Nước chiếm tới 70% diện tích bề mặt Trái Đất của chúng ta, trong đó, chủ yếu từ biển và đại dương. Vậy, môi trường biển và đại dương có những đặc điểm gì? Vai trò của chúng ra sao? Chúng ta hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nội dung chính bài viết
Môi trường biển và đại dương
Khái niệm biển và đại dương
Biển được hiểu chung là một vùng nước mặn có kích thước rộng lớn, nối liền với các đại dương bao la, hoặc là các hồ rộng lớn nước mặn nhưng không có đường nối liền ra đại dương một cách tự nhiên.
Đại dương được định nghĩa là khối nước mặn tạo nên phần lớn thuỷ quyển của một hành tinh. Trên bề mặt Trái Đất, mỗi đại dương là một bộ phận quy ước của đại dương toàn cầu, gồm 4 đại dương lớn là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Môi trường biển và đại dương cung cấp cho lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây, mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.
Thành phần và tỉ trọng của nước biển
Trong nội dung bài 21 nước biển và đại dương của sách Địa lí 10 nâng cao, chúng ta đã được tìm hiểu về thành phần và tỉ trọng của nước biển, cụ thể như sau:
- Nước biển có chứa các chất muối, khí như oxi, nito, cacbonic… và chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật.
- Trong đó, nhiều nhất là muối khoáng, trung bình mỗi kg nước biển có 35 gam muối khoáng, trong đó 77,8% là muối NaCl, tức là muối ăn.
- Tỉ lệ muối và độ muối trung bình của nước biển là 35 phần nghìn và có sự khác nhau giữa các môi trường biển và đại dương.
Nhiệt độ của nước biển
Nhiệt độ trong môi trường biển và đại dương có các đặc điểm sau:
- Giảm dần theo độ sâu, đến độ sâu hơn 3000m, nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi.
- Nhiệt độ nước biển thay đổi tuỳ theo mùa trong năm, về mùa hạ cao hơn mùa đông.
- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao hay chính là từ Xích đạo về cực.
Vai trò của biển và đại dương
Môi trường biển và đại dương có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người.
- Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của con người và tất cả các loài sinh vật.
- Môi trường biển và đại dương là kho tài nguyên vô tận với hơn 160.000 loài động vật và 10.000 loài thực vật. Ngoài ra, còn là lượng khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu khí.
- Thuỷ triều đang ngày càng được nhiều quốc gia tận dụng để phát triển nguồn điện sạch, tái tạo.
- Được xem là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”, môi trường biển và đại dương trở thành đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn.
- Biển và đại dương còn là nơi nghỉ dưỡng và du lịch hấp dẫn.
Ô nhiễm môi trường biển
Cho biết vì sao cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương? Theo bạn, câu hỏi này sẽ được trả lời như thế nào! Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường biển và đại dương bởi lẽ nó đang nằm trong tình trạng ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.
Hàng năm, có khoảng 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển bao gồm đất, cát, rac sthair, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ… Bên cạnh đó là hiện tượng rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển.
Khi tìm hiểu môi trường biển và đại dương, chúng ta cần thấy rõ được hậu quả này:
- Có hơn 1 triệu chim biển, hơn 100 nghìn loài thú và rùa biển bị chết do vướng, nghẹt thở bởi các loại rác thải nhựa.
- Hơn 60% rạn san hô đang bị đe doạ bởi việc ô nhiễm.
- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ là 1m/năm.
Nếu con người vẫn tiếp tục có những hành động không kiểm soát và không nhận thức như hiện nay, môi trường biển và đại dương sẽ trở thành một bãi rác khổng lồ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân của chính con người. Nếu bạn có đóng góp hay còn bất cứ câu hỏi nào về bài viết “môi trường biển và đại dương” thì hãy comment bên dưới để chúng mình trao đổi thêm nhé!