Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Or you want a quick look: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mang thai, làm mẹ là điều tuyệt vời, thiêng liêng nhất với bất kỳ người phụ nữ nào. Và lần đầu được làm mẹ chắc hẳn không ít chị em sẽ rất băn khoăn không biết mới có thai nên ăn gì, ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ các mẹ bầu có thể đặt ra mục tiêu tăng từ 1 đến 2kg, với những mẹ bầu thừa cân, béo phì thì không khuyến khích tăng cân để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở những giai đoạn sau.

Thời gian đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ phải đối diện với những thay đổi nhất định về sinh lý nhằm thích nghi với em bé. Đây cùng chính là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hệ thống thần kinh, các cơ quan quan trọng của thai nhi, chính vì vậy mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Dưới đây là những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu của thai kỳ:

  • Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày: Protein (đạm) có tác dụng phát triển các tế bào mô của thai nhi, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ và tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
  • Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày: Sắt có tác dụng tăng thể tích máu, giúp ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu. Chính vì thế, mệ bầu cũng cần chú ý để bổ sung sắt trong 3 tháng đầu.
  • Bổ sung canxi: Canxi có vai trò quan trọng, giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Bên cạnh đó, canxi cũng giúp hệ thần kinh và đống máu bình thường cho người mẹ. Nếu không cung cấp đủ canxi trong thời kỳ này thì mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương khớp, em bé trong bụng dễ bị còi xương…
  • Bổ sung axit folic: Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ hay tật nứt đốt sống của bào thai. 
READ  Cách phát âm chữ N trong tiếng Anh chuẩn nhất hiện nay

>>> Có thể bạn quan tâm: 

  • Top thực phẩm giàu canxi cho bà bầu, giúp bé luôn khỏe mạnh
  • Cách bổ sung Sắt và Acid Folic đúng cách cho bà bầu
  • Bà bầu nên uống canxi vào lúc nào trong ngày tốt nhất?

Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì – Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? 

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì? Mới có thai nên ăn gì? Ăn gì trong 3 tháng đầu để con thông minh? Đây là những câu hỏi được khá nhiều mẹ bầu đặt ra hiện nay.

Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu của thai kỳ được xây dựng dựa trên các cơ sở dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Hầu như thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu này khá giống nhau. Tuy nhiên do đặc điểm phát triển của thai nhi theo từng tháng khác nhau nên bữa ăn của mẹ bầu cũng có những điều chỉnh nho nhỏ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì – Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng đầu tiên?

Ở tháng đầu tiên của thai kỳ cơ thể người mẹ có thể sẽ có những biểu hiện khác thường. Sự thay đổi này là do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Các mẹ bầu sẽ có thể gặp phải các triệu chứng nghén như buồn nôn, bụng có cảm giác khó chịu, ăn nhiều hơn… Để cải thiện tình trạng ốm nghén, khó chịu, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm như:

  • Những thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, tinh bột. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để có thể bổ sung canxi, ngăn ngừa còi xương, loãng xương cho bé yêu. Nếu cảm thấy không hợp với sữa bầu, mẹ có thể tùy chọn loại sữa nào khác có hương vị dễ uống và phù hợp với mình hơn nhé.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn. Sắt thường có nhiều trong thịt bò, thịt nạc vai…
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung rau xanh, các loại hạt ngũ cốc, măng tây, các loại đậu…

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì – Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 2?

Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu là gì? Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 2? Trong tháng này, mẹ bầu nên quan tâm hơn đến chất lượng của bữa ăn, làm phong phú thực đơn bữa ăn hằng ngày để tránh cảm giác nhàm chán.

  • Tiếp tục bổ sung sắt, axit folic từ thực phẩm như từ thịt bò, thịt nạc vai, bông cải xanh, quả bơ, quả đậu bắp, dưa lê, măng tây…
  • Các thực phẩm như hạt óc chó, bánh mì, rau xanh, sữa, trứng, thịt… cũng cần được mẹ bầu tăng cường nạp mỗi ngày.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên nên uống đủ nước nhé.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì – Mẹ bầu nên ăn gì vào tháng thứ 3?

Trong tháng này, tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu đã giảm đi đáng kể, chính vì thế mà thực đơn cho bà bầu cũng phong phú hơn.

  • Mẹ bầu nên ăn nhiều rau, củ, quả hơn trong tháng này. Một số loại rau, củ quả được bác sĩ khuyên dùng đó chính là cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, cải bó xôi, cải chíp, măng tây, khoai lang…
  • Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước, uống các loại nước ép như nước ép táo, cam vắt, sinh tố bơ, xoài…
  • Uống thêm sữa mỗi ngày
  • Uống thêm vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ…
READ  Sự kiện chung kết Free Fire Đấu Trường Sinh Tồn Mùa Xuân 2021 có gì hot?

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu – trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Các loại rau củ quả như súp lơ, măng tây, cải bó xôi, cải xanh, bí đỏ, khoai lang…
  • Các loại thịt, cá, trứng…
  • Các loại trái cây như xoài, đu đủ chín, na, dưa lê, táo…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại hạt, ngũ cốc

>>> Có thể bạn quan tâm: Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ

Những món ngon cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Các món ăn từ cá chép
  • Chim bồ câu hầm
  • Gà hầm
  • Cháo thịt gà
  • Cháo ngao
  • Các món ăn từ cải bó xôi
  • Cháo cá hồi
  • Cháo hạt sen táo đỏ…

Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

  • Dứa
  • Rau răm
  • Rau ngót
  • Măng
  • Mướp đắng
  • Khoai tây mọc mầm
  • Đồ ăn sống
  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
  • Đu đủ xanh…

>>> Xem thêm: Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu không nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Một số thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Từ những thông tin kể trên, chúng ta có thể xây dựng một thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng đầu như sau:

Ngày/BữaBữa sáng (Thường vào lúc 7 giờ, bữa phụ lúc 9 giờ 30)Bữa trưa (Thường vào lúc 12 giờ, bữa phụ lúc 15 giờ)Bữa tối (Thường vào lúc 18 giờ, bữa phụ lúc 21 giờ)
Thứ 2

Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Phở
  • Nước dừa

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Mực chiên
  • Súp lơ luộc
  • Canh thịt băm nấu chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Bánh bao

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rim
  • Mướp luộc
  • Thịt bò xào nấm rơm
  • Nho

Bữa phụ: Sữa

Thứ 3

Bữa chính:

  • Trứng
  • Ổi
  • Cháo
  • Nước mía

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Đậu đỗ luộc
  • Lươn xào giá đỗ
  • Nước ép táo

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Tôm rang
  • Bắp cải xào
  • Thịt gà luộc
  • Canh mọc nấu nấm
  • Dâu tây

Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy

Thứ 4

Bữa chính:

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Sườn chua ngọt
  • Cải chíp xào nấm hương
  • Canh cải nấu thịt băm
  • Nước dưa hấu

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn kho trứng cút
  • Mực xào cần tỏi
  • Su hào luộc
  • Quýt

Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy

Thứ 5

Bữa chính:

  • Trứng
  • Chuối
  • Bánh mỳ kẹp
  • Nước dừa

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt bò kho
  • Củ quả luộc
  • Canh đậu nấu xương
  • Đậu sốt cà chua
  • Nước cam

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá chép hấp
  • Canh ngao nấu chua
  • Thịt lợn sốt cà chua
  • Táo

Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy

Thứ 6

Bữa chính:

  • Trứng vịt lộn
  • Kiwi
  • Bánh bao
  • Nước mía

Bữa phụ: Bánh bao kim sa

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt gà rang gừng
  • Măng tây xào thịt bò
  • Cá hố om
  • Nước ép hoa quả

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính:

  • Canh rong biển
  • Cơm
  • Tim xào giá
  • Rau luộc
  • Thịt bò hầm
  • Thanh long

Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy

Thứ 7

Bữa chính:

  • Chuối
  • Ngũ cốc
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Cá hồi
  • Rau luộc theo mùa
  • Canh khoai tây nấu xương
  • Lươn xào xả ớt
  • Nước ép bưởi

Bữa phụ: bánh mỳ kẹp

Bữa chính:

  • Cơm
  • Thịt lợn rán
  • Bắp cải luộc
  • Cá quả xào thìa là
  • Xoài

Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy

Chủ Nhật

Bữa chính:

Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua

Bữa chính:

  • Cơm
  • Vịt luộc
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh ngao nấu chua
  • Tôm rang
  • Nước ép bơ

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính:

  • Cơm
  • Móng giò luộc
  • Súp lơ luộc
  • Thịt bò xào nấm
  • Trứng ốp
  • Dưa hấu

Bữa phụ: Sữa + bánh quy

READ  Ngày tốt tháng 10 Âm năm 2021: Tháng 10 Âm lịch ngày nào tốt?

Lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

  • Các mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no một lúc.
  • Nên lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc các chế phẩm từ sữa đã tiệt trùng…
  • Nên uống đủ nước, uống giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm chưa được chế biến chín.
  • Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo để hạn chế tình trạng nghén.

Có thể thấy chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ lá rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đến sức khỏe của người mẹ. Chính vì thế, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho mình trong giai đoạn này. Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn biết được mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm cho mẹ và bé, các loại vitamin & khoáng chất thiết yếu cho bà bầu, bạn vui lòng truy cập website Mobitool để đặt hàng hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới.

Tham khảo thêm:

  • Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
  • Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu có nên ăn vải?
  • Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
  • Dấu hiệu và cách trị táo bón cho bà bầu nhanh, hiệu quả nhất
  • 3 Cách chưng yến cho bà bầu giúp bổ máu, đẹp da, ngủ ngon giấc 
See more articles in the category: TIN TỨC

Leave a Reply