Đặc sắc điệu múa thiêng làng Giắng – Thông báo – Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên

Or you want a quick look:

Bà Phạm Thị Gái dạy múa giáo cờ giáo quạt cho trẻ em làng Giắng. Ảnh: Hồng Xoan

Nơi đây nổi tiếng khắp vùng bởi điệu múa giáo cờ giáo quạt mang đậm chất dân gian của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Theo các thần tích, thần sắc hiện đang lưu giữ tại đình làng Giắng và lời kể của các cụ cao niên trong làng thì điệu múa giáo cờ giáo quạt do công chúa Quý Minh, con Vua Trần Duệ Tông sáng tạo ra. Sau khi lập ấp, dựng làng, công chúa đã dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, kéo sợi. Vào những ngày đầu mở đất, để giúp người dân quên bớt nỗi gian nan, cực nhọc và cũng để vơi đi nỗi nhớ kinh thành, công chúa đã soạn ra điệu múa giáo cờ giáo quạt và dạy cho dân làng Giắng.

Múa giáo cờ giáo quạt là hình thức múa dân vũ tập thể. Ðiệu múa diễn tả tâm trạng của một cô công chúa trước khi đi xa làm lễ tạm biệt vua cha, trong đó thể hiện ước vọng một cuộc sống no đủ cho dân chúng. Múa giáo cờ giáo quạt làng Giắng chỉ tổ chức ở trước sân đình Thượng Liệt một lần trong năm vào dịp lễ hội làng diễn ra từ ngày 10 đến hết ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Có tất cả 36 cấp múa, trong đó cấp đầu tiên là múa đi sứ, múa má, múa bái vua. Khi biểu diễn sẽ có một người đánh trống, một người hát dóng và 40 đến 50 người múa (còn gọi là cô lèn). Các cô lèn bắt buộc phải là những cô gái đồng trinh từ 8 đến 15 tuổi, gia đình không có tang gia. Qua quá trình tuyển chọn sẽ được các “bà thợ” dạy múa (tức những người phụ nữ cao tuổi, có uy tín, hát hay và múa giỏi do chính dân làng bầu ra hằng năm). Khi múa, mỗi cô lèn sẽ cầm một lá cờ ngũ sắc nhỏ và một chiếc quạt giấy làm đạo cụ.

READ  Cô gái 9X đổ hết vốn liếng đi “phượt’: “Một mình đi 40 tỉnh thành vẫn chưa thấy đã!” - Infonet

Ðiểm đặc biệt của múa giáo cờ giáo quạt là khi múa, các cô lèn sẽ di chuyển nhịp nhàng theo từng cấp múa khác nhau, kết hợp với các động tác chân và tay linh hoạt. Các cấp múa phức tạp hơn như múa sắc ngũ phương, múa chèo đò, múa rồng… thể hiện rõ nghi thức múa cung đình thời Trần xen kẽ với những động tác dân gian tập trung diễn tả cảnh sinh hoạt thôn giã, đồng quê như chim bay, cò bay, chao tép, vạt tôm, chèo thuyền… tạo cho điệu múa sự gần gũi, giản dị nhưng vẫn có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trong 36 cấp múa, có cấp thì cần trống làm hiệu, có cấp có lời hát (hay còn gọi là lời dóng). Người hát dóng phải thuộc nhiều lời hát, điệu múa để còn dóng cho đúng bài. Nội dung các bài dóng chủ yếu bày tỏ lòng tôn kính với vua.

Ông Trần Ðình Ân đã có 21 năm làm Trưởng Ban quản lý di tích đình, đền và chùa Thượng Liệt cho biết: Múa giáo cờ giáo quạt là điệu múa thiêng, là nét văn hóa đặc trưng và là niềm tự hào của người dân làng Giắng mà không nơi nào có được. Sở dĩ gọi là múa giáo cờ giáo quạt là bởi khi múa tay cờ, tay quạt luôn hoán đổi cho nhau, còn được gọi là tráo cờ, tráo quạt. Tiếng địa phương gọi “tráo” là “giáo”, cũng như gọi “trời” là “giời”, do đó “giáo cờ giáo quạt” là nghĩa như vậy.

Múa giáo cờ giáo quạt được khai sinh và biểu diễn thường xuyên từ thời nhà Trần, trong những ngày hội làng. Khi đất nước có chiến tranh, điệu múa không còn được duy trì. Hòa bình lập lại, nhân dân trong làng mới phục dựng điệu múa. Các cấp múa giảm từ 36 xuống gần 20 cấp, nhưng cơ bản vẫn giữ được hồn cốt điệu múa cổ từ xa xưa. Người tham gia múa giáo cờ giáo quạt cũng được mở rộng, không chỉ những cô gái đồng trinh, chưa chồng mà có cả những phụ nữ lớn tuổi, đã xây dựng gia đình. Trang phục cũng có sự thay đổi, cải tiến hơn để phù hợp lứa tuổi của người múa nhưng tinh thần của điệu múa thì vẫn giữ được nguyên những nét duyên dáng cổ xưa. Cứ như vậy, từ đồng quê Thái Bình, điệu múa đã nhiều lần “bay” sang bầu trời châu Á, châu Âu, châu Mỹ biểu diễn.

READ  7 món ăn không thể thiếu trong ba lô khi đi phượt

Qua năm tháng, người dân làng Giắng tiếp tục truyền nhau câu hát, điệu múa này như một lời nhắc nhớ đến cội nguồn. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thơi năm nay đã 86 tuổi kể: “Tôi biết múa từ năm lên 10, ngày ấy tôi học nhanh lắm, chỉ vài ba buổi xem “bà thợ” dạy là tôi biết múa ngay. Khó nhất với tôi là điệu múa Nhất quấn lân, Nhị quấn lân nhưng tôi cũng chỉ học trong nửa buổi tối là thành thục”. Bà Thơi chia sẻ, người dân làng Giắng có câu, hễ là con gái làng phải biết múa giáo cờ giáo quạt. Người dân coi điệu múa là niềm tự hào của quê hương mình. Họ thể hiện tình yêu quê hương thông qua việc gìn giữ và bảo tồn điệu múa cổ từ đời này qua đời khác. Ðến nay, lớp người trẻ làng Thượng Liệt cứ đến tuổi là được dạy múa, dạy hát, được gieo những tình cảm đẹp đẽ với quê hương. Múa giáo cờ giáo quạt vì thế mà cứ sống mãi một cách bền bỉ.

Ðể gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc, riêng có của mảnh đất này, từ năm 1989, xã Ðồng Tân thành lập Câu lạc bộ truyền dạy điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt. Bà Lại Thị Thiếu, một nghệ nhân tâm huyết, luôn đau đáu với câu hát, điệu múa dân vũ mang hồn cốt quê hương đã đứng ra đảm trách, duy trì hoạt động từ đó đến nay. Như một phép tắc, như một lệ làng, tất cả các thành viên tham gia đều đến sinh hoạt một cách tự nguyện tại đình làng hằng tháng. Những năm gần đây, múa giáo cờ giáo quạt được đưa vào trong các tiết học ngoại khóa ở một số trường phổ thông trên địa bàn xã. Mặc dù được phổ biến rộng rãi hơn, nhưng một nguyên tắc khắt khe vẫn được bảo lưu đến ngày nay, đó là chỉ người dân làng Giắng mới được học và múa làn điệu này.

READ  Khám phá kinh nghiệm du lịch Boracay chi tiết, hoàn hảo và tiết kiệm nhất

Mỗi vùng quê có một dấu ấn văn hóa đặc sắc riêng. Với làng Giắng, giáo cờ giáo quạt là món ăn tinh thần không thể thiếu, là một phần của trái tim người dân nơi đây. Giáo cờ giáo quạt đầu xuân, cả làng cùng nhau hát, múa thi tài. Nhiều cô lèn trong điệu múa cổ hẳn ước mơ một ngày nào đó đến lượt mình được hóa thân thành công chúa. Lớn lên lấy chồng ngơ ngẩn tiếc những buổi ra đình học múa, về già lại truyền nhiệt huyết cho thế hệ sau, lại đào tạo những cô lèn mới, có dịp được ngồi võng đòn cong có lọng che là ước ao của bao người phụ nữ nông dân làng quê này. Cứ thế, giáo cờ giáo quạt thấm vào máu thịt, người dân thăng hoa với múa, say mê với múa chẳng kém gì những vũ công đang “phiêu” trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Có lẽ vì thế mà niềm tự hào với giáo cờ giáo quạt bao đời cứ nối tiếp nhau, cứ đậm đà hơn, đằm thắm hơn.

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply