem thêm: Black Friday & Cyber Monday Là Ngày Gì Và Diễn Ra Vào Ngày Nào Năm 2021?
Do tục lệ nhà vua thường xuất giá đi vi hành hoặc tuần tra khắp kinh thành, dân chúng đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà. Không ai được lén dòm ngó hoặc lảng vảng ngoài đường nơi xa giá đi qua. Nếu không tuân lệnh mà rủi ro bị quan, quân lính gặp ở đường, kẻ xui xẻosẽ bị xử chém. Do đó, mọi người truyền nhau phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh việc không maygặp lúc vua đi qua mà gánh lấy tai họa. Dần dần về sau, ba ngày trên trở thành ngày Nguyệt Kỵ, ai ai cũng coi làrất xấu.
Giải thích theo đúng khoa học
Theo khoa học, cứ khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một 'vùng trời' mới. Lúc này, các dòng năng lượng dao động ảnh hưởng tới toàn bộ sự sống trên trái đất. Vào những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất bởilực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh vàdễ làm con người mất tự chủ, dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên, chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay 'cắn hóng'.
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5, người ta luôncoi đâylà ngày xấu nhất. Từ xa xưa ông bà cũng có câu nói về ngày này 'Nen nét như rắn mùng 5', do vào ngày này, rắn sẽ không ra khỏi hang. Sở dĩ, rắn không ra đường vào ngày này là do phương lực ly tâm từ Trái đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt trăng, hướng tâm từ Mặt trời và vũ trụ không bình thường. Điều đó gây cho chúngsợ hãi, hoa mắt không dám ra ngoài.
Ba ngày mùng 5, 14 và 23 là ba ngày kị trong mỗi tháng nên được gọi là Ngày Nguyệt KịNgoài ra, những ngày Tết phụ - tức mùng 4, 5, 6 - là ngày 'con nước', tức ngày triều cường dâng. Những ngày này thường sinh ra dòng hải lưu bất thường, gây nguy hiểm cho thuyền bè ở vùng vịnh Bắc Bộ. Từ đó, người xưa quan niệm những ngày này thường mang đến điềm xui, nhất là những người đang đi xa (do phương tiện của người xưachủ yếu là tàu thuyền).
Dẫu có cơ sở lịch sử, văn hóa và cả nghiên cứu khoa học lý giải cho những câu truyền miệng trong dân gian, nhưng điều đó không có nghĩa là ai ai cũng phải đóng kín cửa 'cố thủ' trong nhà. Những căn cứ trên sẽmang tính tham chiếu để chúng ta cẩn trọng hơn khi ra đường. 'Quân sự tại thiên, hành sự tại nhân', việc nào chúng ta thực hiện một cách cẩn thận, lý trí thì ắt sẽgặp nhiều thuận lợi.