Or you want a quick look: 1. Tìm hiểu ngành Quốc tế học
Quốc tế học là một ngành học hấp dẫn đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vậy ngành Quốc tế học là gì và sau khi ra trường ngành Quốc tế học làm gì là những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành học này để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất. Bạn đang xem: Quốc tế học là gì
1. Tìm hiểu ngành Quốc tế học
Quốc tế học (tiếng Anh là International Studies) là những lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có khuynh hướng dựa trên các ngành khoa học xã hội (khoa học chính trị, kinh tế học, xã hội học, luật học và truyền thông) và nhân văn (lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ). Trọng tâm của nghiên cứu quốc tế là các vấn đề toàn cầu trong quá khứ và hiện tại bao gồm vấn đề hoà bình và xung đột giữa các quốc gia, kinh tế chính trị quốc tế và phát triển, so sánh các hệ thống xã hội, kinh tế, chính trị, nghiên cứu các tổ chức và các vấn đề quốc tế và xuyên quốc gia.Ngành Quốc tế học có 3 chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học và Châu Mĩ học. Theo học ngành Quốc tế học, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như:Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mĩ, Liên minh châu Âu - EU...Các kĩ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh…Cử nhân Quốc tế học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức vững chắc về ngành học để đáp ứng nhu cầu công tác trong các cơ quan, tổ chức chuyên về hoạt động đối ngoại của nhà nước, trong các công ty đa quốc gia hoặc các tổ chức phi chính phủ; đồng thời có khả năng thích ứng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.NgànhQuốc tế học2. Chương trình đào tạo ngành Quốc tế học
Để biết được ngành Quốc tế học học những gì, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung(Không tính học phần từ số 9-11) |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 1 | |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -Lênin 2 | |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam | |
Tin học cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 1 | |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Ngoại ngữ cơ sở 2 | |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 3 | |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Giáo dục thể chất | |
Giáo dục quốc phòng - an ninh | |
Kỹ năng bổ trợ | |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
Các học phần bắt buộc | |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học | |
Cơ sở văn hoá Việt Nam | |
Lịch sử văn minh thế giới | |
Logic học đại cương | |
Nhà nước và pháp luật đại cương | |
Tâm lý học đại cương | |
Xã hội học đại cương | |
Các học phần tự chọn | |
Kinh tế học đại cương | |
Môi trường và phát triển | |
Thống kê cho khoa học xã hội | |
Thực hành văn bản tiếng Việt | |
Nhập môn năng lực thông tin | |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
Các học phần bắt buộc | |
Khu vực học đại cương | |
Lịch sử quan hệ quốc tế | |
Nhập môn quan hệ quốc tế | |
Quan hệ đối ngoại Việt Nam | |
Các học phần tự chọn | |
Báo chí truyền thông đại cương | |
Lịch sử Việt Nam đại cương | |
Nhân học đại cương | |
Tôn giáo học đại cương | |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
Các học phần bắt buộc | |
Các tổ chức quốc tế | |
Thể chế chính trị thế giới | |
Kinh tế quốc tế | |
Luật quốc tế | |
Các học phần tự chọn | |
Quản trị văn phòng đại cương | |
So sánh văn hóa | |
Quản trị kinh doanh | |
Hệ thống pháp luật Việt Nam | |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Khối kiến thức chuyên ngành |
V.1.1 | Ngoại ngữ chuyên ngành (chọn 1 trong 2 ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp) |
Tiếng Anh chuyên ngành 1Tiếng Pháp chuyên ngành 1 | |
Tiếng Anh chuyên ngành 2Tiếng Pháp chuyên ngành 2 | |
Tiếng Anh chuyên ngành 3Tiếng Pháp chuyên ngành 3 | |
Tiếng Anh chuyên ngành 4Tiếng Pháp chuyên ngành 4 | |
Tiếng Anh chuyên ngành 5Tiếng Pháp chuyên ngành 5 | |
V.1.2 | Hướng chuyên ngành Quan hệ quốc tế |
Các học phần bắt buộc | |
Quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương | |
Kinh doanh quốc tế | |
Các vấn đề toàn cầu | |
Đàm phán quốc tế | |
Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế | |
Các học phần tự chọn | |
Trung Đông và Châu Phi | |
Quan hệ công chúng | |
Một số vấn đề tôn giáo đương đại | |
Ngoại giao văn hóa | |
V.1.3 | Hướng chuyên ngành Châu Âu học |
Các học phần bắt buộc | |
Nhập môn châu Âu học | |
Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu | |
Lịch sử và văn hóa châu Âu | |
Hệ thống kinh tế của Liên minh châu Âu | |
Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu | |
Các cường quốc châu Âu | |
Các học phần tự chọn | |
Tiếp xúc văn hóa giữa phương Đông và phương Tây | |
Hợp tác thương mại và đầu tư Liên minh châu Âu – Việt Nam | |
Khu vực Đông Âu | |
Các nước Bắc Âu | |
V.1.3 | Hướng chuyên ngành Châu Mĩ học |
Các học phần bắt buộc | |
Lịch sử - văn hóa Hoa Kì | |
Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kì | |
Tổng quan kinh tế các nước Châu Mĩ | |
Quan hệ đối ngoại Hoa Kì | |
Canada và các nước Mỹ Latinh | |
Các học phần tự chọn | |
Đặc trưng văn hóa Mỹ Latinh | |
Quan hệ Việt Nam-Hoa Kì | |
Các nhóm lợi ích ở Hoa Kì | |
Các tổ chức khu vực châu Mỹ | |
V.1.4 | Hướng chuyên ngành Nghiên cứu phát triển quốc tế |
Các học phần bắt buộc | |
Nhập môn Nghiên cứu Phát triển quốc tế | |
Kinh tế học Phát triển | |
An ninh con người | |
Hỗ trợ nhân đạo Quốc tế | |
Các học phần tự chọn | |
Các vấn đề toàn cầu | |
Thực tập Nghiên cứu phát triển quốc tế | |
Phát triển bền vững | |
Luật nhân đạo quốc tế | |
V.2 | Khối kiến thức nghiệp vụ |
Nghiệp vụ công tác đối ngoại | |
Khóa luận tốt nghiệp | |
Các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp | |
Pháp luật kinh tế quốc tế | |
Tiếp xúc liên văn hoá |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Quốc tế học
- Mã ngành: 7310601
- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quốc tế học:
A01: Toán, Vật lí, Tiếng AnhC00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa líD01: Ngữ văn, Toán, Tiếng AnhD02: Ngữ văn, Toán, Tiếng NgaD03: Ngữ văn, Toán, Tiếng PhápD04: Ngữ văn, Toán, Tiếng TrungD05: Ngữ văn, Toán, Tiếng ĐứcD06: Ngữ văn, Toán, Tiếng NhậtD78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng AnhD79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng ĐứcD80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng NgaD81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng NhậtD82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng PhápD83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung4. Điểm chuẩn ngành Quốc tế học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quốc tế học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 27 điểm tùy theo điểm các môn xét theo học bạ hoặc các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Điểm chuẩn ngành Quốc tế học lấy bao nhiêu?5. Các trường đào tạo ngành Quốc tế học
Để giúp phụ huynh và các em học sinh cuối cấp dễ dàng lựa chọn ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường có ngành Quốc tế học dưới đây.
Xem thêm: Get Around Nghĩa Là Gì ? To Get Around Có Nghĩa Là Gì
- Khu vực miền Bắc:
- Khu vực miền Trung:
- Khu vực miền Nam:
6. Cơ hội việc làm ngành Quốc tế học
Ngành Quốc tế học được đánh giá là một ngành học đầy tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Sinh viên ngành Quốc tế học ra trường có thể làm những công việc như:
- Cán bộ đối ngoại:
Công việc cụ thể: Đại diện quốc gia và chính phủ thực hiện công việc đối ngoại, bao gồm: công bố chính sách và quyết định đối ngoại của nhà nước; đàm phán các hiệp định; kí các văn kiện ngoại giao; tham gia hội nghị quốc tế; hỗ trợ công tác đào tạo và quản lí cán bộ ngoại giao.Các cơ quan tuyển dụng: Các cơ quan đối ngoại của Đảng và Nhà nước như Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ các tỉnh và Thành phố, Văn phòng đối ngoại của các cơ quan, doanh nghiệp; Các Tổ chức quốc tế…- Nhà báo:
Công việc cụ thể: biên tập các bản tin văn hoá, chính trị, kinh tế quốc tế; biên tập chương trình; tiến hành các cuộc phỏng vấn; làm phóng sự; dẫn chương trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh.Cơ quan tuyển dụng: Đài truyền hình các địa phương; Đài tiếng nói Việt Nam; Các tờ báo, tạp chí; Báo điện tử; Bộ phận PR của các doanh nghiệp...- Quản lí và điều phối:
Công việc cụ thể phải thực hiện: thực hiện công tác quản trị; điều hành tổng thể hoặc quản lí từng bộ phận của doanh nghiệp, dự án phát triển…; thiết lập và xử lí các mối quan hệ bên trong và bên ngoài; lập kế hoạch, kiểm soát và điều phối dự án.Cơ quan tuyển dụng: Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước; Các tổ chức kinh tế.Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quốc tế học có cơ hội làm những công việc khác như:
Giảng viên giảng dạy các môn về quan hệ quốc tế, lịch sử và văn hoá, kinh tế quốc tế… tại các cơ sở đào tạo như các trường Cao đẳng, Đại học;Nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu, quan hệ giữa các quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế… tại các cơ sở nghiên cứu như Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Nghiên cứu châu Âu…Đảm nhiệm các công việc thư kí, điều phối dự án tại các Tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài của các quốc gia như Mỹ, Liên minh châu Âu…Nhân viên bộ phận kinh doanh; quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường… tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;7. Mức lương ngành Quốc tế học
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Quốc tế học. Tuy nhiên, với những vị trí việc làm mà sau khi học ngành này bạn có thể đảm nhận thì mức thu nhập sẽ không hề thấp.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Quốc tế học
Để theo học và làm việc trong ngành Quốc tế học, bạn cần phải có các tố chất chất sau:
Lòng yêu nước nhiệt thành, bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao;Khả năng ngoại ngữ tốt;Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;Nhạy bén, tinh tế, chủ động, linh hoạt;Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.Ngành Quốc tế học đang là một trong những ngành học "hot" nhất ở nước ta hiện nay. Nếu bạn yêu thích ngành học này và cảm thấy phù hợp với bản thân thì hãy đăng ký xét tuyển vào các trường đại học để được học tập, rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp.