Or you want a quick look: Lucid dream là gì?
Giấc mơ thì ai cũng đã từng gặp và điều này không hề xa lạ. Tuy nhiên sau khi tỉnh giấc thì những ký ức về giấc mơ cũng biến mất. Bạn đã làm gì trong mơ hay đã gặp phải vấn đề gì chỉ là một lớp màn mơ hồ mà bản thân không hề có nhận thức. Nhưng Lucid dream lại là một giấc mơ hoàn toàn ngược lại. Ở đó sự việc được cảm nhận được bằng nhận thức và lý trí. Chính xác thì hiện tượng Lucid dream là gì? Cùng khám phá hiện tượng kỳ bí này với GiaiNgo nhé!
Lucid dream là gì?
Lucid dream là gì?
Lucid dream là một giấc mơ mà bạn có thể nhận thức được rằng mình đang mơ. Lucid dream nói một cách khác là giấc mơ mà bạn có thể điều khiển được. Lucid dream là thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là giấc mơ sáng suốt, mơ tỉnh.
Lucid dream diễn ra khi bạn nhận thức được rằng mình đang mơ. Cũng theo đó, bạn có thể kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chính mình trong giấc mơ.
Nguồn gốc của Lucid dream là gì?
Chúng ta có thể giải mã nguồn gốc của hiện tượng Lucid dream là gì? Do đâu mà có hiện tượng kỳ bí này?
Lucid dream đã được nhắc đến trong bức thư của Thánh Augustine ở thành Hippo (nay thuộc Algerie) vào năm 415.
Lucid dream cũng đã xuất hiện từ trong văn hóa phương Đông thời xa xưa. Những Phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập một phương pháp gọi là “dream yoga”, nhằm mục đích duy trì nhận thức khi đang mơ.
Ngoài ra, hiện tượng Lucid dream còn được nhắc đến trong nhiều văn bản Hy Lạp cổ và các nhật ký cá nhân khác. Vậy Lucid dream là gì cũng dần dần được hình thành từ đây.
Sau này, thuật ngữ Lucid dream xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1913 bởi nhà văn, bác sĩ tâm thần Hà Lan – Frederik Van Eeden trong bài báo “A Study of Dreams”.
Năm 1986, cuốn sách “Nghiên cứu về Giấc mơ sáng tỏ” của Celia Green ra đời. Đây được xem là cuốn sách đầu tiên công nhận tính khoa học của Lucid dream.
Hơn 20 năm trở lại đây, nhà tâm thần sinh lý học Stephen Laberge là người đi đầu trong những nghiên cứu về thuật ngữ Lucid dream. Đây cũng chính là người đã phát minh ra những kỹ thuật mơ sáng suốt.
Tác dụng của Lucid dream là gì?
Sau khi bạn đã có cái nhìn sơ lược về khái niệm Lucid dream là gì, vậy tác dụng của Lucid dream là gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu ngay dưới đây!
- Truy cập vào tiềm thức: Khi tập Lucid dream, bạn sẽ có thể nhìn thấy và hiểu được những thông tin nằm ở phía sau cánh cổng tiềm thức của mình.
- Diễn giải giấc mơ: Đôi khi bạn mơ nhưng không thể lý giải được giấc mơ. Lucid dream sẽ giúp bạn xem xét kỹ lại giấc mơ và kinh nghiệm đó trong thế giới thực.
- Chinh phục nỗi sợ: Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm và va chạm với nỗi sợ ấy trong chính khoảng thời gian Lucid dream.
- Dừng thấy ác mộng: Cùng với việc chinh phục nỗi sợ, kiểm soát giấc mơ sẽ giúp bạn loại bỏ những cơn ác mộng.
- Tìm thấy niềm vui: Nhiều người đã học cách thấy Lucid dream để thực hiện những hoài bão, ước mơ mà họ chưa hoặc không thể làm.
- Thực hành cho thực tế: Bạn có thể tự tạo ra bất kì tình huống nào và để tiềm thức tiếp cận chúng theo cách tốt nhất. Thực tế chứng minh rằng đã có nhiều vấn đề được giải quyết thông qua Lucid dream.
Lucid dream có nguy hiểm không?
Sau khái niệm Lucid dream là gì, nhiều đọc giả vẫn còn những mơ hồ về hiện tượng kỳ lạ này. Chẳng hạn như Lucid dream có nguy hiểm không? Lucid dream có những ưu nhược điểm gì? Để GiaiNgo cập nhật ngay sau đây!
Ưu điểm của Lucid dream là gì?
- Giảm ác mộng: Giúp bạn giảm tải được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Giảm lo âu và căng thẳng: Khi làm chủ được giấc mơ của mình, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi có thể kết thúc giấc mơ theo ý muốn của mình.
- Tăng khả năng sáng tạo: Khi vào giấc mơ sáng suốt bạn sẽ cảm thấy mình nhớ, gợi hình, trí tưởng tượng tốt và phong phú hơn.
- Tăng khả năng vận động: Não được kích thích hoạt động liên tục giúp cho việc thực hiện một số chuyển động tốt hơn.
Nhược điểm của Lucid dream là gì?
- Mơ hồ: Lucid dream khiến bạn trở nên mơ hồ và khó khăn trong việc phân biệt giữa mơ và thực tại.
- Mất kết nối với môi trường: Khi giấc mơ chồng chéo lên nhau dẫn đến việc bạn mất kết nối với chính bản thân và môi trường xung quanh.
- Rối loạn giấc ngủ: Khi thực hiện Lucid dream quá nhiều sẽ dẫn đến việc bạn mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Đây được coi là nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như gián đoạn giấc ngủ kéo dài, trầm cảm, stress.
- Bị bóng đè: Tình trạng này hay xảy ra khi bạn thực hiện quá trình Lucid dream sai cách. Có thể khái quát rằng đây là tình trạng người ngủ thức giấc trong khi cơ thể bị tê liệt.
Cách vào Lucid dream là gì?
Hiện, Lucid dream có rất nhiều phương pháp để thực hiện. Bạn có thể thông qua tự nhiên hoặc qua quá trình luyện tập.
Thực hành phương pháp MILD (Mnemonic Induction of Lucid dreams)
- Phương pháp MILD là phương pháp cảm ứng ghi nhớ.
- Mục đích: Tạo thói quen, hình thành ý tưởng trong mơ bằng cách nhẩm đi nhẩm lại một cụm từ trong đầu mỗi khi bắt đầu đi ngủ.
MILD là một trong những phương pháp đầu tiên sử dụng nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra giấc mơ sáng suốt. Bạn có thể thử thực hành phương pháp MILD sau khi thức dậy giữa giấc mơ để chúng trở nên mới mẻ hơn.
Thực hành phương pháp WBTB (Wake-up-back-to-bed)
WBTB là một phương pháp có thể thực hiện một cách đơn giản nhằm dễ dàng đi vào Lucid dream.
- Phương pháp WBTB theo như tên gọi là Thức giấc rồi quay về giường.
- Thực hiện theo 3 bước: Đi ngủ – Thức dậy – Ngủ lại.
Cụ thể, khi bạn trở lại giấc ngủ từ trạng thái tỉnh, bạn dần dần đưa ý thức tỉnh của mình vào trong mơ. Điều này dẫn bạn đến được Lucid dream một cách thành công.
Luyện tập bài kiểm tra thực tế
Bạn cần lưu ý rằng khi ở trong trạng thái Lucid dream, các trải nghiệm có thể hoàn toàn giống các trải nghiệm đời thật.
Bạn cần kiểm tra xem có phải là bạn đang mơ hay không bằng cách nhéo mình một cái nhẹ. Nếu có cảm giác đau thì đó không phải là mơ.
Bắt đầu ghi nhật ký giấc mơ
Hoạt động này sẽ giúp bạn ghi nhớ từng chi tiết trong giấc mơ của mình. Ngoài ra, nó còn là cơ sở để phán đoán xem bạn có trải qua Lucid dream hay không.
Bởi lẽ, khi tập viết những gì diễn ra trong mơ, bạn vô tình nhớ lại giấc mơ. Việc này đồng thời giúp nâng cao nhận thức về giấc mơ của bạn.
Việc bạn cần làm chỉ là chuẩn bị sổ nhật ký cạnh giường ngủ và tập viết ra giấc mơ một cách chi tiết nhất ngay sau khi bạn thức dậy. Đồng thời, bạn cũng nên đọc lại những gì mình viết hàng ngày để hệ thống hóa lại các giấc mơ.
Thực hành thiền và chánh niệm
Mỗi ngày dành thời gian thiền và chánh niệm để giúp bạn có tâm thế thoải mái và sảng khoái. Bản chất của chánh niệm là giúp cho bản thân nhận thức rõ hơn về môi trường và bản thân, bạn cũng sẽ biết được mình đang mơ hay tỉnh giấc.
Yếu tố ảnh hưởng đến việc điều khiển giấc mơ Lucid dream là gì?
Lucid dream là gì vẫn đang được giới khoa học cập nhật và nghiên cứu cách thức từng ngày. Tuy nhiên, việc điều khiển giấc mơ không hề dễ dàng. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều khiển Lucid dream là gì? Cùng GiaiNgo khám phá!
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe là yếu tố quan trọng để bạn có được Lucid dream chất lượng. Nếu tình trạng sức khỏe yếu sẽ khiến giấc ngủ trở nên li bì, không kiểm soát được từ đó gây nên stress.
Nghiêm trọng hơn, các rối loạn về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng còn có thể gây ra những ác mộng dữ dội. Đôi khi, nó làm bạn thực sự khó chịu hoặc có suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến giấc mơ sáng suốt.
Các hoạt động vào ban ngày
Những hoạt động ban ngày cũng là yếu tố quyết định giấc ngủ của bạn có được chất lượng không. Các nghiên cứu cho thấy hoạt động ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày quyết định đến 80% giấc ngủ của bạn.
Bạn có thể giảm căng thẳng và lo lắng trong ngày nhằm tối thiểu hóa những cơn ác mộng và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Môi trường ngủ
Việc lựa chọn một phòng ngủ có không gian thoáng, âm thanh yên tĩnh, ánh sáng mức độ vừa phải sẽ giúp Lucid dream chất lượng hơn. Trong đó, yếu tố ánh sáng ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Một số lưu ý khi vào Lucid dream là gì?
Một số lưu ý khi vào Lucid dream bạn nên biết nhằm nâng cao chất lượng giấc mơ sáng suốt:
- Đừng lạm dụng quá mức. Bạn nên nhớ cho đến cuối cùng nó chỉ là một giấc mơ.
- Không được mở mắt ra bởi sẽ gặp ác mộng hoặc thậm chí tê liệt toàn thân (bóng đè).
- Nằm ngủ thì phải nhắm mắt nằm im, tránh loay hoay.
- Không được ngủ quên. Bạn nên nhớ càng tỉnh táo sẽ càng dễ dàng hơn trong việc điều khiển giấc mơ.
Lucid dream là một hiện tượng kỳ lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Tuy nhiên mọi thứ nên được sử dụng một cách hợp lý và tránh lạm dụng quá nhiều.
Chắc hẳn đến đây bạn đọc đã phần nào nắm được Lucid dream là gì và cách vào Lucid dream là gì. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị nha!