Lớp sâu bọ được biết tới là loài đa dạng nhất trong giới sinh vật. Chúng phân bổ khắp nơi trên trái đất với số lượng đông đảo. Vậy lớp sâu bọ là gì? Chúng có đặc điểm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu DINHNGHIA.COM.VN trả lời các câu hỏi trên và tìm hiểu một số đại diện của lớp sâu bọ nhé.
Nội dung chính bài viết
Lớp sâu bọ là gì? Đặc điểm chung của lớp sâu bọ
Khái niệm của lớp sâu bọ
Lớp sâu bọ là tập hợp của nhiều loài động vật thuộc lớp động vật không xương sống. Các nhà khoa học đã thống kê được số lượng của sâu bọ lên tới hơn 1 triệu loài. Đây là con số chiếm gần 1 nửa số sinh vật đang sinh sống trên trái đất hiện nay.
Lớp sâu bọ có thể sống được ở hầu hết môi trường sống. Tuy nhiên, chỉ có một số ít loài sống ở đại dương và biển, hầu hết chúng đều sống trên cạn. Loài sinh vật này có lối sống và tập tính rất phong phú và có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống.
Như vậy, qua kiến thức trên trong bài viết, chúng ta đã sẽ biết cách soạn sinh học lớp 7 bài đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
Đặc điểm chung của lớp sâu bọ
- Cơ thể lớp sâu bọ được chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng
- Phần đầu của chúng có một đôi râu, phần ngực có 3 chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Cơ thể đã có sự phát triển hoàn chỉnh, gồm 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thị giác và thính giác.
Một số loài tiêu biểu của lớp sâu bọ
Châu chấu
Châu chấu được đánh giá là đại diện tiêu biểu nhất của lớp sâu bọ. Cũng giống như đa số loài sâu bọ khác, cơ thể châu chấu gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Trong đó đầu gồm má kép, râu và cơ quan miệng, ngực gồm 3 đôi chân và 2 đôi cánh và bụng chứa các lỗ thở.
Loài sinh vật này có 3 hình thức di chuyển gồm: bò, nhảy và bay. Đây là hình thức di chuyển vô cùng đa dạng và linh hoạt. Châu chấu hô hấp thông qua các lỗ thở ở bụng và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng dưới đất.
Một số đại diện lớp sâu bọ
- Mọt hại gỗ: ấu trùng khi trưởng thành khác hoàn toàn cơ thể khi trưởng thành. Người ta gọi đây là hiện tượng biến thái hoàn toàn
- Ve sầu: ấu trùng sinh sống ở dưới đất và ăn rễ cây. Khi trưởng thành sinh sống trên cây và ăn nhựa cây.
- Ong: Đây là một loài vật vô cùng quen thuộc với cuộc sống chúng ta.
- Bướm cải: được chia thành con đực và con cái. Khi mới sinh ra sẽ ở dạng ấu trùng và sau đó phát triển thành con trưởng thành như chúng ta thường thấy.
Ngoài ra, ta còn thấy ở lớp sâu bọ rất nhiều loài sinh vật quen thuộc khác như ruồi, muỗi, chấy, chuồn chuồn, bọ hung, bọ vẽ…
Vai trò và sự đa dạng của lớp sâu bọ
Sự đa dạng của lớp sâu bọ
Để thấy được sự đa dạng về môi trường sống ở loài động vật này, ta hãy cùng quan sát bảng dưới đây:
Bảng 1 sự đa dạng về môi trường sống của lớp sâu bọ (sinh học 7 bài 27 bảng 1)
STT | Các môi trường sống | Một số sâu bọ đại diện | |
1 | ở nước | Trên mặt nước | Bọ vẽ |
Trong nước | ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy | ||
2 | ở cạn | Dưới đất | Dế chũi, ấu trùng ve sầu |
Trên mặt đất | Dế mèn, bọ hung | ||
Trên cây | Bọ ngựa | ||
Trên không | Bướm, ong | ||
3 | Kí sinh | ở cây | Bọ rầy |
ở động vật | Chấy, rận |
Vai trò của lớp sâu bọ
Hãy cùng tìm hiểu về vai trò của lớp sâu bọ qua bảng 2 dưới đây
STT | Các đại diện | Ong mật | Tằm | Ruồi | Mọt | Ong mắt đỏ |
Vai trò: | ||||||
1 | Làm thuốc | x | x | |||
2 | Làm thực phẩm | x | ||||
3 | Thụ phấn cho cây | X | ||||
4 | Thức ăn cho động vật khác | X | ||||
5 | Diệt sâu hại | X | ||||
6 | Hại hạt ngũ cốc | x | ||||
7 | Truyền bệnh | X |
(Sinh học 7 bài 27 bảng 2)
Có thể thấy, chúng vừa có lợi lại vừa có hại đối với đời sống. Trong đó, các lợi ích tiêu biểu như: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm cho người và động vật, thụ phấn cho cây, diệt sâu bọ có hại và làm sạch môi trường…
Bên cạnh đó, chúng cũng có các tác hại như: gây hại cho cây trồng và là vật truyền nhiễm một số bệnh.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về sự đa dạng của lớp sâu bọ cũng như vai trò của chúng. Hy vọng sau bài viết này, chúng ta đã có thể tự soạn sinh lớp 7 bài 27 đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ tại nhà. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN khám phá sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát trong những bài viết tiếp theo nhé.
Xem thêm >>> Lớp hình nhện là gì? Đặc điểm chung và Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện
Xem thêm >>> Giun đốt là gì? Đặc điểm và Vai trò của ngành giun đốt
Xem thêm >>> Ngành giun tròn là gì? Đặc điểm chung của ngành giun tròn