Or you want a quick look: Bạn có phải là một khán giả trung thành của chương trình Nhanh như chớp cực thú vị với những câu hỏi siêu hóc búa và dễ sai? Hãy cùng bài viết này nắm trong tay những câu đố hay và thú vị nhất trong chương trình Nhanh như chớp nhé!
Bạn có phải là một khán giả trung thành của chương trình Nhanh như chớp cực thú vị với những câu hỏi siêu hóc búa và dễ sai? Hãy cùng bài viết này nắm trong tay những câu đố hay và thú vị nhất trong chương trình Nhanh như chớp nhé!
Nhanh như chớp là chương trình truyền hình giải trí do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đông Tây Promotion phối hợp sản xuất, được phát sóng vào lúc 21 giờ thứ 7 hàng tuần trên HTV7, VTVCab 1 - Vie Giải Trí và HanoiTV1. Hai MC dẫn dắt chương trình là Trường Giang và Hariwon.
Bạn đang xem: Mình rỗng có mũ có vòi suốt đời thích uống nước nôi mới kỳ uống xong lên bếp thở phì là gì
Trong chương trình, khách mời được chia làm hai đội và tham gia thi đấu với nhau theo hình thức đấu loại trực tiếp bằng cách trả lời nhanh những câu hỏi trí tuệ để giành được giải thưởng. Luật chơi và giải thưởng của chương trình được cải biên qua mỗi mùa.
Câu 1. Cái gì không có miệng, không lưỡi mà có răng?
Đáp án: Con tem, cây lược.
Câu 2. Cái gì không có răng, không miệng mà có lưỡi?
Đáp án: Con dao, cái nón.
Câu 3. Làm sao để ngủ mà lưng không chạm giường?
Đáp án: Ngồi ngủ, ngồi dựa vào ghế ngủ, nằm sấp.
Câu 4. Làm sao đi mà chân không chạm đất?
Đáp án: Đi trên mặt kính của tòa nhà cao tầng, đi trên các phương tiện.
Câu 5. Câu nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”. Được dựa trên nguyên lý vật lý nào?
Đáp án: Nguyên lý đòn bẩy.
Câu 6. Thủ đô Singapore là gì?
Đáp án: Singapore.
Câu 7. Con gì không có giống đực và giống cái?
Đáp án: Con tem.
Câu 8. Hình tròn, hình thoi, hình thang điểm chung của các hình này là gì?
Đáp án: Đều bắt đầu từ chữ “T”.
Câu 9. Cau gì không ăn được?
Đáp án: Cau có.
Câu 10. Công nhân, công lí, công tâm, công bằng trong các từ trên từ nào không cùng nhóm?
Đáp án: Công nhân.
Câu 11. Xã nào đông dân nhất?
Đáp án: Xã hội.
Câu 12. Con đường nào dài nhất?
Đáp án: Đường đời.
Câu 13. Quần gì rộng nhất?
Đáp án: Quần đảo.
Câu 14. Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng khi nằm lại đứng?
Đáp án: Bàn chân.
Câu 15. 1′ => 4 = 1505 có nghĩa là gì?
Đáp án: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.
Câu 16. Núi nào mà chặt ra từng khúc?
Đáp án: Thái Sơn.
Câu 17. Con gì đập thì sống, mà không đập thì chết?
Đáp án: Con tim.
Câu 18. Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua tao, hỏi đàn chuột này có mấy con?
Đáp án: Điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).
Câu 19. Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
Đáp án: Gà con và gà mái.
Câu 20. Con trai có gì quý nhất?
Đáp án: Ngọc trai.
Câu 21. Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?
Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.
Câu 22. Khi Beckham thực hiện quả đá PENALTY, anh ta sẽ sút vào đâu?
Đáp án: Trái banh.
Câu 23. Bệnh nào mang tên từ 3 bộ phận cơ thể trở lên?
Đáp án: Tay – Chân – Miệng.
Câu 24. Dừa nào nghe tên đã thấy nóng?
Đáp án: Dừa lửa.
Câu 25. Cá không ăn muối cá ươn, cá ăn muối thì thế nào?
Đáp án: Cá không ươn.
Câu 26. Mật nào không ăn được (đố chữ)?
Đáp án: Mật mã.
Câu 27. Mật vụ, mật danh, mật lệnh, mật thư có liên quan đến công việc gì?
Đáp án: Nghề cảnh sát, gián điệp.
Câu 28. Giới hạn độ tuổi của cầu thủ bóng đá khi tham dự World Cup là bao nhiêu?
Đáp án: Không giới hạn tuổi.
Câu 29. World Cup cứ 5 năm tổ chức 1 lần thì 20 năm sẽ tổ chức được bao nhiêu lần?
Đáp án: World Cup tổ chức 4 năm một lần.
Câu 30. Con gì rất giỏi ăn vô, ngày ngày tháng tháng chẳng buồn nhả ra?
Đáp án: Con heo đất.
Câu 31. Hành gì không dùng để ăn?
Đáp án: Hành hạ.
Câu 32. Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”
Đáp án: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”.
Câu 33. Cái gì mà tay trái cầm được nhưng tay phải cầm không được?
Đáp án: Tay phải.
Câu 34. Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam và người Mỹ đều phát âm sai?
Đáp án: Từ “sai”.
Câu 35. Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, thì đỉnh núi nào là cao nhất thế giới?
Đáp án: Everest.
Câu 36. Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?
Đáp án: Cái bóng.
Câu 37. Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, hỏi làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?
Đáp án: Dùng ống hút.
Câu 38. Cái gì người mua biết, người bán cũng biết, người xài thì không bao giờ biết?
Đáp án: Quan tài.
Câu 39. Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?
Đáp án: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.
Câu 40. Hãy chứng minh 4 : 3 = 2
Đáp án: 4 : 3 = tứ chia tam đọc ngược là tám chia tư = 8 : 4 = 2.
Câu 41. Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?
Đáp án: Cafe (ca: canxi, Fe: sắt).
Câu 42. Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua xanh dài 15cm. Con nào về đích trước? (2 con này cùng loài nhé)
Đáp án: Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín.
Câu 43. Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
Đáp án: Bàn chải đánh răng.
Câu 44. Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?
Đáp án: Chữ a.
Câu 45. Con nào ít ai dám ăn, một kẻ lầm lỗi cả bày chịu theo?
Đáp án: Con sâu làm rầu.
Câu 46. Đồi nào không trồng cây được (đố chữ)?
Đáp án: Đồi bại, đồi mồi.
Câu 47. Nơi nào có đường sá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty,… nhưng không có hàng hóa,… Đó là nơi nào?
Đáp án: Bản đồ.
Câu 48. Có một cây lê có hai cành, mỗi cành có hai nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có hai nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhò có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo?
Đáp án: Không có quả táo nào vì lê không thể ra quả táo nào trên cây được.
Câu 49. Một tội phạm bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?
Đáp án: Chọn phòng số 3 (vì sư tử nhịn đói 3 năm nó đã chết).
Câu 50. Có một anh chàng làm việc trong một tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ. Tại sao anh ta lại làm như vậy?
Đáp án: Vì ông ta làm việc ở tầng 35.
Câu 51. Trẻ con khi móc ngoéo với nhau thường sử dụng ngón tay nào?
Đáp án: Ngón út.
Câu 52. Cây cầu lớn nhất dưới lòng đất nằm ở đâu trên Thế giới?
Đáp án: Không có.
Câu 53. Mẹ của mẹ chồng mình gọi là gì?
Đáp án: Bà ngoại.
Câu 54. Nhân vật Minion trong phim hoạt hình “Kẻ cắp mặt trăng” có mấy màu để nhận biết?
Đáp án: 2 màu (xanh và vàng).
Câu 55. Nhận vật Minion thích ăn món gì nhất?
Đáp án: Ăn chuối.
Câu 56. Trong bài hát “Đi học về” ông bà xuất hiện trong câu hát thứ mấy?
Đáp án: Không có ông bà.
Câu 57. Vậy trong bài hát, bé chào ai khi về đến nhà?
Đáp án: Chào ba mẹ.
Câu 58. Ở Việt Nam, cầu nào xoay được?
Đáp án: Cầu sông Hàn.
Câu 59. Túi thần kì của Doremon có màu gì?
Đáp án: Màu trắng.
Câu 60. Túi thần kì của Doremon có bao nhiêu ngăn?
Đáp án: Có 1 ngăn.
Câu 61. Đuôi của Doremon trong phim hoạt hình có màu gì?
Đáp án: Màu đỏ.
Câu 62. Hãy kể tên con vật mà đầu dưới nước đuôi trên rừng?
Đáp án: Cá Voi.
Câu 63. Con gì đầu dê mình ốc?
Đáp án: Con dốc.
Câu 64. 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
Đáp án: 4.
Câu 65. Tư bề thành luỹ rất cao - Giặc đánh ào ào vẫn ngủ trong cung. Là gì?
Đáp án: Người ngủ trong mùng.
Câu 66. Tồng phồng rồng phông - Trong lông, ngoài thịt. Là gì?
Đáp án: Lỗ mũi.
Câu 67. Tự nhiên cắt cố đem chôn - Bữa sau sống lại, đẻ con từng bầy. Là gì?
Đáp án: Dây khoai lang.
Câu 68. Tám chân đi đất không mòn - Mà mang trống lệnh, trèo hòn núi cao. Là gì?
Đáp án: Con Nhện
Câu 69. Tám thằng dân vần cục đá tảng - Hai ông xã xách nạng chạy theo. Là gì?
Đáp án: Con Cua.
Câu 70. Tam thủ, nhất vĩ, Lục nhĩ, lục nhãn, Tứ túc chỉ thiên, Tứ túc chỉ địa - là gì?
Đáp án: Hai người khiêng heo.
Câu 71. Tám xóm nhóm lại hai phe - Chẻ nửa cây tre bắc cầu một cột. Là gì?
Đáp án: Quang gánh.
Câu 72. Tay cầm bán nguyệt xênh xang - Làm tôi vì chúa sửa sang cõi bờ - Là cái gì?
Đáp án: Cái liềm.
Câu 73. Thầy hay khoe chữ thuộc lầu, Chủ nhà đi vắng nơi đâu, Ai hỏi văn chương, thầy cũng không dám thở - Là gì?
Đáp án: Tủ sách.
Câu 74. Thằng dẹp kẹp thằng tròn. Là gì?
Đáp án: Khuy áo và nút áo.
Câu 75. Thân ở hạ giới, trí muốn lên trời. Là gì?
Đáp án: Cái diều giấy.
Câu 76. Thân bằng tre, thường rúc rích cười - Làm cho nhiều người tỉnh tỉnh, say say. Là gì?
Đáp án: Cái điếu cày.
Câu 77. Thân dài lưỡi cứng là ta Hữu thủ vô túc, đố là cái gì
Đáp án: Cái cuốc bàn.
Câu 78. Thân dài một tấc bận áo châu sa, Sống thì không la, chết la như quạ.
Đáp án: Pháo.
Câu 79. Thân em là gái xuân xanh Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời Mội người một nước một nơi Em thì nằm dưới, anh thì ngồi trên
Đáp án: Chiếc chiếu.
Câu 80. Thân em mũi nhọn lưng cong Xinh xinh như cái mặt trăng thượng tuần Vốn dòng cha mẹ nông dân Gả sang lấy bạn nông dân làm chồng Thương em anh bế anh bồng Ra đồng thu lượm những bông lúa vàng
Đáp án: Cái liềm.
Câu 81. Chim gì mang tên một loài hoa?
Đáp án: Chim đỗ quyên.
Câu 82. Chim gì có liên quan đến ca sĩ Cẩm Ly?
Đáp án: Chim trắng mồ côi.
Câu 83. Chim gì có liên quan đến ca sĩ Mỹ Tâm?
Đáp án: Chim họa mi.
Câu 84. Chim gì có liên quan đến ca sĩ Quang Linh?
Đáp án: Chim sáo.
Câu 85. Trong tiết kiểm tra, Hà xem tài liệu nhưng tại sao không bị cô giáo la?
Đáp án: Là vì đề mở hoặc thầy giáo đang trông buổi thi hôm đó.
Câu 86. Cây gì trồng lấy nước uống mà không lấy quả?
Đáp án: Cây mía.
Câu 87. Kể tên một loài động vật có khả năng phóng điện?
Đáp án: Cá trình.
Câu 88. Món ăn hình tròn, đựng trong hộp vuông nhưng thường ăn theo hình tam giác là gì?
Đáp án: Pizza.
Câu 89. Đất nước không hề có sông hay hồ nước nào cả?
Đáp án: Ả Rập Saudi.
Câu 90. Giải bóng đá nào mà không có chiếc cúp vô địch?
Đáp án: Sea Game.
Câu 91. Thân em như gái không cha, Mình mẹ đứng giữa, con ra tứ bề. Là gì?
Đáp án: Buồng chuối.
Câu 92. Thân em phỏng độ mười tám đôi mươi - Nực thì dùng đến, rét thời bỏ đi. Là gì?
Đáp án: Cái quạt.
Câu 93. Thân em vừa tám tuổi đầu - Bác mẹ tham giàu đem gả chồng xa - Còn duyên em ở trong nhà - Hết duyên, hết phận em ra ngoài đồng. Là gì?
Đáp án: Cái chén.
Câu 94. Thân em vừa trắng vừa tròn- Viết bao nhiêu chữ em mòn bấy nhiêu. Là gì?
Đáp án: Viên phấn.
Câu 95. Than rằng đất hỡi trời ơi - Thân tôi gác cửa đâm tôi làm gì. Là gì?
Đáp án: Cái ổ khoá.
Câu 96. Thuở bé em có hai sừng - Đến tuổi nửa chừng, mặt đẹp như hoa - Ngoài hai mươi tuổi đã già - Quá ba mươi tuổi, mọc ra hai sừng. Là gì?
Đáp án: Mặt trăng.
Câu 97. Thuyền ai đậu bến Giang Lăng - Trên đàn kìm kêu thánh thót, dưới cò ke than rằng... Là gì?
Đáp án: Ru con bằng nôi.
Câu 98. Tiền môn khi xếp khi xoè - Vừa ngăn mắt ngó vừa che gió lùa. Là gì?
Đáp án: Bình phong (mành mành).
Câu 99. Tôi ăn trước tôi lại ăn thừa - Ngày ngày giúp chúa, chầu vua nhọc nhằn. Là gì?
Đáp án: Người đầu bếp.
Câu 100. Trăm đàng, ngàn ngõ, muôn dân (ngàn ngũ, muôn dân) - Kẻ có áo ở lại - Người ở trần ra đi. Là gì?
Đáp án: Sàng gạo.
Câu 101. Trăm năm trăm tuổi trăm chồng - Mà duyên không lợt, má hồng không phai. Là gì?
Đáp án: Chén uống trà.
Câu 102. Trước mặt thì thấy - Mà lấy không được. Là gì?
Đáp án: Cái bóng của ta.
Câu 103. Trồng cây mà chẳng dám trèo - Đến khi già chín vác cù quèo mà quơ. Là gì?
Đáp án: Cây lúa.
Câu 104. Trái chi không thiếu không thừa - Những người nhạy cảm hãy chừa tôi ra. Là gì?
Đáp án: Trái đu đủ.
Câu 105. Trên đá dưới đá, giữa có con cá thờn bơn tòn ten. Là gì?
Đáp án: Răng và lưỡi.
Câu 106. Trên đâu đội sắc vua ban - Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xuê - Thân linh đã gọi thì vê - Ngồi trên mâm ngọc, gươm kề sau lưng. Là gì?
Đáp án: Con gà trống.
Câu 107. Trên cành rách dưới quạt che - Ba tiếng ỷ co, chèo mui, chèo lái. Là gì?
Đáp án: Người ăn mày.
Câu 108. Trên hang đá dưới hang đá - Giữa có con cá thờn bơn. Là gì?
Đáp án: Cái miệng.
Câu 109. Trên lông, dưới lông, tối nằm chồng lại một. Là gì?
Đáp án: Đôi mắt.
Câu 110. Trên tàn rác dưới quạt che - Ba tiếng ỷ eo, chèo mũi, chèo lái. Là gì?
Đáp án: Người ăn mày.
Câu 111. Đồng gì mặc được?
Đáp án: Đồng phục.
Câu 112. Đồng gì mà đa số ai cũng thích?
Đáp án: Đồng tiền.
Câu 113. Bối cảnh diễn ra câu chuyện “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là ở làng nào?
Đáp án: Làng Vũ Đại
Câu 114. Cháo lòng, cháo bò, cháo cá, cháo gà, đâu là loại cháo mà Thị Nở đã nấu cho Chí Phèo ăn?
Đáp án: Không có loại nào (vì Thị Nở nấu cháo hành cho Chí Phèo).
Câu 115. Thị Nở nấu tô cháo hành có bỏ thêm tiêu hột hay tiêu xay?
Đáp án: Không bỏ loại tiêu nào.
Câu 116. Trong bài thơ của mình, nhà thơ Hàn Mặc Tử mở đầu bằng câu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”, “thôn Vĩ” ở đây tên đầy đủ là gì?
Đáp án: Thôn Vĩ Dạ.
Câu 117. Vậy thôn Vĩ Dạ có phải là quê của nhà thơ Hàn Mặc Tử không?
Đáp án: Không (Vì thôn Vĩ Dạ ở Huế còn quê của Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn).
Câu 118. Lâm Vĩ Dạ có liên quan gì đến thôn Vĩ Dạ không?
Đáp án: Không.
Câu 119. Di tích “Lầu ông Hoàng” là nơi hẹn hò của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cô gái tên gì?
Đáp án: Mộng Cầm.
Câu 120. Có hai cô gái cùng nhau đi hái táo trong vườn, cô hái trước được 10 quả, cô hái sau thu được số táo nhiều hơn cô trước. Hỏi cả hai cô gái hái được bao nhiêu quả?
Đáp án: 72 quả táo (Vì cô hái trước hái được 10 quả, cô “hái sau” đọc ngược lại là 62 => cả hai hái được 10 + 62 = 72 quả táo).
Câu 121. Trong bức tranh dân gian Đông Hồ “Em bé ôm gà”, đó là bé trai hay bé gái?
Đáp án: Bé trai.
Câu 122. Con gì cho ăn thì mau chết, bỏ đói thì sống?
Đáp án: Con heo (lợn) đất.
Câu 123. Con vật đầu tiên bay vào vũ trụ là con gì?
Đáp án: Con chó.
Câu 124. Trên tàn rách dưới trạch khô - Cất tiếng i, ô vừa múa vừa hát. Là gì?
Đáp án: Ông ăn mày.
Câu 125. Trên thon dưới phồng - Đầu đỗi nón đồng khi sáng khi tối. Là gì?
Đáp án: Bóng đèn.
Câu 126. Trên vì nước dưới vì nhà - Lòng nầy ai tỏ cho ra nỗi lòng. Là gì?
Đáp án: Cái máng xối.
Câu 127. Tròn như lá tía tô - Đông tây nam bắc đi mô cũng về
Đáp án: Cái nón.
Câu 128. Tròn như mặt trăng. Là gì?
Đáp án: Bánh xèo.
Câu 129. Tròn tròn ngửa ngửa nghiêng nghiêng - Nhỏ mà chẳng chịu tu riêng như người. Là gì?
Đáp án: Cái chung.
Câu 130. Tròn tròn như lá tía tô - Lội xuống ao hồ, đầu ướt, đuôi khô. Là gì?
Đáp án: Cái muỗng (thìa).
Câu 131. Tròn tròn như lá tía tô (2) - Bước cẳng vô hồ trong khô ngoài ướt. Là gì?
Đáp án: Cái gáo.
Câu 132. Lồm xồm 2 mép những lông - Ở giữa có lỗ đàn ông chui vào - Chui vào rồi lại chui ra - Năm thì mười họa đàn bà mới chui - Là cái gì?
Đáp án: Cái áo mưa ngày xưa.
Câu 133. Trên lông dưới lông - Tối lồng vào nhau - Là gì?
Đáp án: Đôi mắt.
Câu 134. Trên bằng da dưới cũng bằng da - Đút vào thì ấm rút ra lạnh lùng - Là gì?
Đáp án: Đôi giầy.
Câu 135. Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất (không nghĩ lung tung)? Là gì?
Đáp án: Tiền.
Câu 136. Con trai có gì quí nhất?
Đáp án: Ngọc trai.
Câu 137. Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì?
Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.
Câu 138. Một tay nắm tóc, một tay nhét vào lỗ, sọc sọc sọc… Con này to thật, con này bé quá, nông quá chả có gì, sâu quá mãi không ra… Là hành động gì?
Đáp án: Bắt cua.
Câu 139.
Hai cô ra tắm một dòng
Cởi áo tắm trần để lộ màu da
Một cô da trắng như ngà
Một cô lại có màu da đỏ hồng
Giữa cơn nắng hạ oi nồng
Quần rơi trễ xuống, lộ mông dậy thì
Cùng là hai bạn nữ nhi
Cớ sao lại thấy rậm rì râu ria?
Là gì?
Đáp án: Hoa sen và hoa súng.
Câu 140. Có đầu mà chẳng có đuôi - Có một khúc giữa cứng ruôi lại mềm. Là gì?
Đáp án: Đòn gánh.
Câu 141. Năm thằng vác Nở đi chôn - Chưa ra đến cửa vách lồ… ra xem. Là gì?
Đáp án: Con rùa.
Câu 142.
Thân em là gái xuân xanh
Cớ sao anh lại đem phanh giữa trời
Mỗi người một nước một nơi
Em thì nằm dưới, anh ngồi lên trên
Là gì?
Đáp án: Cái chiếu.
Câu 143.Ông nằm dưới trỏ ngóc lên - Bà nằm trên rên hừ hừ. Là gì?
Đáp án: Cối xay lúa.
Câu 144.
Lòng em cay đắng quanh năm
Khi ngồi, khi đứng, khi nằm nghênh ngang
Các anh các bác trong làng
Gặp em thì lại vội vàng nâng niu
Vắng em đau khổ trăm chiều
Tuy rằng cay đắng nhưng nhiều người mê
Là gì?
Đáp án: Cái điếu cày.
Câu 145.
Ngồi banh ba góc
Tay thục liên hồi
Lỗ trống thiệt sâu
Rút ra đỏ đầu
Hai người đập chát
Là gì?
Đáp án: Thợ rèn.
Câu 146.
Xiên xiên ba góc xéo cả ba
Ở dưới thiếu một miếng da
Phành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Là gì?
Đáp án: Cái quạt giấy.
Câu 147. Để yên âu nằm im thin thít - Hể động liếm đít, chạy tứ tung. Là gì?
Đáp án: Con tem.
Câu 148.
Dài dài như trái chuối tây
Một đầu cứng ngắc, đầu đầy lông quăn
Gặm hoài bà xái cả cằm
Mỏi mồm, ướt mép, tay cầm, tay lau. Là gì?
Đáp án: Bắp ngô.
Câu 149.
Thân anh trùng trục trơn lu
Mấy em mút đến anh trào nước ra
Càng mút càng thấy đã người
Mút anh hết sái xương thời lòi ra - Là gì?
Đáp án: Que kem.
Câu 150.
Đút vào nhè nhẹ ngoáy nghe anh!
Cho em tê mê tận mây xanh
Lâu lâu đôi mình mới có độ
Đừng để em ngứa… suốt năm canh! Là gì?
Đáp án: Ngoáy lỗ tai.
Câu 151. Cầu Mống (ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh) hiện giờ có màu gì?
Đáp án: Màu xanh.
Câu 152. Cầu Mống dài 128 mét, một người đi xe máy chạy với vận tốc 40 km/h, hỏi bao lâu thì đi hết cây cầu đó?
Đáp án: Trên cầu không được chạy xe máy.
Câu 153. Cầu Mống bắc qua kênh gì?
Đáp án: Kênh Bến Nghé.
Câu 154. Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng
Bắc cầu Thiên Lý nằm ngang một mình.
Đó là cái gì?
Đáp án: Cầu vồng.
Câu 155. Cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên?
Đáp án: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 156. Tại sao siêu nhân là con gái nhưng vẫn gọi là 5 anh em siêu nhân mà không phải là 5 chị em siêu nhân?
Đáp án: Vì siêu nhân lớn nhất là con trai => gọi là 5 anh em.
Câu 157. Xe gì càng vô (vào) ga càng đi chậm?
Đáp án: Xe lửa (tàu hỏa) vì “vô ga” = vào nhà ga.
Câu 158. Khi đi vào đường cấm, xe A xin xe B nhường đường, xe B cũng xin xe A nhường đường, hỏi kết quả thế nào?
Đáp án: Vì là đường cấm => không được đi xe.
Câu 159. Cái gì có lắm chân tay
Đuôi thì chẳng thấy, mà có hai đầu?
Đáp án: Cây cầu.
Câu 160. Cái gì không có chân, không có đuôi, không có cơ thể mà có nhiều đầu?
Đáp án: Cầu truyền hình.
Câu 161. Tên thân mật của ca sĩ Lam Trường là anh Hai, ca sĩ Cẩm Ly là chị Tư, vậy ca sĩ Đan Trường là anh Ba Khía đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Vì Đan Trường có tên gọi khác là anh Bo).
Câu 162. Hãy chỉ ra 1 từ trong tiếng Việt khi bỏ đi dấu huyền thì vẫn giữ nguyên nghĩa của nó.
Đáp án: lờ – lơ (không để ý đến mình).
Câu 163. Mới dùng thì nắc xom xom - Đến khi dùng chán om xòm mình em - Là gì?
Đáp án: Cái nơm úp cá.
Câu 167. Trèo lên, anh nhún, em kêu - Nhún no nhún chán, anh khều nó ra - Là làm gì?
Đáp án: Mở khóa.
Câu 168. Đôi ta vui thú cuộc chơi - Những nước là nước cứ tòi mãi ra - Là gì?
Đáp án: Chơi cờ.
Câu 169. Hai lưng song sóng - Hai họng ấp nhau - Nháu nhàu nhàu - Dí một cái - Là gì?
Đáp án: Cái kéo.
Câu 170. Hai chân mà đứng dạng ra - Cái gì ở giữa đố bà con hay? Là cái gì?
Đáp án: Cái đầu gối.
Câu 171. Mặt có, không mồm - Rậm rì hai mép lồm xồm những lông - Là cái gì?
Đáp án: Cái áo mưa ngày xưa hay dùng.
Câu 172. Trong lông ngoài nhẵn như chùi - Khúc thịt ở giữa có mùi… thơm thơm - Là gì?
Đáp án: Quả xoài.
Câu 173. Một khúc cứng ngắc như lim - Nhấp nhô anh đóng vút chìm vào em - Là làm gì?
Đáp án: Giã gạo.
Câu 174. Lột áo quần ra - Khi trần như nhộng thì ta đút vào - Đút vào mới sướng làm sao - Rập lên rập xuống nó trào nước ra - Là gì?
Đáp án: Ăn mía.
Câu 175. Bé thì đặc bí bì bì - Đến lúc đương thì rỗng toách toành toanh - Là gì?
Đáp án: Quả mướp.
Câu 176. Yêu nhau nên “thả” vào nhau - Lúc đầu tuy đau, khi ra rồi… sướng - Là làm gì?
Đáp án: Lấy kim nhổ gai.
Câu 177. Cù rù, củ rũ, cù rù - Khen ai lót ổ cho cu hắn nằm - Khắp người hắn mọc đầy lông - Nằm chơi chẳng đặng, phơi lông ra ngoài - Là gì?
Đáp án: Bắp ngô.
Câu 178. Mình chừng năm tấc cao
Hoa trắng với hoa đào
Kẻ thô tục đâm năm bảy cái
Gái thanh tân ta đút ngay vào - Là gì?
Đáp án: Hoa cỏ may.
Câu 178. Trán em nở, mặt em tròn
Nhìn em vừa đẹp, vừa giòn, vừa xinh
Trách em sao khéo vô tình
Đêm đêm chỉ ngủ một mình trong cung - Là gì?
Đáp án: Mặt trăng.
Câu 179. Con gì không có xương sống mà vẫn đứng được?
Đáp án: Con dốc.
Câu 180. Bánh gì mang tên loài vật?
Đáp án: Bánh sừng trâu.
Câu 181. Xem thêm: Weeaboo ( Wibu Là Gì ? Hãy Cẩn Thận, Bạn Có Thể Đang Nhầm Lẫn Wibu Và Otaku!
Đáp án: Ốc đảo.
Câu 182. Cái gì càng cất lại càng thấy?
Đáp án: Cất nhà.
Câu 183. Cái gì càng thiu lại càng ngon?
Đáp án: Giấc ngủ.
Câu 184. Con gì dài và cứng nhất?
Đáp án: Con đường.
Câu 185. Con gì sinh ra đạo đức đã không tốt?
Đáp án: Con lừa.
Câu 186. Bánh gì ăn ít mà nhiều?
Đáp án: Bánh đa.
Câu 187. Con gì có cánh mà không có lông?
Đáp án: Con diều.
Câu 188. Cái gì tay phải cầm được mà tay trái cầm không được?
Đáp án: Cái cánh tay trái.
Câu 189. Kim gì nhiều người thích nhất?
Đáp án: Kim tiền, kim cương.
Câu 190. Kim gì trẻ em thường sợ nhất?
Đáp án: Kim chích.
Câu 191. Con người có thể nhìn thấy được biển nhiều nhất ở đâu?
Đáp án: Trên tấm bản đồ hoặc quả địa cầu.
Câu 192. Trò gì 5 bé hơn 2, 2 bé hơn 0 và 0 bé hơn 5?
Đáp án: Oằn tù xì.
Câu 193. Trái gì không hái được nhưng rất dễ tan vỡ?
Đáp án: Trái tim.
Câu 194. Cô bé quàng khăn đỏ đội nón màu gì?
Đáp án: Cô bé không đội nón.
Câu 195. Chồng của mẹ mình là ai?
Đáp án: Ba/ bố/ tía mình.
Câu 196.
Mẹ đi chợ mua 5 trái bưởi và 5 trái cam con ăn mất 2 trái cam. Hỏi còn mấy trái bưởi?
Đáp án: 5 trái vì không ăn bưởi.
Câu 197.
Ngồi banh ba góc - Tay thục liên hồi - Lỗ trống thiệt sâu - Rút ra đỏ đầu - Hai người đập chát - Là gì?
Đáp án: Thợ rèn.
Câu 198. Xiên xiên ba góc xéo cả ba - Ở dưới thiếu một miếng da - Phành ra ba góc da còn thiếu - Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa - Là gì?
Đáp án: Cái quạt giấy.
Câu 199. Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hai vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
Đáp án: Hướng xuống đất
Câu 200.
Đố mọi người có vật gì mà có thể giúp chúng ta nhìn thẳng qua tường dễ dàng?
Đáp án: Cái cửa sổ.
Câu 201.
Đố mọi người làm cách nào để không bao giờ buồn ngủ khi thức đủ 7 ngày?
Đáp án: Ngủ đêm.
Câu 202. Cày trên đồng ruộng trắng phau - Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm. Đố là cái gì?
Đáp án: Cây bút mực.
Câu 203. Vừa bằng bàn tay - Thịt da phơi bày - Khép nép bờ khe - Anh hùng banh nhẹ - Nhét vô sung sướng - Rút ra vấn vương. - Là gì?
Đáp án: Cái ví tiền.
Câu 204. Lò mò tìm thấy lỗ - Loáy hoáy nhét vội vô - Lúc lắc chờ em rên - Rút ra, ôi! tới bến. Là gì?
Đáp án: Mở khóa.
Câu 205.
Bần thần vô lật váy em - Giơ cần kiếm đám đen đen nhét vào - Xoay xoay, ép ép lỗ nào
Êm êm, ấm ấm ta trào nước ra - Vô thư viện, chế chung trà - Mời người tục… hữu, hỏi là cái chi chi?
Đáp án: Cái phin pha cà phê.
Câu 206. Mình tròn vành vạnh, đít bảnh bao
Mân mân mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao
Là gì?
Đáp án: Cái điếu bát.
Câu 207. Ông nằm dưới, bà nằm trên - Ông dướn người lên, bà rên ừ ừ… Là gì?
Đáp án: Cái cối xay.
Câu 208. Nhấp nhấp trên - Nhấp nhấp dưới - Dưới nhấp trên sướng - Trên nhấp dưới đau - Rút ra chảy máu - Là gì?
Đáp án: Câu cá.
Câu 209. Bốn chân chong chóng - Hai bụng kề nhau - Cắm giữa phao câu - Nghiến đi nghiến lại - Là gì?
Đáp án: Cối xay.
Câu 210. Mình trần cao lớn trượng phu - Đóng mười lần khố, trật cu ra ngoài - Là gì?
Đáp án: Cây chuối trổ buồng.
Câu 211. Cô nào mà tất cả mọi người đều sợ không chỉ học sinh?
Đáp án: Corona (Cô rô na).
Câu 212. Con gì có mũi mà không có mắt, có lưỡi mà không có miệng?
Đáp án: Con dao.
Câu 213. Kết thúc câu chuyện “Cây tre trăm đốt”, anh Khoai bay lên trời bằng gì?
Đáp án: Anh Khoai không bay lên trời.
Câu 214. Cái gì 2 lỗ: có gió thì sống, không gió thì chết?
Đáp án: Lỗ mũi.
Câu 215. Thân em vừa trắng lại vừa mềm - Vừa bàn tay úp - Anh mà miết lên miết xuống là nó tiết nhớt ra
Đáp án: Bánh xà phòng.
Câu 216. Xe nào không bao giờ giảm đi?
Đáp án: Xe tăng.
Câu 217. Ba con gà có tất cả bao nhiêu cái răng?
Đáp án: Gà không có răng.
Câu 218. Con gì sinh ra đã được làm vua?
Đáp án: Con cua hoàng đế.
Câu 219. Nhà nào lạnh lẽo nhưng ai cũng muốn tới?
Đáp án: Nhà băng.
Câu 220. Bông gì không mọc từ cây?
Đáp án: Bông tai.
Câu 221. Môn thể thao nào có cả vua lẫn hoàng hậu?
Đáp án: Cờ vua.
Câu 222. Loại xe không có bánh thường thấy ở đâu?
Đáp án: Trong bàn cờ vua.
Câu 223. Kiến nào không bao giờ ngủ?
Đáp án: Kiến thức.
Câu 224. Quả gì ai cũng sợ ăn trúng?
Đáp án: Quả báo.
Câu 225. Bức tường nào dài nhất thế giới?
Đáp án: Vạn lý trường thành.
Câu 226. Đồng gì mà đa số ai cũng thích?
Đáp án: Đồng tiền.
Câu 227. Cái gì không có chân, không có đuôi, không có cơ thể mà có nhiều đầu?
Đáp án: Cầu truyền hình.
Câu 228. Người ta phát hiện ra xác chết của một chàng trai treo cổ chết ở nóc nhà. Dưới chân cậu ta cách khoảng 20 cm đến sàn nhà là một vũng nước lớn. Hỏi cậu ta làm sao để có thể leo lên nóc nhà mà tự tử được?
Đáp án: Đứng lên tảng nước đá.
Câu 229. Chàng thời coi thiếp là ai
Chàng buồn chàng lại đút hoài không tha
Hết buồn chàng lại rút ra
Có ngày chàng đút tới ba bốn lần
Thiếp thì nổi tiếng cù lần
Chàng cần thì đút, hết cần thì thôi
Hằng ngày hàng tháng liên hồi
Có ngày thiếp cũng quy hồi nghĩa trang - Là gì?
Đáp án: Đầu video.
Câu 230. Nâng em lên
Đặt em xuống
Dạng chân ra
Tha hồ mà bóp - Là gì?
Đáp án: Vác súng, đặt súng và bóp cò.
Câu 231. Cầu Mống (ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh) hiện giờ có màu gì?
Đáp án: Màu xanh.
Câu 232. Cầu Mống dài 128 mét, một người đi xe máy chạy với vận tốc 40 km/h, hỏi bao lâu thì đi hết cây cầu đó?
Đáp án: Trên cầu không được chạy xe máy.
Câu 233. Cầu Mống bắc qua kênh gì?
Đáp án: Kênh Bến Nghé.
Câu 234. Tết năm nay, bé Xuân 9 tuổi, anh trai bé Xuân 12 tuổi. Hỏi 5 năm sau anh trai bé Xuân sẽ hơn bé Xuân mấy tuổi?
Đáp án: 3 tuổi.
Câu 235. Cầu vồng do hiện tượng gì tạo nên?
Đáp án: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 236. Tại sao siêu nhân là con gái nhưng vẫn gọi là 5 anh em siêu nhân mà không phải là 5 chị em siêu nhân?
Đáp án: Vì siêu nhân lớn nhất là con trai > gọi là 5 anh em.
Câu 237. Xe gì càng vô (vào) ga càng đi chậm?
Đáp án: Xe lửa (tàu hỏa) vì “vô ga” = vào nhà ga.
Câu 238. Khi đi vào đường cấm, xe A xin xe B nhường đường, xe B cũng xin xe A nhường đường, hỏi kết quả thế nào?
Đáp án: Vì là đường cấm => không được đi xe.
Câu 239. Cái gì có lắm chân tay - Đuôi thì chẳng thấy, mà có hai đầu?
Đáp án: Cây cầu.
Câu 240. Cái gì không có chân, không có đuôi, không có cơ thể mà có nhiều đầu?
Đáp án: Cầu truyền hình.
Câu 241. Tên thân mật của ca sĩ Lam Trường là anh Hai, ca sĩ Cẩm Ly là chị Tư, vậy ca sĩ Đan Trường là anh Ba Khía đúng hay sai?
Đáp án: Sai (Vì Đan Trường có tên gọi khác là anh Bo).
Câu 242. Hãy chỉ ra 1 từ trong tiếng Việt khi bỏ đi dấu huyền thì vẫn giữ nguyên nghĩa của nó.
Đáp án: Lờ – lơ (không để ý đến mình).
Câu 243. Sáng, chiều gương mặt hiền hòa
Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gay
Đi đằng đông, về đằng tây
Hôm nào vắng mặt, trời mây tối mù?
(Đố là gì?)
Đáp án: Mặt trời.
Câu 244. Khi xanh, khi trắng, khi hồngChẳng thả dưới nước cũng bồng bềnh trôi?(Đố là gì?)
Đáp án: Đám mây.
Câu 245. Mặt gì phẳng lặng nghênh ngang
Người đi muôn lối, dọc ngang phố phường?
(Đố là gì?)
Đáp án: Mặt đất.
Câu 246. Không có cánh mà lại có đuôi
Những toan dọn cả bầu trời sạch trong (Đố là gì?)
Đáp án: Sao chổi.
Câu 247. Không có quả, chẳng có cây
Thế mà có hạt rụng đầy nơi nơi
Cỏ cây thấy rụng thì vui
Loài vật thấy rụng tìm nơi ẩn mình? (Đố là gì?)
Đáp án: Hạt mưa.
Câu 248. Ngọn gì khi nhỏ, khi to - Khi hiền, khi ác ai đo thấu lòng - Thuận vui ai cũng bạn cùng - Nhỡ tay trái ý trăm rừng cũng tan? (Đố là gì?)
Đáp án: Ngọn lửa.
Câu 249. Cái gì lỏng ở quanh đây - Nắng lên kết cánh mà bay về trời - Lạnh thì trở lại xuống chơi - Chờ khi gặp nóng tức thời bay lên? (Đố là gì?)
Đáp án: Nước.
Câu 250. Tháng nào có tết thiếu nhi
Múa lân, ăn bánh lại đi rước đèn
Tháng nào có tết trung nguyên
Tháng nào thêm tuổi, thêm tiền bao phong?
(Đố là tháng nào?)
Đáp án: Tháng sáu, tháng tám âm lịch, tháng giêng âm lịch.
Câu 251. Một con gà trống và một con gà mái thi nhau bơi qua sông, hỏi con nào đến đích trước?
Đáp án: Không con nào vì gà không bơi được.
Câu 252. Phía trước bạn là quảng trường xanh, sau lưng bạn là quảng trường trắng, vậy quảng trường đỏ ở đâu?
Đáp án: Ở Nga.
Câu 253. Tốc độ quy định tối đa của một vận động viên trong cuộc thi chạy marathon là bao nhiêu?
Đáp án: Không có quy định, chạy càng nhanh càng tốt.
Câu 254. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Đêm tháng mấy chưa nằm đã sáng?
Đáp án: Tháng năm.
Câu 255. Vào tháng nào con người sẽ ngủ ít nhất trong năm?
Đáp án: Tháng 2 (vì tháng 2 có 28 ngày).
Câu 256. Khi nào chúng ta nhìn vào số 2 nhưng lại nói là 10?
Đáp án: Khi nhìn vào đồng hồ.
Câu 257. Như bạn biết, 5 chia cho 5 thì bằng 1. Nếu bạn Tí có 5 cục kẹo chia đều cho 5 người bạn của mình, thì bạn Tí còn mấy cục kẹo?
Đáp án: Không còn cục nào cả.
Câu 258. Ngày đầu tiên đi học, Lan đọc hết 2 quyển sách, ngày kế tiếp mẹ cho 9 quyển sách và Lan mỗi ngày đọc 1 quyển sách. Vậy tới hết ngày thứ 7 thì Lan đọc được bao nhiêu quyển sách?
Đáp án: 8 quyển sách.
Câu 259. Ruộng đồng nứt nẻ chân chim
Lúa mầu khô héo, cá tìm chỗ sâu
Ngày đêm tát mẻ miệng gầu
Mong sao thủy lợi đi đầu tưới tiêu? (Đố là gì?)
Đáp án: Hạn hán.
Câu 260. Ầm ầm cuốn tự ngoài khơi
Dâng cao, nước ngập, sóng dồi hung hăng
Cuốn trôi nhà cửa xóm làng
Phá đê, tàn hại mùa màng, thuyền ghe? (Đố là gì?)
Đáp án: Bão lụt.
Câu 261. Trong truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, bà tiên xuất hiện khi nào?
Đáp án: Trong truyện không có bà tiên.
Câu 262. Phương tiện nào được sử dụng trong bài hát “12 giờ”?
Đáp án: Xe đạp.
Câu 263. Xe nào không bao giờ giảm đi?
Đáp án: Xe tăng.
Câu 264. Môn thể thao nào mà người ta chỉ đi bộ, ít khi chạy trên cỏ?
Đáp án: Đánh golf.
Câu 265. Bonsai có nghĩa là gì?
Đáp án: Thú chơi cây cảnh.
Câu 266. Con gì biết đi nhưng người ta vẫn nói nó không biết đi? (đố chữ)
Đáp án: Con bò.
Câu 267. Khu vực Đông Nam Á gồm có bao nhiêu nước?
Đáp án: 11 nước.
Câu 268. Trong bài hát “Con bướm xuân” có nhắc đến bao nhiêu loài hoa?
Đáp án: 4 loài hoa: mai, lan, đào, hồng.
Câu 269. Rượu vang được lên men từ loại quả nào là chủ yếu?
Đáp án: Quả nho.
Câu 270. Sông gì có nước mắt?
Đáp án: Sông Nhật Lệ.
Câu 281. Loại quả nào ôm nỗi buồn 1 mình? (đố chữ)
Đáp án: Sầu riêng.
Câu 282. Trong showbiz Việt, những ai được gọi là “vợ chồng Sáu bảnh”?
Đáp án: Việt Hương – Hoài Linh.
Câu 283. Trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa”, hoa loa kèn gắn với tháng nào?
Đáp án: Tháng 4.
Câu 284. Trong MV “Em gái mưa”, tóc của Hương Tràm có màu gì?
Đáp án: Màu đen.
Câu 285. Ca sĩ Rihana đã từng diện trạng phục của nhà thiết kế Việt Nam nào?
Đáp án: NTK Công Trí.
Câu 286. Trong truyện “Nàng tiên cá”, khi có được đôi chân và được gặp lại hoàng tử, nàng tiên cá đã hát bài gì cho hoàng tử nghe?
Đáp án: Không hát.
Câu 287. Tỉnh nào nước ta có tên nghe nửa ruộng nửa rừng (đố chữ)
Đáp án: Lâm Đồng.
Câu 288. Loại bánh gì không ăn được? (đố chữ)
Đáp án: Bánh xe.
Câu 289. Tác giả của “Bình ngô đại cáo” là ai?
Đáp án: Nguyễn Trãi.
Câu 290. Động vật lớn nhất hiện nay là con gì?
Đáp án: Cá voi xanh.
Câu 291. Mạo hiểm lao đầu, không màng tính mạng đố là con gì?
Đáp án: Thiêu thân.
Câu 292. Chổi nào biết bay?
Đáp án: Chổi thần kỳ của phù thủy.
Câu 293. Hoa gì luôn ở phía sau?
Đáp án: Hoa hậu.
Câu 294. Hệ thống giao thông nước ta gồm bao nhiêu loại đường?
Đáp án: 4 đường (đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt).
Câu 295. Con gì không mắt, không tai, có đầu có cuối ai ai cũng nhờ?
Đáp án: Con đường.
Câu 296. Xe gì ba bánh, chở hàng chở khách, bác tài phải đạp?
Đáp án: Xe ba gác.
Câu 297. Hoa gì đủ màu đủ sắc, lấy tên đồ dùng của học sinh (đố chữ)?
Đáp án: Hoa giấy.
Câu 298. Trên bàn có 5 con ruồi, 2 con ruồi đực, 3 con ruồi cái đậu vào thức ăn. A bực mình, A đập chết 2 con. Hỏi còn mấy con ruồi?
Đáp án: còn 2 con vì đập chết 2 con sẽ còn 2 con, còn 3 con kia bay rồi.
Câu 299. “Một mẹ thường có sáu con, yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy”. Đố là cái gì?
Đáp án: Bộ ấm trà.
Câu 300. Có một hồ nước lớn, bên cạnh hồ nước có 1 viên gạch. Vậy ném viên gạch xuống hồ có nổi không? (đố chữ)
Đáp án: Ném nổi.
Câu 301. Nơi để người Ê-đê sinh hoạt tập thể trong buôn làng gọi là gì?
Đáp án: Nhà Rồng.
Câu 302. Trong truyện Kiều, liệt kê 3 người có họ Vương?
Đáp án: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân, Vương Quan.
Câu 303. Hà Nội có mấy cửa?
Đáp án: 5 cửa ô (ô Cầu Dền, Cầu Giấy, Yên Phụ, Đông Mác, Quan Chưởng).
Câu 304. Trong bài hát “Nhạc Rừng”, con gì kêu liên miên?
Đáp án: Con ve.
Câu 305. Bài hát “Nhạc Rừng” có nhắc đến bao nhiêu con vật?
Đáp án: 2 con (con ve và con chim).
Câu 306. “Nắng mưa dầu tôi đâu bỏ bạn. Tắt lửa tối đèn sao bạn bỏ tôi”. Là cái gì?
Đáp án: Cái ô, cái dù hoặc nón.
Câu 307. Thương yêu cần hành động, vậy thương gì cần nói nhiều? (Đố chữ)
Đáp án: Thương thảo, thương lượng.
Câu 308. Trong MV bài hát “Thương em là điều anh không thể ngờ” Noo Phước Thịnh ăn gì?
Đáp án: Ăn tát.
Câu 309. Cái gì cầm càng nhiều càng dễ mất? (Đố chữ)
Đáp án: Cầm đồ.
Câu 310. Hoàn thành câu tục ngữ sau:
“Bao giờ cho đến tháng…
Hoa gạo rụng xuống,… cất chăn”.
Đáp án: Tháng ba – bà già.
Câu 311. Hồ nào biết hát biết ca?
Đáp án: Hồ Ngọc Hà hoặc Hồ Quỳnh Hương.
Câu 312. Bây giờ anh hơn em 5 tuổi. Vậy sau bao nhiêu năm nữa tuổi anh bằng tuổi em?
Đáp án: Không bao giờ bằng tuổi nhau.
Câu 313. Trong các họ Việt Nam, họ nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
Đáp án: Họ Nguyễn.
Câu 314. Ở Châu Phi, chim cánh cụt sống ở nước nào?
Đáp án: Nam Phi.
Câu 315. Đỏ hoe là tính từ mô tả cái gì?
Đáp án: Con mắt.
Câu 316. Sáng sớm Trường Giang lái 1 chiếc cup xanh tung tăng đi chợ mua đồ ăn sáng cho Nhã Phương. Hỏi Trường Giang mua món gì? (Đố chữ)
Đáp án: Canh súp.
Câu 317. Đầu nào không có tóc mà không phải đầu trọc?
Đáp án: Đầu máy, đầu tiên, đầu cầu.
Câu 318. Khi nào thêm vào thì nhẹ, bớt đi thì nặng?
Đáp án: Thêm tiền.
Câu 319. Cua đá, cua đinh và cáy. Con nào không thuộc bộ cua?
Đáp án: Cua đinh.
Câu 320. Dãy núi nào là sự phân chia khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam?
Đáp án: Dãy Bạch Mã.
Câu 321. Loài chim nào không bao giờ bay, không bao giờ đi?
Đáp án: Chim đồ chơi.
Câu 322. Đường thốt nốt là đặc sản của tỉnh nào?
Đáp án: An Giang.
Câu 323. “Hoàng tử mưa” là biệt danh của ca sĩ nào?
Đáp án: Sơn Tùng MTP.
Câu 324. “Công chúa bong bóng” là biệt danh của ai?
Đáp án: Bảo Thy.
Câu 325. “Thân hình đã chết từ lâu, mà hai con mắt, bộ râu vẫn còn” là cái gì?
Đáp án: Gốc tre khô.
Câu 326. Tướng nào mà không cần ăn uống mà vẫn đánh trận được?
Đáp án: Tướng trong bàn cờ.
Câu 327. Thành đi ra đường mặc áo màu xanh lá tại sao không ai tới gần? (Đố chữ).
Đáp án: Xanh lá – Xa lánh.
Câu 328. Cầu vồng có mấy màu?
Đáp án: Rất nhiều màu.
Câu 329. Làm thế nào để nhìn thấu bên trong một con người?
Đáp án: Chụp CT toàn thân, chụp cắt lớp.
Câu 330. Cái gì của con chim mà lại có trên cơ thể con người?
Đáp án: Vết chân chim.
Câu 331. Tên đại dương tiếp giáp với phần đất liền của nước ta?
Đáp án: Biển Đông.
Câu 332.
Quả gì to nhỏ linh tinh
Chỗ như bát úp, chỗ hình kỳ quan
Tuổi đời cùng với thế gian
Trên quả, cây mọc tràn lan lạ lùng? (Đố là gì?)
Đáp án: Ngọn núi.
Câu 333. Ông gì mà ti tỉ ông
Ban đêm thì thấy, trưa không ông nào
Hay là tuổi hạc đã cao
Mỏi chân ông chẳng thể nào xuống chơi! (Đố là gì?)
Đáp án: Ngôi sao.
Câu 334. Ma gì trông thấy hẳn hoi - Sáng lòa, xanh lét, tối trời tha ma? (Đố là gì?)
Đáp án: Ma trơi.
Câu 335. Cuộc đời vô sắc vô hình
Thân tôi trôi nổi, bồng bềnh đó đây
Có tôi, người vật, cỏ cây
Đều sinh sống được, tôi hay giúp đời?
(Đố là gì?)
Đáp án: Không khí.
Câu 336. Cái gì ở khắp mọi nơi
Dài trăm cây số, mắt người khó trông
Mọi sinh vật, mọi côn trùng
Nếu không có nó, khó lòng tồn sinh?
(Đó là gì?)
Đáp án: Gió.
Câu 337. Khi người gọi là chị
Lúc người gọi là ông
Làm tôi bối rối trong lòng
Đêm đêm mới dám ra trông mọi người?
(Đố là gì?)
Đáp án: Chị Hằng (mặt trăng).
Câu 338. Vừa bằng cái vung
Mà vùng xuống ao
Người đào chẳng thấy
Người lấy chẳng được?
(Đố là gì?)
Đáp án: Mặt trăng.
Câu 339. Cái chi quê ở trên trời - Đêm đêm lặng đứng ngắm người trần gian - Anh em nhiều lắm vô vàn - Đố ai đếm được rõ ràng không sai? (Đố là gì?)
Đáp án: Ngôi sao.
Câu 340. Rõ ràng chẳng phải nồi canh - Thế mà vị mặn, nước xanh, cá nhiều? (Đố là gì?)
Đáp án: Biển.
Câu 341. “Lan lên lầu lấy lược Lan lấy lộn lưỡi lam Lan lên lầu lấy lại”. Trong câu trên có bao nhiêu chữ L?
Đáp án: 1.
Câu 342. Trong bài hát “tiếng hát chim đa đa” cô gái bao nhiêu tuổi?
Đáp án: 15 tuổi.
Câu 343. Trong bài hát trên, tình cờ tôi gặp lại em ở đâu?
Đáp án: Trên một chuyến đò.
Câu 344. Hoa gì không phải hôm nay. (Chơi chữ)?
Đáp án: Hoa mai.
Câu 345. Gọi là tên nhưng không bắn bằng cung là gì?
Đáp án: Cái tên gọi.
Câu 346. Giả sử bạn là bác tài xế. Trên xe lúc này có Hồng và Huệ, lát sau Mai và Trang lên xe, 30 phút sau Trang, Hồng, Huệ cùng xuống xe. Hỏi bác tài xế tên gì?
Đáp án: Tên người đang trả lời đáp án.
Câu 347. Con gì bỏ đầu bỏ đuôi thành con chim (Đố chữ)
Đáp án: Con Cóc (Bỏ chữ c đi).
Câu 348. Lão hạc trong tác phẩm “Lão hạc” tự tử bằng cách nào?
Đáp án: Ăn bả chó.
Câu 349. Con công bị chết thì gọi là gì. (Đố chữ)?
Đáp án: Công tử.
Câu 350. Hoàn thành câu tục ngữ sau:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ…
Đáp án: Cho dây mà trồng.
Câu 351. Khi đổ bánh xèo nó kêu xèo, vậy khi đổ bánh bèo nó kêu sao?
Đáp án: Nó không kêu.
Câu 352. Người trưởng thành sẽ có bao nhiêu cái răng?
Đáp án: 32 cái răng.
Câu 353. Tranh nào không vẽ bằng bút hay màu?
Đáp án: Tranh cử, tranh thủ, tranh cãi.
Câu 354. Hồng gì không ăn được nhưng ai cũng thích. (Đố chữ)?
Đáp án: Hồng Nhan.
Câu 355. Bạc gì mà không bị phai màu. (Đố chữ)?
Đáp án: Bạc phận.
Câu 356. Quả gì càng nặng càng dễ khóc. (Đố chữ)?
Đáp án: Quả lê.
Câu 357. Liệt kê 3 bài hát có từ “em” của ca sỹ Hương Tràm?
Đáp án: Với em là mãi mãi, em vẫn chờ, em, anh thế giới và em.
Câu 358. Ngày nào đã có từ rất lâu nhưng không ai thấy?
Đáp án: Ngày xửa ngày xưa.
Câu 359. Vòng xoay nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh có tên gọi là gì?
Đáp án: Công xã Pari.
Câu 360. Vòng xoay Hồ con Rùa ở thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Công trường quốc tế.
Câu 361. Quả gì không ai muốn ăn?
Đáp án: Quả báo.
Câu 362. Công nào không có lông. (Đố chữ)?
Đáp án: Công lý.
Câu 363. Công nào không biết múa mà lại biết đá bóng?
Đáp án: Công Phượng.
Câu 364. Quả gì thêm huyền thì ngọt, thêm sắc thì chua. (Đố chữ)?
Đáp án: Quả dừa – Quả dứa.
Câu 365. Con gì đầu chuột, đuôi heo?
Đáp án: Con giáp.
Câu 366. Vòng xoay chợ Bến Thành ở thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Công trường Quách Thị Trang.
Câu 367. Vòng xoay bến Bạch Đằng ở thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là gì?
Đáp án: Công trường Mê Linh.
Câu 368. Năm 2016, tổng thống Obama đã thưởng thức đặc sản gì ở Hà Nội?
Đáp án: Bún chả.
Câu 369. Nước nào nóng nhất?
Đáp án: Nước sôi.
Câu 370. Sân bay nào không ở trên mặt đất?
Đáp án: Sân bay trên tàu.
Câu 371. Ở đâu ngựa có thể qua sông, voi thì không?
Đáp án: Trên bàn cờ tướng.
Câu 372. Cây nhang càng đốt càng ngắn, vậy cây gì càng đốt càng dài?
Đáp án: Cây tre.
Câu 373. Con gì đôi cánh mỏng tang
Bay cao bay thấp báo rằng nắng mưa?
Đố là con gì?
Đáp án: Con chuồn chuồn.
Câu 374. Cát đâu ai bốc tung trời
Sóng sông ai vỗ, cây đồi ai rung? (Đố là gì)
Đáp án: Gió.
Câu 375. Có ông mà chẳng có bà
Có cửa không nhà sinh đặng hai con
Tháng ngày nặng với nước non
Khi lên, khi xuống mỏi mòn tấm thân? (Đố là gì?)
Đáp án: Mặt trời.
Câu 376. Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?
Đáp án: Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu!
Câu 377. Có một rổ táo, trong rổ có ba quả, làm sao để chia cho 3 người, mỗi người một quả mà vẫn còn một quả trong rổ???
Đáp án: Thì đưa cho 2 người đầu mỗi người 1 quả. Còn 1 quả trong rổ đưa nguyên cả cái rổ đựng quả táo cho người còn lại thì 3 người mỗi người đều có 1 quả, và cũng có 1 quả trong rổ!
Câu 378. Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhò có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo???
Đáp