Pha chế dung dịch là chủ đề quan trọng trong chương trình hóa học lớp 8. Vậy các bước pha chế dung dịch hóa 8 như nào? Cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước?… Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu chi tiết về chủ đề trên nhé!.
Nội dung chính bài viết
Các bước thực hiện pha chế dung dịch hóa 8
Chúng ta đã biết cách tính nồng độ dung dịch. Vậy để pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện những bước sau đây:
Cách pha chế theo nồng độ cho trước
Có 2 kiểu pha chế:
- Pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm
- Pha chế dung dịch theo nồng độ mol
Pha chế khi biết nồng độ phần trăm
Tính: khối lượng chất tan và khối lượng dung môi (nước).
Ví dụ: Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch A có nồng độ C%.
- Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế.
- Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế
Cần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: (m_{dd} = m_{dm} + m_{ct} Rightarrow m_{2} = m_{H_{2}O} = m_{dd} – m_{ct})
Kết luận: Vậy cần lấy (m_{1}) gam chất A hòa tan vào (m_{2}) gam nước để thu được m gam dung dịch A có nồng độ C%.
Cách pha chế: Cân chất tan và cân dung môi (nước) theo khối lượng vừa tính. Sau đó đồ dần dần chất tan vào dung môi, khuấy đều.
Pha chế khi biết nồng độ mol
Tính:
- Tính số mol chất tan.
- Khối lượng của chất tan.
Ví dụ: Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V (ml) dung dịch B nồng độ (C_{M})
-
Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:
- Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức:
(n = C_{M}.V)
- Bước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan (m) cần lấy để pha chế.
- Bước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.
Kết luận: Vậy cần lấy m gam B hòa tan vào V (ml) nước cất để tạo thành V (ml) dung dịch B có nồng độ (C_{M})
Cách pha chế:
- Cân chất tan, cho chất tan vào cốc thủy tinh.
- Đổ từ từ nước đến thể tích cần pha chế.
Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước
Đặc điểm:
- Khi pha loãng thì nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc thì nồng độ dung dịch tăng.
- Dù pha loãng hay cô đặc thì khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.
-
Có hai kiểu pha loãng:
- Pha loãng theo nồng độ mol.
- Pha loãng theo nồng độ phần trăm.
Pha loãng theo nồng độ mol
Tính:
- Số mol chất tan cần pha loãng.
- Tính thể tích dung dịch ban đầu để lấy pha loãng.
(V_{dd(1)}.C_{M(1)} = V_{dd(2)}.C_{M(2)})
Ví dụ: Pha (V_{2}) (ml) dung dịch A có nồng độ (C_{M2})(M) từ dung dịch A có nồng độ (C_{M1})(M)
-
Cách pha loãng:
- Đong thể tích dung dịch cần đi pha loãng (vừa tính được).
- Thêm từ từ nước cất đến thể tích của dung dịch sau pha loãng.
Pha loãng theo nồng độ phần trăm
Tính:
- Tìm khối lượng chất tan trong dung dịch cần pha.
- Tính khối lượng dung dịch ban đầu để có lượng chất tan vừa tính.
- Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế.
Cách pha chế:
- Cân khối lượng dung dịch ban đầu cần dùng.
- Dùng ống đong để lấy lượng nước vừa tính.
- Đổ từ từ cốc đựng dung dịch vào nước cất vừa lấy, khuấy đều.
Cách pha chế dung dịch oresol
Dung dịch oresol là gì?
Muối bù nước qua đường uống (oresol) là dung dịch đặc biệt được pha từ đường, muối và nước sạch. Dung dịch này giúp thay thế lượng nước mất đi do bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Các nghiên cứu cho thấy oresol hiệu quả trong việc bù dịch bằng đường tĩnh mạch khi điều trị mất nước.
Cách pha chế dung dịch oresol
-
Nguyên liệu: Để pha dung dịch oresol, chúng ta cần
- Muối tinh (như muối Kosher, muối i-ốt hoặc muối biển)
- Nước sạch.
- Đường cát hoặc đường bột.
-
Trộn các nguyên liệu khô
- Cho nửa thìa muối tinh và 2 thìa đường vào dụng cụ đựng sạch. Có thể dùng đường cát hoặc đường bột.
- Nếu không có thìa để đong, có thể dùng một nắm đường và một nhúm muối. Tuy nhiên, cách này có thể không chính xác.
-
Cho một lít nước uống sạch vào
- Nếu không đo được một lít, đong 5 cốc nước (mỗi cốc khoảng 200ml). Chỉ sử dụng nước sạch. Nước có thể được đóng chai hoặc mới đun và để nguội.
- Đảm bảo chỉ dùng nước. Sữa, nước canh, nước hoa quả hay nước giải khát không thể dùng được vì sẽ khiến dung dịch oresol mất hiệu quả. Không cho thêm đường.
-
Khuấy đều
- Dùng thìa hoặc dụng cụ đánh kem hòa bột oresol trong nước. Sau khoảng một phút khuấy liên tục, dung dịch sẽ tan hoàn toàn.
- Dung dịch oresol có thể được trữ trong tủ lạnh 24 giờ.
Cách tự pha chế dung dịch thủy canh
Dung dịch thủy canh là gì?
Thủy canh là phương pháp trồng cây không cần đất, dinh dưỡng được cung cấp qua môi trường nước. Dung dịch thủy canh thường không sẵn có hoặc đắt tiền, cách pha chế tương đối phức tạp, các hợp chất cũng không sẵn có trên thị trường.
Các bước pha chế:
- Đổ 10 lít nước vào thùng.
- Thêm 6 thìa cà phê NPK, loại có nồng độ dinh dưỡng cao như NPK 20-20-15, đảm bảo trong phân có thành phần vi lượng như sắt, đồng, kẽm…
- Thêm 3 thìa cà phê muối Epsom vào nước để cung cấp magiê sulfat.
- Trộn đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Đổ dung dịch qua một miếng vải mỏng để loại bỏ tạp chất không tan trong nước, tránh làm nghẹt bơm. Sau đó có thể dùng ngay.
DINHNGHIA.COM.VN vừa giới thiệu đến bạn chủ đề pha chế dung dịch cùng những kiến thức tổng hợp liên quan đến chủ đề này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp gì cho chủ đề pha chế dung dịch, đừng quên để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé. Chúc bạn luôn học tốt!.
Xem chi tiết qua video:
Xem thêm >>> Tính chất hóa học và Tính chất vật lý của Oxi – Hóa học 8
Xem thêm >>> Điều chế khí oxi là gì? Phản ứng phân hủy là gì?