Mùng 3 tháng 3 cúng gì? Lễ cúng mùng 3 tháng 3

Or you want a quick look: Lễ cúng mùng 3 tháng 3 là lễ cúng gì?

Lễ cúng mùng 3 tháng 3 là một lễ cúng rất quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vậy, mùng 3 tháng 3 cúng gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ cúng mùng 3 tháng 3 là lễ cúng gì?

Lễ cúng mùng 3 tháng 3 Âm lịch hay còn gọi là lễ cúng Tết Hàn Thực là một lễ cúng truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam. Tết Hàn Thực là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt và cũng là một ngày lễ rất quan trọng. Ngày Tết này vốn xuất phát từ sự tích về vua nước Tấn và Giới Tử Thôi, một cận thần trung thành của nhà vua. Sau này, do sự giao thoa văn hóa mà ngày Tết Hàn Thực du nhập vào Việt Nam, được người Việt biến đổi để phù hợp với văn hóa đặc thù của nước ta hơn.

Không giống với Tết Hàn Thực của người Trung Quốc, vào ngày này ở Việt Nam, người ta không kiêng lửa mà vẫn tiến hành nấu ăn bình thường. Đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho đồ ăn lạnh để phù hợp với ý nghĩa của từ “Hàn Thực”. Kể từ đó, bánh trôi, bánh chay ra đời và được lưu truyền cho tới ngày nay.

Với người Việt, Tết Hàn Thực là dịp để thể hiện sự thành kính đối với công ơn dưỡng dục của ông bà, tổ tiên, những vị vua, tướng có công gây dựng đất nước… Không chỉ dâng bánh trôi, bánh chay lên ban thờ vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, ở một số địa phương của Việt Nam, người dân còn tổ chức tiệc bánh trôi, bánh chay để dâng lên Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 3 Âm lịch hay dâng lên vua Hùng vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch.

READ  Biển số xe tại các quận huyện của Hà Nội và TPHCM

>>> Xem thêm: Sự tích bánh trôi bánh chay Tết Hàn Thực ngày mùng 3/3

Mùng 3 tháng 3 cúng gì?

Bánh trôi, bánh chay là một món ăn không thể thiếu trong lễ cúng mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Bánh thường được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, bột ngô hoặc bột gạo tẻ với phần nhân làm từ đường phên ngọt ngào. Trước kia, bánh trôi, bánh chay thường chỉ có màu trắng trong nhưng hiện nay, nhờ sự sáng tạo của những người nội trợ mà món bánh trôi, bánh chay đã có thêm nhiều biến thể với nhiều màu sắc khác nhau, rất bắt mắt. Người ta thường gọi đó là bánh trôi ngũ sắc, bánh chay ngũ sắc.

>>> Xem thêm: Cách làm bánh trôi, bánh chay đơn giản nhất cho Tết Hàn Thực

Tuy nhiên, ngoài bánh trôi, bánh chay, chúng ta cũng cần thêm nhiều vật phẩm, món ăn khác cho đủ một mâm lễ tươm tất nhất dâng lên tổ tiên, ông bà. Mâm cúng mùng 3 tháng 3 Âm lịch thường bao gồm:

  • Hoa: Bạn có thể chọn những bông hoa cúc hoặc hoa hồng để cúng.
  • Hương: Bạn chuẩn bị 3 nén nhang.
  • Trầu cau: Bạn rửa sạch, để ráo hoặc lấy khăn giấy sạch lau khô.
  • Nước sạch: Bạn cần rửa sạch chén/ly nước, lau khô rồi rót một chén nước sạch. Lưu ý: Bạn không nên rót quá đầy nước bởi có thể làm tràn ra ngoài.
  • Mâm ngũ quả: Tùy vào từng mùa, từng điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn loại quả. Tuy nhiên, mâm ngũ quả nên đáp ứng đủ về điều kiện màu sắc như xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên, giúp thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
READ  Đội hình, lịch thi đấu đội tuyển Thụy Sĩ vòng loại World Cup 2022 châu Âu

Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng mùng 3 tháng 3 Âm lịch, người ta thường tiến hành thắp hương lên bàn thờ của gia đình và đọc bài văn khấn dưới đây.

Văn khấn cúng ngày mùng 3 tháng 3

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, thúc bá, huynh đệ, cô dì, tỷ muội họ nội, họ ngoại.

Tín chủ chúng con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 3 tháng 3 năm…, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn Thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, các vị Tiền Chủ, Hậu Chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

READ  tuc/danh-gia-xiaomi-redmi-5-plus-smartphone-tam-trung-ti-le-18-9-tot-nhat-1059944 - Học Điện Tử

Lễ cúng mùng 3 tháng 3 là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, các thế hệ đi trước. Vì vậy, trong dịp này, dù bận công việc gì thì bạn cũng nên cố gắng sắp xếp để chuẩn bị một lễ cúng thật tươm tất nhé! Để tham khảo thêm thông tin về Tết Hàn Thực, bạn có thể truy cập website Mobitool. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>>> Tham khảo thêm:

  • [Phân biệt] Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh minh không?
  • Cách làm bánh trôi nhiều màu biến tấu cho Tết Hàn Thực
  • Cách làm bột bánh trôi nước ngũ sắc cho Tết Hàn Thực
  • Văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương, bài cúng Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 chuẩn nhất
  • Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2021, lịch nghỉ 10/3 mới nhất
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply