Or you want a quick look: Mở bài
Mở bài
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ với những áng ngôn từ giàu tình yêu với quê hương, đất nước và thiên nhiên. Nổi bật trong phong cách của Trần Đăng Khoa chính là ngôn từ trong trẻo, dễ gần. Tác phẩm Hạt gạo làng ta được xem là áng văn thơ nổi bật của ông. Phân tích bài thơ Hạt gạo làng ta để tỏ rõ được thông điệp về tình yêu đất nước, quê hương trong thơ văn của ông.
Thân bài
- Luận điểm 1: Phong cách văn thơ của tác giả Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa quê gốc tại Hải Dương. Từ thuở còn nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người biết đến với năng khiếu làm thơ. Chỉ mới 8 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có bài thơ đầu tiên đăng báo. 2 năm sau đó, tác phẩm đầu tiên của ông cũng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng thông qua, có tựa là “Góc sân và khoảng trời”. Điều này thể hiện được niềm say mê tự nhiên với văn học nghệ thuật của Trần Đăng Khoa.
Trần Đăng Khoa đã có một khoảng thời gian nhất định làm việc trong quân ngũ. Ông cũng được xem là người rất ham học với khoảng thời gian du học tại Nga. Nhờ vào năng khiếu thiên bẩm cùng khoảng thời gian rèn luyện, học tập, Trần Đăng Khoa đã thể hiện được phong cách thơ văn tuyệt vời, thấm đượm tình yêu thương với quê hương.
- Luận điểm 2: Nguồn gốc dân dã của “hạt gạo làng ta”
Việt Nam vốn dĩ là một quốc gia nông nghiệp, với nghề chính của người dân vẫn là nghề nông. Từ những xóm làng, địa phương trên khắp đất nước đều có sự xuất hiện của ruộng đồng. Hạt gạo sau khi thu hoạch được có màu sắc trắng sữa, tựa như những hạt ngọc của trời.
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Hạt gạo là nguồn lương thực quý báu cho con người, với những tâm hồn đầy chất thơ văn nghệ thuật của Trần Đăng Khoa. Hạt gạo còn mang trong mình hương vị Phù sa của sông Kinh Thầy. Phù sa là yếu tố quan trọng để trồng lúa nước, sự xuất hiện của hạt gạo có phần nhiều nhừ vào phù sa màu mỡ. Thêm vào đó, hạt gạo do Trần Đăng Khoa xây dựng nên còn được ướp trong mình hương sen thơm. Hình ảnh hạt gạo dường như gắn liền với những hình ảnh dung dị, quen thuộc nhất của làng quê Việt Nam.
Những miêu tả của Trần Đăng Khoa về hạt gạo dường như thể hiện được sự trân quý của ông. Hạt gạo trắng sữa gắn liền với những chi tiết thân thuộc nhất, dân giã nhất, nhưng cũng quý báu nhất.
- Luận điểm 3: Hạt gạo làng ta là kết quả của những lao động gian khổ
Việc trồng được lúa nước là một trong những thành tựu nổi bật trong lịch sử loài ngược. Để lúa nước có thể thành hình với những hạt gạo trắng muốt, nuôi sống con người, là cả một quá trình đầy gian khổ và đắng cay.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy..
Thông qua những câu thơ đơn giản, tác giả đã làm nổi bật lên bức tranh khó khăn của việc trồng lúa gạo. Những cơn bão vào tháng bảy, cơn mưa vào tháng ba khiến những ruộng đồng ngập trong biển nước. Những ngày tháng sáu, trời trưa nắng nóng như chảy lửa, nước như “ai nấu”, khiến cho cá cờ chết, cua phải ngoi lên bờ. Nhưng vào thời điểm này, người mẹ vẫn xuống cấy láu. Điều này thể hiện được sự gian khổ, khó khăn, hy sinh của những người nông dân đối với công việc trồng lúa.
Việc trồng lúa trong những năm tháng của cuộc chiến tranh còn thêm khó khăn bội phần.
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Năm tháng chiến tranh đầy khó khăn khiến cho những cánh đồng trồng trọt của người nông dân chìm trong biển lửa. Những người nông dân trong thời điểm chiến tranh không chỉ phải tăng gia sản xuất, mà còn đóng vai trò hậu phương để quan đội ta tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến.
Thể thơ bốn chữ ngắn gọn với nhịp thơ được xây dựng uyển chuyển. Điều này giúp câu chuyện về hạt gạo làng ta dường như trở nên nhẹ nhàng, đơn giản nhưng cũng rất sâu sắc.
Kết lại
Tác phẩm Hạt gạo làng ta là bài ca nhẹ nhàng về cuộc sống gắn liền với ruộng đồng và lúa gạo của người nông dân. Thông qua phân tích bài thơ hạt gạo làng ta, có thể thấy được tình yêu đất nước, non sông đến từng chi tiết nhỏ nhất của Trần Đăng Khoa. Quê hương không phải là những điều to lớn, bao la, mà còn là những điều bình dị, nhỏ bé hiện hữu trong cuộc sống này. Biết trân quý những giá trị thiên nhiên, con người, chúng ta dường như càng yêu quý và trân trọng cuộc sống này.