Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người [TOP bài viết điểm CAO]

Or you want a quick look:

Nghị luận về lòng tự trọng để thấy vai trò cũng như ý nghĩa lớn lao của lòng tự trọng đối với mỗi người. Lòng tự trọng ở một người luôn đi cùng sự thiện lương, đạo đức, tư tưởng nhân nghĩa… Cùng nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người để từ đó xây dựng phong cách và tư tưởng sống cho chính mình. Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn nghị luận về lòng tự trọng của con người, cùng tham khảo nhé!. 

Nội dung chính bài viết

Gợi ý mở đề nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người

Mở đề 1: Ta khó có thể trở thành một người hoàn hảo tuyệt đối trong cuộc sống, nhưng có lẽ hoàn thiện nhân cách là điều mà bất kì ai cũng cần hướng tới để tạo nên giá trị cho bản thân mình. Một trong những phẩm chất quan trọng góp phần làm nên nhân cách con người chính là lòng tự trọng. Dường như ở bất kì thời đại nào đi nữa thì phẩm chất ấy cũng được nhân dân ta xem là một trong những phẩm cách quan trọng hàng đầu.

Mở đề 2: Để đạt được thành công trong cuộc sống này, mỗi người cần phải trang bị cho mình nhiều hành trang. Đó không chỉ là cần trang bị về tri thức, về năng lực mà còn cả về tâm hồn. Để đạt được thành công cần sự kiên nhẫn, ham học hỏi, quan trọng hơn đó là cần lòng tự trọng. Những tưởng lòng tự trọng không có mối quan hệ nào với thành công nhưng thực chất đó lại có mối quan hệ mất thiết, là động lực thúc đẩy ta đạt được thành công.

Viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng trong cuộc sống

Giải thích khái niệm lòng tự trọng là gì?

Hiểu thế nào về lòng tự trọng? Tự trọng có thể được xem là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính bản thân mình. Nói rõ hơn, tự trọng chính là tự quý trọng bản thân mình, không làm những việc gì ảnh hưởng đến giá trị và hình ảnh của chính mình để phải cảm thấy hổ thẹn với mọi người.

Người có lòng tự trọng là người sẽ luôn tự xem trọng giá trị của bản thân, biết trân trọng những gì bản thân có về mặt đạo đức và bảo vệ nó, không để người khác xâm phạm và làm tổn hại đến. Bên cạnh đó, người có lòng tự trọng cũng sẽ có ý thức tôn trọng giá trị của người khác và không làm ảnh hưởng đến những điều đó của họ. Khi có lòng tự trọng là con người đang dần đi đến hướng hoàn thiện con người mình về nhân cách.

khái niệm lòng tự trọng và nghị luận về lòng tự trọng Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người [TOP bài viết điểm CAO]
Khái niệm lòng tự trọng và nghị luận về lòng tự trọng

Tại sao con người phải có lòng tự trọng? 

  • Lòng tự trọng giúp bản thân mỗi người có thể nhìn nhận sự vật, sự việc, bản thân đúng hoặc sai, cũng như những điểm chưa hoàn thiện. 
  • Lòng tự trọng cũng giúp mỗi người thành công trong công việc lẫn học tập. Lí do là vì người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình.
  • Lòng tự trọng còn giúp mỗi chúng ta sống đẹp và sống có ích. Điều này sẽ giúp xã hội lành mạnh hơn.
  • Lòng tự trọng còn giúp khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác trong mỗi người.
  • Lòng tự trọng cũng giúp chúng ta có thể học được cách tôn trọng người khác một cách tốt nhất. 

Những biểu hiện của lòng tự trọng là gì?

Trong cuộc sống, lòng tự trọng có thể được biểu hiện thông qua lời nói và việc làm trong chính cuộc sống hằng ngày. Người có tự trọng sẽ có suy nghĩ, lời nói và hành động đúng với sự thật, không làm sai lạc đi những gì đúng đắn, những gì thuộc về chân lí. Bởi một khi đã làm sai lạc đi thì tức là con người đang đi ngược lại với những gì thuộc về các giá trị đạo đức mà cộng đồng và xã hội tôn thờ, xây dựng.

Khi nghị luận xã hội về lòng tự trọng, ta thấy người có lòng tự trọng có thể biểu hiện phẩm chất đó của mình qua những việc làm rất nhỏ. Nếu là học sinh, tự trọng chính là việc đến trường và giữ sự trung thực trong học tập. Khi có kiểm tra, nếu không học bài cũng không cho phép bản thân mình nhìn bài của bạn hoặc quay cóp, gian lận để đạt được điểm cao. 

Trong công việc, khi biết tự trọng, người đó sẽ nỗ lực hết mình phục vụ cho công việc để xứng đáng với đồng lương mà bản thân được nhận hằng tháng. Người tự trọng cũng sẽ không có tính tham lam của cải, vật chất mà không phải do mình làm ra, không vi phạm luật khi tham gia giao thông hay lỡ gây ra lỗi lầm với người khác thì sẽ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Trong bất kì hoàn cảnh nào, con người biết tự trọng sẽ luôn bảo vệ nhân cách của bản thân. Ông bà ta xưa nay vẫn thường dạy con cháu rằng “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay tục ngữ có câu “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Thông qua những câu nói ấy, có lẽ ông bà muốn mọi người ý thức được việc dù phải sống trong điều kiện thiếu thốn về vật chất cũng không được lấy đó làm cái cớ để biến mình thành một kẻ thiếu lòng tự trọng. 

Dù cho khổ sở thế nào, đói rách ra sao thì mỗi người cũng phải giữ cho bản thân mình được “sạch”“thơm”. Có rất nhiều những câu chuyện về tấm gương những người có ý thức giữ gìn nhân cách cho mình dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. 

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng ta cũng không thể không nhắc đến câu chuyện người thợ xây ở Bình Định không hề tham của rơi khi nhặt được túi xách có giá trị đến 40 triệu đồng đã trả lời cho những du khách nước ngoài. Anh chàng nhân viên dọn vệ sinh ở một chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trả lại số tiền lên đến hàng ngàn đô cho người bị mất khi vô tình nhặt được. 

Những người như chàng trai lao công hay anh thợ xây rõ ràng có thể dùng số tiền họ nhặt được để trang trải cho cuộc sống của mình được phần nào nhưng họ đã không làm như thế. Họ chính là những tấm gương rất sáng về sự trung thực, lòng tự trọng và sự đồng cảm cho hoàn cảnh của người khác trong cuộc sống rất đáng để ta học tập.

Người có ý thức giữ gìn lòng tự trọng tuyệt đối không để mình sa vào những điều phạm pháp, xấu xa như trộm, cướp… Nếu làm những điều sai trái chỉ vì một chút vật chất thì chắc chắn ta cũng sẽ có lúc cắn rứt, dằn vặt vì bản thân tự bôi nhọ lên nhân cách của mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng để thấy khi biết tự trọng, con người sẽ nhìn nhận được giá trị bản thân đang có cũng như những hạn chế, khiếm khuyết của chính mình. Nếu là những ưu điểm, mỗi người sẽ có thức giữ gìn và không để cho người khác dễ dàng tác động để ta mất đi những điểm tốt ấy. Còn với những hạn chế, ta sẽ cố gắng tìm tòi, học hỏi và bổ sung để dần hoàn thiện bản thân mình.

Từ nhận thức về giá trị của bản thân, người có tự trọng sẽ biết có thái độ cư xử đúng mực ở các mối quan hệ trong cuộc sống. Với mọi người mà đặc biệt là người lớn hơn, đó là thái độ lễ phép và từ tốn. Nếu họ có làm những gì ta cảm thấy chưa đúng, chưa hài lòng cũng tuyệt đối không dùng những lời lẽ xúc phạm đến họ để thể hiện cái tôi của bản thân. 

Bên cạnh đó, trước những vấn đề mà bản thân gặp phải, nếu đã tìm đến sự hỗ trợ và nhận được những lời góp ý từ mọi người thì phải biết cải thiện và sửa chữa tình trạng của bản thân, tránh việc để những vấn đề của ta gây phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác.

Bàn luận mở rộng nghị luận về lòng tự trọng

Lòng tự trọng sẽ giúp cho mỗi người có suy nghĩ đúng đắn và tích cực. Nó sẽ khiến cho con người có ý thức nỗ lực, cố gắng không ngừng để hoàn thiện những điều thiếu sót ở bản thân và đạt được thành công thực sự.

Khi có lòng tự trọng, mỗi người sẽ làm đẹp hơn giá trị con người mình, bên cạnh đó còn giúp cho xã hội ngày một phát triển theo chiều hướng tích cực. Một người giữ cho nhân cách của mình được trong sạch chắc chắn dù ít dù nhiều cũng tạo được hiệu ứng lan tỏa đến những người xung quanh. Như vậy, từ một người có lòng tự trọng, những người xung quanh cũng sẽ được tác động bởi phẩm chất ấy mà từ đó cũng có ý thức giữ gìn nhân cách tốt đẹp ở mình.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng sẽ thấy nó giúp con người được yêu quý, kính trọng. Sống trong cuộc sống, ai cũng muốn kết giao với những người biết tự coi trọng, giữ gìn nhân cách bản thân và đặc biệt là ngay thẳng, trung thực. Sự chân thành toát ra từ mỗi người sẽ là yếu tố giúp họ có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Tuy nhiên, trong cuộc đời, nếu có những người ra sức giữ gìn lòng tự trọng của chính mình thì lại có những người đánh mất đi phẩm chất tốt đẹp ấy. Họ sẵn sàng làm những việc trái với đạo đức, lương tâm chỉ vì tư lợi cá nhân. Hiện nay có không ít những tiểu thương vì muốn có thêm lợi nhuận bán ra những mặt hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng mà không hề cảm thấy có một chút hổ thẹn với lòng tin của người mua gửi gắm. 

Thậm chí những hành động như ngâm tẩm, bơm nước, chất kích thích, chất bảo quản vào thực phẩm để tăng trọng lượng hay giữ thực phẩm được lâu là những biểu hiện cho thấy sự xem thường sinh mạng con người. Khi làm như vậy, không những họ đã làm trái lương tâm, thiếu đi lòng tự trọng mà ngay cả tình đồng loại họ cũng đánh mất.

Nếu như lòng tự trọng được biểu hiện từ những việc làm giản đơn thì việc con người không có lòng tự trọng cũng bắt nguồn từ những hành vi nhỏ nhặt nhất. Làm không được bài kiểm tra thì nhìn trộm sang bài người khác để ghi chép; cãi vã nơi đông người để hơn thua; thấy người khác sở hữu những gì hơn mình thì sinh lòng ganh ghét, ích kỉ; làm cái gì đó sai phạm thì lờ đi không nhận lỗi; đi đường va chạm với người khác thì mặc kệ, làm ngơ bỏ đi vì sợ phiền phức… là một trong vô số những biểu hiện của việc đánh mất đi lòng tự trọng của con người.

Khi nghị luận xã hội về lòng tự trọng, ta thấy có những người vì sợ mất thể diện mà cố tình che đậy, giấu diếm những sai phạm chính là đang hủy hoại lòng tự trọng và biến bản thân thành một phiên bản lỗi của chính mình. Bởi, nếu ngay cả việc không dám thừa nhận những sai phạm của bản thân mà ta còn không làm được thì tức là ta đang dễ dãi, đồng lõa với những sai phạm, làm cho nó có cơ hội tiếp tục tồn tại và chế ngự ta. Hơn nữa, ta sẽ càng ngày càng trở thành một người gian dối và tự biến mình thành kẻ toan tính trong cuộc sống. Rõ ràng, nếu có những biểu hiện đó tức là ta đang phạm vào những giá trị đạo đức của chính mình.

Lòng tự trọng khác với lòng tự ái, tự cao. Trong khi người có tính tự ái, tự cao thường đề cao thái quá cái tôi của bản thân, họ cũng sẽ có thái độ khó chịu, giận dỗi khi người khác đánh giá thấp và coi thường mình thì người có tính tự trọng sẽ biết làm chủ bản thân, nhìn ra được điểm mạnh của mình để phát huy và có nhu cầu và không ngại để người khác chỉ ra những thiếu sót của bản thân mà khắc phục, sửa chữa.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng cũng cần phân biệt lòng tự trọng sẽ khác với sự tự ti. Nếu tự ti là tự đánh giá thấp bản thân, thiếu tự tin vào năng lực của chính mình dẫn đến ngại tiếp xúc, giao lưu với người khác thì tự trọng giúp người ta nhận thức rõ được yếu kém của bản thân nhưng lại có ý thức học hỏi, tiếp thu những điều tốt đẹp từ những người xung quanh. Nếu tự ti cản trở rất lớn đến sự cố gắng vươn lên, làm cho mỗi người luôn có tâm lí thất bại thì tự trọng sẽ tạo điều kiện để mỗi người hoàn thiện và khơi dậy những khả năng của chính mình.

tìm hiểu và nghị luận về lòng tự trọng Nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người [TOP bài viết điểm CAO]
Nghị luận về lòng tự trọng cùng với câu nói của Nguyễn Bá Thanh

Bài học nhận thức khi nghị luận lòng tự trọng

Với những giá trị tốt đẹp mà lòng tự trọng mang lại cho cuộc sống con người, mỗi người cần nhận thức rõ được ý nghĩa của phẩm chất ấy để có thể trang bị và rèn luyện đức tính tự trọng cho bản thân.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng sẽ thấy rằng lòng tự trọng được tạo nên từ những việc làm giản đơn nhất. Thế nên mỗi người hãy thể hiện phẩm chất ấy của mình bằng cách làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình với những nhiệm vụ được giao bằng chính khả năng và tấm lòng của mình chứ không hẳn vì giá trị vật chất hay quyền lợi thu được từ công việc ấy. Ngoài ra khi làm những công việc của mình thì nên làm bằng ý thức tự giác, chủ động mà không cần đến sự đốc thúc, nhắc nhở của người khác. Bên cạnh đó, hãy biết sống ngay thẳng, thật thà, không gian dối ngay từ trong lời nói đến hành động của mình.

Trong các mối quan hệ với những người xung quanh, mỗi người nên biết giữ thái độ sống chan hòa, giữ gìn những điều tốt đẹp mà bản thân mình có và phát huy nó để cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Đối với những cái xấu xa, việc né tránh nó không phải lúc nào cũng có thể làm được và đó cũng không phải là cách hữu hiệu. Thế nên thay vì trốn tránh, ta hãy tập giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp dù phải sống trong hoàn cảnh ngang trái, éo le như thế nào.

Gợi ý kết đề khi viết đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng

Quả thật, lòng tự trọng là phẩm chất tốt đẹp cần hình thành và duy trì ở mỗi người. Hãy bồi đắp cho mình phẩm chất tốt đẹp ấy ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất để trở thành một con người hoàn thiện và được mọi người yêu mến.

Bài viết tham khảo nghị luận xã hội về lòng tự trọng

Trong cuộc sống, lòng tự trọng được biết đến là không có mối quan hệ nào với thành công nhưng thực chất đó lại có mối quan hệ mất thiết, là động lực thúc đẩy ta đạt được thành công.

Vậy muốn lý giải được tại sao thành công được tạo nên một phần từ lòng tự trọng thì trước hết ta cần phải phải hiểu thế nào là tự trọng? Tự trọng đó là biết coi trọng và giữ gìn phẩm chất, danh dự của bản thân. Cụ thể hơn, tự trọng chính là ý thức được giá trị bản thân, biết mình là ai, mình đang ở đâu. Chính vì ý thức được mình là ai, mình nên được gì và cần nhận được gì thì con người sẽ hành xử đúng mực với vai trò của mình hơn. Họ ý thức được năng lực của mình thế nào mình nên đạt được điều gì không ham muốn những điều vượt quá năng lực của bản thân. Họ cũng ý thức được mình là người như thế nào, mình sẽ trở thành người như thế nào.

Ta muốn trở thành người trung thực thì ta sẽ hành xử phù hợp không gian dối. Lòng tự trọng không chỉ là ý thức của bản thân mà nó còn phải được hiện thực hóa ra bên ngoài thông qua thái độ, hành động ứng xử với mọi người xung quanh. Biểu hiện của lòng tự trọng rất đa dạng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau của đời sống như học tập, làm việc, sinh hoạt, trong các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè đến xã hội. 

Trong học tập, đó chính là việc tự giác học tập không cần nhắc nhở, chủ động học tập và hoàn thành bài tập về nhà, nhiệm vụ học tập được giáo viên giao. Với những bạn vì một lí do nào đó mà chưa làm bài tập thì phải nhận trách nhiệm không tìm cách thoái thác trách nhiệm. Đây là một hành vi rất phổ biến đối với các bạn học sinh, khi quên làm bài tập với những lí do không chính đáng như ngủ quên, quên làm bài, không mang tập, không chép bài,.. thì thay vì nhận lỗi các bạn học sinh lại ngụy biện tìm lí do chống chế không chỉ một lần mà là rất nhiều lần. Các bạn không những không hối lỗi thay đổi mà ngược lại cứ mãi tìm cách trốn tránh tạo thành một thói quen xấu.

Hay khi kiểm tra thi, vì không chăm học bạn không hiểu bài nhưng lại sợ điểm thấp , sợ bị thầy cô phê bình, ba mẹ trách phạt mà đã tìm mọi cách để gian lận. Từ việc mang tài liệu thu nhỏ vào phòng thi, đến việc hỏi bài bạn. Hành vi đó thật đáng trách không  xứng đáng là học sinh dưới mái trường trong sạch. Không những thế còn ảnh hưởng đến người khác. Hay có những bạn học sinh tuy học không hiểu nhưng lại không dám phát biểu hỏi thầy cô cứ mãi im lặng. Sự im lặng ấy không thể hiện sự tự trọng của bản thân mà ngược lại điều đó càng cho thấy bạn là người không cầu tiến.

Trong công việc hay cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, lòng tự trọng cũng được thể hiện rất rõ. Vì người biết tự trọng họ biết năng lực của mình ở đâu và điểm dừng ở đâu.Xác định được mục tiêu thì họ sẽ phấn đấu nỗ lực đi lên bằng chính năng lực bằng chính khả năng mà họ có. Phấn đấu nỗ lực chứ không luồn cúi, đút lót, nịnh bợ cấp trên cũng như không chèn ép, ngược đãi thị uy với cấp dưới. Phấn đấu nỗ lực để đạt mục tiêu chứ không phải bất chấp mọi thủ đoạn kể cả hãm hại, giẫm đạp người khác để đạt được điều mong muốn. Tuy cả hai đều sẽ đạt được mục tiêu nhưng nếu phấn đấu bằng năng lực của mình bạn có thể ngẩng cao đầu mà sống không còn sợ ai đâm chọt sau lưng hay gièm pha, bởi cây kim trong bọc lâu ngày rồi cũng sẽ lòi ra không có gì là bí mật mãi mãi. Dù bạn giàu có hay nghèo nàn nhưng tuyệt đối không được nghèo nàn về tinh thần.

Dù giữ bất kỳ cương vị nào cũng nên đối xử tử tế với mọi người, giữ gìn danh dự của bản thân trong mọi trường hợp như ông cha a đã dạy “đói cho sạch rách cho thơm”. Dù khó khăn đến mấy cũng sẽ có cách vượt qua đừng vì cái nghèo hay cái lợi trước mắt mà rũ bỏ đi lòng tự trọng của mình. Ngoài ra, người có lòng tự trọng vì họ ý thức được mỗi hành động mình làm đều sẽ ảnh hưởng đến người khác nên họ sẽ hạn chế nhờ giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

Những việc có thể làm họ sẽ tự làm mà không cần làm phiền ai, không cần ai giúp đỡ cũng như không than trách khi không nhận được sự giúp đỡ. Nhưng họ lại sẵn sàng giúp đỡ người khác. Người tự trọng sẽ hành xử phù hợp với các chuẩn mực văn hoá đạo đức chung của xã hội cũng như các chuẩn mực đạo đức của riêng họ. Khi giao tiếp họ sẽ là người điềm tĩnh nhất, không cắt ngang, không chen lời. Luôn im lặng lắng nghe nhưng đến khi cần ý kiến họ sẵn sàng nêu quan điểm của mình. Nếu cần phải tranh luận họ sẽ tranh luận dựa trên một tinh thần và một thái độ khách quan nhất có thể.

Vậy vì sao chúng ta cần có lòng tự trọng? Những người có lòng tự trọng là những người có ý thức rõ về bản thân về giá trị bản thân nên họ biết chuẩn mực là ở đâu. Chính vì vậy những người có lòng tự trọng cũng thường là những người hiền lành tốt bụng. Chính họ đã góp phần khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn. Hiện nay cái xấu , cái ác tràn lan dường như nhấn chìm niềm tin của con người nhưng cuộc sống vẫn còn đó những điều tốt đẹp. Những người làm ra điều tốt đẹp ấy chính là người có lòng tự trọng. Họ không đồng lõa với cái ác, không thỏa hiệp với cái ác cũng như không im lặng trước cái ác. Bởi họ hiểu được bản thân mình là ai, họ không đi ngược lại với quy tắc chuẩn mực cuộc sống của mình.

Điều này ta thấy rõ trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nước ta. Điển hình phải kể đến Trần Bình Trọng, dù bị tra khảo với những thủ đoạn tàn ác nhưng ông vẫn không hề khuất phục trước cường quyền mà thẳng thắn hiên ngang “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Hay đó còn là câu chuyện của chị Võ Thị Sáu, một người phụ nữ kiên trinh thà hi sinh tất cả thậm chí cả sinh mạng của mình để bảo vệ bí mật quân sự. Và còn nhiều nhiều các chiến sĩ kiên cường. Nếu họ không có lòng tự trọng sợ hãi trước uy quyền thì bạn có thể tượng tượng giờ đây chúng ta sẽ như thế nào. Chính những người nghĩa sĩ ấy là biểu tượng rõ nhất cho lòng tự trọng.

Ngoài ra những người tự trọng họ không ngừng nỗ lực phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi lẽ họ hiểu ý nghĩa và giá trị cuộc đời mình. Gặp những khó khăn, trở ngại họ sẽ tìm cách vượt qua để đi đến cái đích mà họ đã vạch ra. Họ không oán than cuộc sống quá bất công với bản thân, họ chấp nhận và tìm cách thay đổi. Thái độ sống tích cực cùng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần tự giác trách nhiệm mà họ thường đạt được những thành công nhất định so với mục tiêu họ đặt ra. Bên cạnh đó, những người có lòng tự trọng sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ.

Những người có lòng tự trọng sống ngay thẳng trong sạch với bản thân mình cũng như với người khác. Khi ở cạnh những người như vậy, ai mà không khỏi cảm khái trước sự thanh cao ấy, đặc biệt trong xã hội rối ren bị danh lợi che mắt này. Bên cạnh đó, nếu không chỉ là cá nhân có lòng tự trọng mà là cả một xã hội có lòng tự trọng thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, ý nghĩa biết bao.

Nhắc đến xã hội có lòng tự trọng không thể không nhắc đến Nhật Bản. Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến một quốc gia phát triển nhưng đồng thời cũng là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là sóng thần và động nhất. Nhiều cơn động đất kèm sóng thần dữ dội đã tàn phá Nhật Bản, khi ấy nước sạch và thức ăn trở thành những món hàng khan hiếm. Một số người sẽ lợi dụng thời cơ này để đầu tư tích trữ thu lợi nhuận nhưng Nhật Bản thì không. Các cửa hàng sẽ đồng loạt giảm giá bán các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết. Người Nhật trong tình trạng hỗn loạn ấy vẫn lặng lẽ trật tự xếp hàng chờ đến lượt mua nước sạch.

Hay câu chuyện về một em bé khi đang xếp hàng nhận cứu trợ thì được một người lớn tặng cho bánh mì, cậu bé lấy bánh mì rồi lặng lẽ mang bánh mì ấy đến nơi đựng hàng tiếp tế với ý muốn chia sẻ cho tất cả những người đang ở đây, không vì cậu bé còn nhỏ nên được ưu ái. Hay tinh thần Samurai nổi tiếng của Nhật Bản. Đó chính là lòng tự trọng và đó cũng là tinh thần thượng võ của cả một dân tộc. Điều ấy đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng khách du lịch đến thăm Nhật bản hay trong lòng người dân khắp thế giới khi nhắc về Nhật Bản.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều mẩu chuyện nhỏ nhặt trong đời sống thể hiện tinh thần này. Những câu chuyện nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất xuất hiện khắp nơi và gày càng nhiều. Đó cũng là một vẻ đẹp của người Việt Nam. Cuộc sống nhờ có những điều như thế mà ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều người không có lòng tự trọng. Họ sống không ngay thẳng mà chỉ tìm cách trục lợi cho bản thân. Lối sống vị kỷ đó thật đáng trách. Bởi lẽ họ sống cho bản thân không quan tâm đến mọi người xung quanh. Vì bản thân mà có thể sẵn sàng làm hại đến người khác. Và đặc biệt trong cuộc sống bon chen này, một số người vì đạt được mục đích mà không từ bất kỳ thủ đoạn nào thậm chí chà đạp lên người khác, ăn cắp chất xám trí tuệ của người khác cốt để làm lợi cho bản thân. Những người đó thật đáng trách. Họ sẽ bị mọi người xa lánh cô lập bởi lẽ không ai muốn ở bên cạnh một người có thể làm tất cả mọi thứ thậm chí là những việc trái quy luật, đạo lí để đạt mục tiêu.

Thế nhưng tự trọng không có nghĩa là tự ái, thói sĩ diện hão. Tự trọng là ý thức được giá trị của bản thân nên khi người khác phê bình mình nếu đúng họ sẽ lắng nghe tiếp nhận và thay đổi nhưng nếu sai họ sẽ im lặng, gạt bỏ ý kiến đó trong tâm trí. Nhưng còn những người tự ái họ sẽ để lại trong lòng và tỏ thái độ không vui khi bị phê bình dù đó là đúng hay sai. Làm bất kỳ điều gì người tự ái cũng sẽ cảm thấy không vui luôn sợ sệt để tâm đến sự chú ý của người khác. Dù chỉ là một lời nói vô ý hay một lời trêu đùa vô tình của người khác họ cũng sẽ để tâm và cảm thấy không thoải mái. Đó không phải là lòng tự trọng mà đó chỉ là lối sống ích kỷ, chú ý đến những thứ nhặt nhãnh như vậy sẽ rất mệt mỏi, khó chịu.

Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho mình cách sống tự trọng. Sống cho ngay thẳng, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Phấn đấu hết mình để đạt được và chinh phục được những mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời cũng phải biết tự giác trung thực trong mọi mối quan hệ. Luôn khiêm tốn học hỏi, lắng nghe hãy nhớ vị trí của mình để cư xử cho đúng mực.

Lòng tự trọng là một phẩm chất cần thiết. Đây sẽ là hành trang cần thiết để con người đạt được thành công. Đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay lại càng phải xây dựng lòng tự trọng trong bối cảnh hội nhập, để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan.

Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng của con người lớp 9

Để giúp bạn nắm được những ý chính trong nội dung bài viết cũng như cách triển khai đề văn này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ giúp bạn khái quát để lập dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người lớp 9. 

Mở bài nghị luận về lòng tự trọng của con người

  • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận về lòng tự trọng.
  • Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận xã hội về lòng tự trọng, đây được xem là phẩm giá tốt đẹp mà ai cũng cần có để hoàn thiện chính bản thân mình.

Thân bài nghị luận về lòng tự trọng của con người 

  • Giải thích khái niệm lòng tự trọng là gì?.
  • Tại sao mỗi người cần có lòng tự trọng.
  • Những biểu hiện của lòng tự trọng trong cuộc sống.
  • Bàn luận và mở rộng khi nghị luận về lòng tự trọng. 
  • Nêu bài học nhận thức cùng hành động khi nghị luận về lòng tự trọng.

Kết bài nghị luận xã hội về lòng tự trọng của con người 

  • Nhấn mạnh lại vấn đề cần nghị luận trong bài viết.
  • Lời nhắc nhở và nhắn nhủ với bạn đọc khi nghị luận về lòng tự trọng. 
  • Bày tỏ những suy nghĩ cùng quan điểm cá nhân của mình về đề bài trên.

Như vậy, lòng tự trọng có ý nghĩa rất lớn lao đối với phẩm cách và danh dự của mỗi người. Khi sống có lòng tự trọng chúng ta sẽ thấy mình sống có ý nghĩa, có mục đích, cảm nhận cuộc sống một cách tích cực hơn. Do đó, nghị luận về lòng tự trọng và tìm hiểu vai trò của nhân cách này cũng giúp mỗi người làm những việc tốt cho mọi người xung quanh và cho xã hội. Sống có lòng tự trọng chính là sống có ích, sống có giá trị mà mỗi người luôn cần phải cố gắng và trau dồi. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những ý văn hay bổ sung cho bài viết của mình về chủ đề nghị luận về lòng tự trọng, chúc bạn luôn học tốt!. 

Xem thêm:

Tu khoa lien quan:

  • tấm gương về lòng tự trọng
  • dàn ý nghị luận về lòng tự trọng lớp 9
  • bài văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 8
  • nghị luận xã hội 200 chữ về lòng tự trọng
  • đoạn văn khoảng 200 chữ về lòng tự trọng
  • viết đoạn văn suy nghĩ của em về lòng tự trọng
  • viết đoạn văn khoảng 200 chữ về lòng tự trọng
See more articles in the category: wiki
READ  Bueno là ai? Sự nghiệp của chàng rapper đa tài

Leave a Reply