BỘ XÂY DỰNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 08/2018/TT-BXD | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, CHỨNGCHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGTẠI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quảnlý hoạt động xây dựng,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hànhThông tư hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng,chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt độngxây dựng tại Việt Nam.
Bạn đang xem: Chứng chỉ hành nghề tiếng anh là gì
Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư nàyhướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉnăng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tạiViệt Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này ápdụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoàihoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Chuyênmôn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Chuyên môn đào tạo của cá nhân đượcxác định là phù hợp khi chuyên ngành hoặc nội dung chương trình đào tạo của cánhân đó phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng,cụ thể như sau:
1. Đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng
a) Khảo sát địa hình: Chuyên môn đượcđào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, bản đồ, xây dựngcông trình;
b) Khảo sát địa chất công trình:Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, xây dựngcông trình.
2. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kếquy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành:kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyênngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
3. Đối với lĩnh vực hành nghề thiết kếxây dựng công trình
a) Thiết kế kiến trúc công trình:Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kiến trúc;
b) Thiết kế kết cấu công trình dân dụng- công nghiệp: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trìnhmà trong nội dung chương trình đào tạo có môn học về các loại kết cấu côngtrình dân dụng - công nghiệp;
c) Thiết kế cơ - điện công trình:Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiết kếcác hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
d) Thiết kế cấp - thoát nước côngtrình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến thiếtkế cấp - thoát nước;
đ) Thiết kế xây dựng công trình giaothông: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình giaothông;
e) Thiết kế xây dựng công trình nôngnghiệp và phát triển nông thôn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xâydựng công trình có liên quan đến thiết kế các loại công trình nông nghiệp vàphát triển nông thôn;
g) Thiết kế xây dựng công trình hạ tầngkỹ thuật: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đếnthiết kế các loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sátthi công xây dựng
a) Giám sát công tác xây dựng côngtrình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng côngtrình, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liênquan đến xây dựng công trình;
b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bịvào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: điện,cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuậtkhác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
5. Đối với lĩnh vực hành nghề địnhgiá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặcchuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
6. Đối với lĩnh vực hành nghề quản lýdự án: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng côngtrình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đếnloại dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều 3. Tổ chứcthực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp mới,cấp lại đối với chứng chỉ hành nghề đã hết hạn sử dụng, điều chỉnh, bổ sunglĩnh vực, nâng hạng chứng chỉ hành nghề thì đề sát hạch bao gồm 05 câu hỏi vềkiến thức pháp luật và 20 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp (kiến thức chuyênmôn) có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian sát hạchtối đa là 30 phút, số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểmtối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 80 điểm, điểm tối đa cho phần kiếnthức pháp luật là 20 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch phần kiến thức pháp luậttối thiểu 16 điểm và tổng điểm từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xét cấpchứng chỉ hành nghề.
2. Trường hợp cá nhân được miễn sát hạchvề kiến thức chuyên môn thì đề sát hạch bao gồm 10 câu về kiến thức pháp luật.Thời gian sát hạch tối đa là 12 phút. Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 40điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 32 điểm trở lên thì đạt yêu cầu để xem xétcấp chứng chỉ hành nghề.
3. Cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉhành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực nhưng bị mất hoặchư hỏng thì không yêu cầu sát hạch.
4. Đối với cá nhân nộp hồ sơ đề nghịcấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng nhưng chưa có kết quả sát hạch thìthời hạn xét cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 17Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP được tính kể từ thời điểm có kết quả sáthạch.
5. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉhành nghề thông báo thời gian, địa điểm và danh sách cá nhân đủ/không đủ điềukiện sát hạch trước thời gian tổ chức sát hạch ít nhất 03 ngày.
Xem thêm: Tự Thụ Phấn Là Gì Và Tại Sao Thụ Phấn Lại Quan Trọng Với Chúng Ta?
Điều 4. Đánh giácấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lựchoạt động xây dựng có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổchức theo các điều kiện tương ứng với từng hạng và lĩnh vực hoạt động xây dựngđược quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP và Điều này. Tổ chức được cấp chứngchỉ năng lực hoạt động xây dựng khi các điều kiện được đánh giá là đạt yêu cầu.
2. Tương ứng với từng hạng và lĩnh vựcđề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức phải có cá nhân đảmnhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; cá nhân tham gia thựchiện công việc có chuyên môn phù hợp theo quy định. Mỗi cá nhân thuộc tổ chứccó thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề,tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứngtheo quy định.
Cá nhân tham gia thực hiện công việccủa tổ chức được xác định là phù hợp với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứngchỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tạiĐiều 2 Thông tư này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụtrách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độchuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sátthi công xây dựng.
3. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhânđảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một sốlĩnh vực, loại hình, bộ môn thì việc đánh giá được thực hiện như sau:
a) Đối với tổ chức khảo sát xây dựng:Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựngđối với một loại hình khảo sát xây dựng thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạtđộng xây dựng đối với loại hình khảo sát xây dựng đó;
b) Đối với tổ chức lập quy hoạch xâydựng: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng, chủ trìthiết kế các bộ môn kiến trúc - quy hoạch, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phùhợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
c) Đối với tổ chức thiết kế xây dựngcông trình
Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựngcông trình dân dụng, công nghiệp: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kếxây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng của tổ chức phải cóchứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúccông trình, thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp, thiết kế cơ -điện công trình, thiết kế cấp - thoát nước công trình phù hợp với công việc đảmnhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp tổ chức kê khai cáccá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kếxây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối vớinội dung thiết kế xây dựng công trình của bộ môn đó.
Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựngcông trình giao thông: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng,chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xâydựng công trình giao thông phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứngchỉ của tổ chức.
Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựngcông trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cá nhân đảm nhận chức danh chủnhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉhành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn phùhợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựngcông trình hạ tầng kỹ thuật: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xâydựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kếxây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với loại công trình và hạng đề nghịcấp chứng chỉ của tổ chức.
d) Đối với tổ chức tư vấn quản lý dựán: Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của tổ chức phải chứng chỉ hànhnghề: giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với công việc đảmnhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
đ) Đối với tổ chức giám sát thi côngxây dựng: Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng,giám sát viên chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi côngxây dựng theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số100/2018/NĐ-CP thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đốivới lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉnăng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kếtquả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Trườnghợp tổ chức đề nghị cấp nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ nănglực thì thời hạn hiệu lực của chứng chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
5. Tổ chức nước ngoài không yêu cầuphải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Thông tư nàykhi hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
Điều 5. Bãi bỏ, sửađổi, bổ sung một số quy định quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tạiViệt Nam
2. Sửa đổi, bổsung Điều 8 Thông tư số 14/2016/TT-BXDnhư sau:
“Điều 8. Quy định về báo cáo
1. Định kỳ trước ngày 10 tháng 12hàng năm, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo tới cơ quan cấp giấyphép hoạt động xây dựng và Sở Xây dựng nơi có dự án, về tình hình thực hiện hợpđồng theo mẫu tại Phụ lục số 9 của Thông tư này.
2. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12hàng năm, Sở Xây dựng báo cáo Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng về tình hìnhcấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng và hoạt động của nhà thầunước ngoài tại địa phương theo mẫu tại Phụ lục số 10 của Thông tư này.”
Điều 6. Hiệu lựcthi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 20 tháng 11 năm 2018.
3. Các Bộ, cơquan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhânliên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời vềBộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTT Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án NDTC; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; - Sở Xây dựng các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo, Website của CP, Website của Bộ XD; - Lưu: VT, PC, HĐXD. |