Or you want a quick look: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng là gì?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là những ca từ thật đẹp trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giản đơn mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà đi vào lòng người chính là cách mà người nhạc sĩ ấy gửi gắm đến bao người về quan niệm sống tốt đẹp. Đó là tạo nên cái ấm áp của tình người trong cuộc sống… Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN nghị luận về chủ đề “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” qua bài viết dưới đây nhé!.
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng là gì?
Trong câu hát của mình, Trịnh Công Sơn đã nhắc nhở mọi người: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. “Tấm lòng” mà người nhạc sĩ nhắc đến ở đây có thể được hiểu là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng có trong mỗi con người. Đó là sự chia sẻ, sự đồng cảm hay chính là tình yêu thương của con người.
Rất dễ để nhận thấy biểu hiện của tình yêu thương của con người trong cuộc sống. Vậy một người sống trong đời sống cần có một tấm lòng thì có biểu hiện như nào? Một người có lòng yêu thương sẽ biết đồng cảm, san sẻ những gì mình có với mọi người. Những điều mình có không chỉ nhất thiết là những gì thuộc về vật chất mà còn là những giá trị tinh thần. Thể hiện sự chia sẻ bằng ánh mắt động viên, nét mặt đồng cảm, biểu lộ sự quan tâm bằng một lời hỏi thăm, một câu khích lệ nhất là những khi những người quanh ta gặp khó khăn, hoạn nạn. Dù chỉ là những biểu hiện nhỏ nhoi thôi nhưng lại rất thiết thực của người có “một tấm lòng” trong cuộc đời.
Người có tình yêu thương dạt dào với cuộc đời không chỉ dành sự quan tâm cho đồng loại mà với muôn loài, con người ấy cũng bộc lộ những tình cảm cao quý đó. Họ trân trọng sự sống của mọi sinh linh, vui khi thấy một nụ hoa hé mở, khó chịu khi ai đó làm dập nát cỏ cây hay khi chứng kiến hình ảnh một chú chim nhỏ sắp lìa đời thì trái tim cũng run rẩy theo những hơi thở thoi thóp cuối cùng ấy. Như vậy, nếu là con người sống mà có “một tấm lòng” với cuộc đời, con người ấy hẳn sẽ dành những tình yêu thương cho mọi sự sống trên đời.
Thông qua câu hát sống trong đời sống cần có một tấm lòng, có lẽ Trịnh Công Sơn muốn nhấn mạnh với mọi người về sự hiện diện quan trong trọng của tình yêu thương trong vô vàn những tình cảm cao đẹp của con người trong cuộc đời.
Ý nghĩa khi sống trong đời sống cần có một tấm lòng?
Khi con người sống có “một tấm lòng”, họ sẽ cho và nhận biết bao nhiêu giá trị tốt đẹp. Một người biết dành tình yêu thương cho những người xung quanh. Nhất là khi họ biểu hiện tình cảm ấy bằng thái độ, bằng những hành động cụ thể như sự giúp đỡ, lời động viên. Những lúc như vậy, họ trở thành chỗ dựa và tiếp thêm động lực cho người khác vượt lên trên những hoàn cảnh khó khăn và thách thức trong cuộc sống.
Có thể thấy, sống trong đời sống cần có một tấm lòng mang lại rất nhiều ý nghĩa lớn lao. Cuộc sống mà con người vốn có rất nhiều những gam màu sáng tối khác nhau. Sẽ có những lúc ta vui vẻ, yêu đời, gặp những điều may mắn và thành công. Thế nhưng, có ai dám chắc chắn một điều rằng đường đời của mỗi người lúc nào cũng trải đầy những thảm nhung để tiến tới đích đến hạnh phúc dễ dàng. Một điều không thể phủ nhận rằng sẽ có lắm khi con người gặp phải trở ngại, thách thức, trên đường đến thành công và hạnh phúc ít nhiều xuất hiện sỏi đá, thác ghềnh và hầm chông. Chính những lúc này, khi họ được đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm và giúp đỡ từ ta, nếu không được hỗ trợ về vật chất, ít ra họ cũng sẽ có một điểm tựa và vượt qua những thách thức nói trên.
Trong cuộc sống có rất nhiều những câu chuyện về tấm lòng nhân ái mà con người dành cho nhau, thể hiện sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Vào tháng 12 năm 2017, có một câu chuyện ở Thanh Hóa về tình yêu thương khiến cộng đồng cảm thấy ấm lòng dù đó là những ngày của tiết trời mùa đông lạnh giá. Câu chuyện kể về hai vợ chồng anh chị Nguyễn Thị Phương và Huỳnh Quốc Tín đã vượt nghìn cây số từ thành phố Hồ Chí Minh đến tận vùng núi cao heo hút ở Mường Lát để giúp đỡ cho bé Pàng.
Pàng là một cô bé 6 tuổi sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chân thì bị liệt. Gia đình anh Tín biết đến bé khi vô tình xem được một đoạn clip trên mạng xã hội với hình ảnh rất tội nghiệp: trong tiết trời lạnh giá của vùng núi cao, em không mặc quần áo và ngồi bên vệ đường, đôi chân bị liệt và sự lạnh lẽo của núi rừng như muốn làm đóng băng cơ thể em khiến em không thể di chuyển được. Bằng trái tim nhân ái, anh Tín chị Phương chị Phương đã xin phép đưa Pàng về thành phố Hồ Chí Minh chữa chân cho đến khi em có thể đi lại bình thường.
Có thể thấy, chính tình người trong câu chuyện sống trong đời sống cần có một tấm lòng đã giúp cho Pàng giờ đây có thể dạn dĩ bước đi trên đôi chân của mình sau sáu năm chỉ có thể ngồi bệt xuống đất. Dù chỉ là những người xa lạ, nhưng tình cảm và hành động giúp đỡ người khác như anh Tín chị Phương đã mở ra một con đường tươi lai tươi sáng hơn cho em bé vùng cao, giúp em có cơ hội được bước đi vào đời như bao nhiêu em nhỏ khác. Chẳng phải đó là minh chứng rõ ràng cho người sống có “một tấm lòng” và dùng tấm lòng của mình để mang lại hạnh phúc cho người khác hay sao?
Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều người đã không tiếc của cải, vật chất để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, bất hạnh hơn. Thật sự việc họ làm khiến người khác rất cảm kích, để luôn thấy rằng sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người dù đời sống của họ vốn cũng không được sung túc, thậm chí rất cơ cực, lam lũ nhưng họ vẫn dùng những hành động bình dị nhưng ý thật ý nghĩa để làm đẹp cuộc đời. Đó là việc làm của chú Ba Dân ở quận Bình Thủy, Bến Tre.
Dù bản thân bị tật nguyền, dù phải ở trọ và làm công việc bán vé số để trang trải cho cuộc sống của gia đình vậy mà mười lăm năm qua chú vẫn tự mình trích ra một phần từ số tiền làm được để mua cát, đá, xi măng làm công việc vá đường để người dân tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc. Người mẹ dân tộc K’ho – bà K’Hiếu dù sống trong căn nhà gỗ cũ kỹ, cuộc sống đầy những lo toan bộn bề nhưng bà đã cưu mang và nuôi lớn chín đứa trẻ mồ côi.
Trong những đứa con mà bà nhận nuôi, có em bị bỏ rơi khi còn đỏ hỏn, có em suýt bị chôn sống theo cha mẹ vì hủ tục lạc hậu, có em bị cha bỏ lại sau khi mẹ mất và cũng có em không may bị bệnh về thân kinh… Không phải là ruột rà máu mủ, gia cảnh bản thân cũng rất chật vật, thế nhưng người phụ nữ ấy vẫn vượt qua biết bao gian lao thử thách để có thể nuôi nấng hết thảy những đứa trẻ thiệt thòi.
Những việc làm của chú Dân, của mẹ K’Hiếu chắc chắn không phải vì phần thưởng, giấy khen, họ đã làm vì một lẽ rất đỗi tự nhiên trong mỗi con người là tình yêu thương, lòng trắc ẩn và chính những điều họ làm ấy đã mang lại vô vàn ý nghĩa cho đời sống cộng đồng. Đó có lẽ là niềm hạnh phúc đích thực mà những người nặng lòng với đời nhận lại – niềm hạnh phúc được vun xới từ việc mang lại cuộc đời tươi tắn hơn cho người khác.
Không chỉ giúp cho những người được đón nhận tình yêu thương có thể có cuộc sống tươi đẹp hơn mà những hành động ý nghĩa của những người có “tấm lòng” với cuộc đời sẽ có sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng. Tiếp sau câu hát “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, Trịnh Công Sơn có đặt ra một câu hỏi trong sáng tác của mình: “Để làm gì em biết không?” và ông cũng là người trả lời câu hỏi ấy: “Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”.
Thật sự, khi mọi người được nghe, được kể hay được chứng kiến những câu chuyện về tình người, bản thân mỗi người sẽ thấy cuộc đời này thật sự rất tươi đẹp khi có sự xuất hiện của những người đó. Họ là những người mà “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Vì thế tự thân mỗi người cũng sẽ nhen nhóm nên trong mình những mong muốn cũng được giúp đỡ, hỗ trợ những người khác. Chúng ta chắc hẳn không quên câu chuyện của em Vì Quyết Chiến đạp xe vượt quãng đường 100km để thăm em đã lay động hàng ngàn trái tim.
Sự dũng cảm và lòng quyết tâm của cậu bé ấy được thôi thúc bởi tình thân đã khiến cho tất cả mọi người đều xúc động. Thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, người em bé bỏng thì yếu ớt, nhiều người đã hỗ trợ gia đình em và cùng nhau thông tin đến cộng đồng. Vậy là không chỉ có một người, hai người biết đến câu chuyện của gia đình em Chiến và giúp đỡ em mà cả cộng đồng đã chung tay để thể hiện tấm lòng nhân ái với hoàn cảnh cậu bé.
Chương trình “Ước mơ của Thúy” cũng là chương trình có sức lan tỏa mạnh mẽ về sự chung tay của công đồng vì những mảnh đời bất hạnh. Nhân vật Thúy trong tên chương trình phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Dù đó là cuộc chiến khốc liệt và mỏi mệt nhưng Thúy vẫn thực hiện những hoạt động hướng tới những bệnh nhân ung thư khác như viết blog “Ước mơ của Thúy”, tổ chức phát quà, các hoạt động dã ngoại.
Sau đó, Thúy đã không vượt qua được căn bệnh của mình nhưng điều Thúy để lại cho đời chính là tấm lòng dành cho những người có hoàn cảnh bất hạnh như mình. Đó cũng chính là một trong những biểu hiện của “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Vì thế, chương trình “Ước mơ của Thúy” đã được ra đời để những người ở lại có thể thay chị viết tiếp những ước mơ dành cho bệnh nhân ung thư. Hằng năm, bằng chuỗi các hoạt động ý nghĩa mà tiêu biểu nhất là “Ngày hội Hoa hướng dương” với sự tham gia của đông đảo mọi người đã góp phần to lớn để những bệnh nhân được tiếp sức vượt lên nghịch cảnh của mình.
Biểu hiện của sống trong đời cần có một tấm lòng
Câu hát của Trịnh Công Sơn cùng với những dẫn chứng trong cuộc sống có lẽ đã minh chứng được ý nghĩa của lòng nhân ái đối với cuộc đời là như thế nào để từ đó giúp mọi người có thái độ và những việc làm cụ thể mà thể hiện tình cảm cao đẹp ấy. Sống có “tấm lòng” thực sự là một lối sống đẹp và là điều cần có ở mỗi người. Từ việc nhận thức được giá trị cao quý của tấm lòng yêu thương con người, thế nên mỗi người nên học cách yêu thương, quan tâm đến những người xung quanh bằng những hành động nhỏ nhất.
Sự chia sẻ ấy không chỉ đơn thuần về vật chất mà còn là sự sẻ chia về tinh thần. Những hành động không cần quá lớn lao vĩ đại mà “tấm lòng” ấy thể hiện ở cả những sự chia sẻ nhỏ nhất. Một nụ cười, một ánh mắt, một cái ôm đôi khi cũng đã đủ nói lên biết bao điều. Hãy bắt đầu từ những người xung quanh. Bạn đã bao giờ thử chia sẻ công việc nhà với mẹ, ngồi tâm sự cùng với bố? Hay giúp đỡ bạn bè trong hoạt động cũng như học tập?
Những điều lớn lao đều xuất phát từ những điều nhỏ bé. Đồng thời cũng phải biết lên án những lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, biết phê phán sự thờ ơ, vô tâm trong xã hội để có thể góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp. “Tấm lòng” với cuộc đời cần phải có những quan trọng là cách bạn trải lòng mình ra với cuộc đời.
Thật sự, những ca từ trong câu hát của Trịnh Công Sơn đã giúp mỗi người có thể hiểu được thật sâu về ý nghĩa của những “tấm lòng” trong cuộc đời. Những biết một xã hội thì luôn có sự tồn tại song song giữa những điều tốt đẹp cùng với những điều tiêu cực. Việc loại bỏ những lối sống tiêu cực cũng là một điều rất khó khăn nhưng nếu chúng ta sống biết nhân rộng yêu thương thì biết đâu chính tình yêu thương ấy sẽ có thể cảm hóa được những điều chưa đẹp còn tồn tại. Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, thế nên hãy làm cho nó trở nên có ý nghĩa, trở nên tươi đẹp hơn trong sắc hồng của tình yêu thương.
Bài viết trên đây về chủ đề “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Có thể thấy, những ca từ “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” đã giúp mỗi người chúng ta hoàn thiện bản thân để sống một cuộc đời có nhiều ý nghĩa hơn…
Xem thêm >>> Viết đoạn văn về tình yêu thương con người [Bài Nghị luận xã hội HAY NHẤT]
Tu khoa lien quan:
- suy nghĩ sống trong đời sống cần có một tấm lòng
- ý nghĩa sống trong đời sống cần có một tấm lòng
- hình ảnh sống trong đời sống cần có một tấm lòng