Trong chương trình hóa hữu cơ lớp 12, bạn được tìm hiểu kiến thức về Monome. Vậy Monome là gì? Công thức của Monome? Cách điều chế Monome?… Hãy cùng bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN khám phá những thông tin hữu ích về chủ đề trên nhé!.
Nội dung chính bài viết
Tìm hiểu Monome là gì?
Định nghĩa về Monome
- Monome được định nghĩa là các khối xây dựng của các phân tử phức tạp hơn, được gọi là polime. Các polime được biết đến là bao gồm các đơn vị phân tử lặp lại và thường được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị .
- Từ monome được xuất phát từ mono- (một) và -mer (một phần). Monome chính là những phân tử nhỏ có thể được nối với nhau theo kiểu lặp lại, từ đó tạo thành các phân tử phức tạp hơn gọi là polyme.
- Monome tạo thành polyme qua việc hình thành liên kết hóa học hoặc liên kết siêu phân tử thông qua một quá trình được gọi là trùng hợp.
- Đôi khi các polime cũng được tạo ra từ các nhóm đơn vị monome liên kết (lên đến vài chục đơn phân) – được gọi là oligome. Để đủ điều kiện là một oligome thì các thuộc tính của phân tử cần thay đổi đáng kể nếu một hoặc một vài tiểu đơn vị được thêm hoặc loại bỏ. Ví dụ: Oligomers bao gồm collagen và parafin lỏng.
- Một thuật ngữ liên quan khác là “protein đơn phân”. Nó được biết đến là một protein liên kết để tạo ra một phức hợp đa protein. Các monome không chỉ tạo ra các khối polyme, mà chính là các phân tử quan trọng theo cách riêng của chúng. Trong đó chúng không nhất thiết phải tạo thành các polyme trừ khi các điều kiện là đúng.
Ví dụ về các đơn phân
- Các monome bao gồm vinyl clorua (trùng hợp thành polyvinyl clorua hoặc PVC), glucozơ (trùng hợp thành tinh bột, xenlulozơ, laminarin hay glucans) và axit amin (trùng hợp thành peptide, polypeptide hay protein).
- Glucozơ được biết đến là monome tự nhiên phong phú nhất. Glucozơ trùng hợp bằng cách hình thành các liên kết glycosid.
Polime (đa phân) là gì?
- Từ polime đến từ poly- (nhiều) và -mer (một phần). Một polime có thể là một đại phân tử tự nhiên hoặc được tổng hợp bao gồm các đơn vị lặp lại của một phân tử nhỏ hơn (monome).
- Polyme còn được biết đến như là một loại phân tử lớn hơn nhiều bao gồm nhựa, cộng với nhiều vật liệu khác, như xenlulozơ, hổ phách và cao su tự nhiên.
- Các hợp chất trọng lượng phân tử thấp hơn có thể được phân biệt bằng số lượng tiểu đơn vị mà chúng chứa. Các thuật ngữ như sau: dimer, trimer, tetramer, pentamer, hexamer, heptamer, octamer, nonamer, decamer, dodecamer, eicosamer đã phản ánh các phân tử chứa 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 20 đơn vị monome.
Xem chi tiết >>> Polyme là gì? Tính chất, Ứng dụng và Điều chế polyme
Nhóm các monome và polime
Các lớp của các phân tử sinh học có thể được nhóm lại thành các loại polime mà chúng tạo thành và các monome hoạt động như các tiểu đơn vị:
-
Lipid
- Polime là diglyceride, triglyceride.
- Monome là glixerol và axit béo.
-
Protein
- Polime là polipeptit.
- Monome là axit amin.
-
Axit nucleic
- Polime là DNA và RNA.
- Monome là nucleotit, lần lượt bao gồm một bazơ nitơ, đường pentose và nhóm photphat.
- Cacbohidrat
- Polime là polisacarit và disacarit.
- Monome là monosacarit (đường đơn).
Một số loại monome thường gặp
Acrylamide: (C_{3}H_{5}NO)
- Acrylamide được biết đến là chất rắn tinh thể không màu trắng, có thể hòa tan trong nước, etanol, ete và chloroform.
- Acrylamide bị phân hủy bởi sự hiện diện của axit, bazơ, các tác nhân oxy hóa, sắt và muối sắt. Nó sẽ phân hủy không nhiệt để tạo thành amoniac, và phân hủy do nhiệt tạo ra khí carbon monoxide, carbon dioxide và oxit nitơ.
Axit acrylic: (CH_{2}=CHCOOH)
- Axit acrylic được biết đến là axit cacboxylic không no đơn giản nhất, bao gồm một nhóm vinyl liên kết trực tiếp với nhóm cacboxyl.
- Đây là một chất lỏng không màu này có mùi đặc trưng chát hay chua.
- Axit acrylic này có thể trộn lẫn với nước, rượu, ete hay chloroform.
Axit ioxitalamic
Axit ioxitalamic (còn được biết đến dưới tên thương hiệu Telebrix) chính là một phân tử monome được sử dụng để làm thuốc cản quang.
Butađien ((CH_{2}=CH)_{2})
- Butađien hay còn gọi là buta – 1,3- đien được biết đến là một chất khí không màu và dễ dàng ngưng tụ thành chất lỏng.
- Butađien đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa chất: là monome sản xuất cao su tổng hợp. Có thể thấy hai nhóm vinyl ghép vào nhau trong phân tử.
Buten (C_{4}H_{8})
Buten được dùng làm monome để tạo ra polibuten, tuy nhiên polime này lại đắt hơn nhiều so với những chất polime khác với mạch cacbon ngắn hơn như polipropilen. Do đó polibuten được sử dụng đồng thời với một loại polyme khác, đơn cử như trong keo dán.
Cloropren (C_{4}H_{5}Cl)
- Cloropen được biết đến là tên thường gọi của hợp chất hóa học 2-clo-1,3-butadien, với công thức hóa học là (C_{4}H_{5}Cl)
- Cloropren là đơn phân để tạo thành chuỗi (polime) policloropren – một loại cao su tổng hợp.
Xiclopenten (C_{5}H_{8})
- Xiclopenten được biết đến là một hợp chất hóa học thuộc dãy xicloankan với công thức (C_{5}H_{8}).
- Xiclopenten chính là một chất lỏng không màu, có mùi giống mùi dầu, đặc biệt rất dễ cháy. Xiclopenten thường được sử dụng giống như một monome để tổng hợp chất dẻo.
Êtilen (CH_{2}=CH_{2})
Êtilen vốn được biết đến như là chất khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước, tan nhiều trong ete và một số dung môi hữu cơ.
Propen (C_{3}H_{6})
- Propen vốn là một hợp chất hữu cơ không bão hòa với công thức hóa học (C_{3}H_{6})
- Nó có một liên kết đôi và thuộc nhóm hidrocacbon anken. Nó là một loại khí không màu với mùi giống như dầu mỏ.
Isopren (CH_{2}=C(CH_{3})−CH=CH_{2})
- Ở dạng nguyên chất, Isopren được biết đến là một chất lỏng dễ bay hơi không màu.
- Isopren theo nghiên cứu có trong nhiều loại thực vật, động vật và polime của nó là thành phần chính của cao su tự nhiên.
Vinyl clorua (H_{2}C=CHCl)
Vinyl clorua được biết đến là một hóa chất công nghiệp quan trọng được sử dụng chủ yếu để sản xuất polime polivinyl clorua (PVC).
Điều chế một số polime từ monome
Trên đây là một số thông tin về chủ đề “monome là gì”, hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình học tập của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi hay băn khoăn liên quan đến nội dung bài viết Monome là gì, đừng quên để lại ở nhận xét bên dưới nhé. Chúc bạn luôn học tập tốt!.
Xem thêm qua bài giảng dưới đây:
(Nguồn: www.youtube.com)