Or you want a quick look: Logistics là gì? Ngành Logistics là gì?
Xã hội phát triển khiến nhu cầu giao thương hàng hóa tăng cao, ngành logictics trở thành một ngành “hot” trong tuyển dụng. Vậy Logistics là gì? Học logistic ra làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Mobitool sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
Logistics là gì? Ngành Logistics là gì?
Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, nó được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng.
Nhiều người thường nhầm tưởng Logistics và vận tải là một, tuy nhiên, ngành Logistics thực tế rộng hơn nhiều so với nành vận tải. Ngành vận tải chỉ tập trung vào việc trung chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, còn Logistics lại có ý nghĩa bao hàm rộng hơn, tập trung quản lý “dòng dịch chuyển” hàng hóa và dịch vụ, cũng như các thông tin liên quan.
Tóm lại, chúng ta cần chỉ cần nhớ rõ, ngành Logistics không chỉ bao gồm việc vận chuyển mà còn là lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa và nhiều khía cạnh khác. Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu có một quy trình Logistics hiệu quả.
Trong thời đại Việt Nam đang ngày càng giao thương nhiều hơn với các quốc gia khác trên thế giới thì ngành Logistics (hay Logistics và quản lý chuỗi cung ứng) hiện đang là một trong những ngành hot, thu hút nhiều nhân lực cũng như hấp dẫn nhiều người theo học. Vậy học Logistics ra sẽ làm gì?
Học Logistics ra làm gì?
Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.
Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc tại những công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về Logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ. Cụ thể các vị trí mà ngành Logistics ra trường thường sẽ làm là:
- Nhân viên xuất nhập khẩu.
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên chứng từ.
- Nhân viên quản lý hàng hóa.
- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải.
- Nhân viên thanh toán quốc tế.
- Nhân viên kinh doanh Logistics…
Ngoài cơ hội làm việc, mức lương trong ngành Logistics cũng được đánh giá là cao so với nhiều ngành khác hiện nay:
- Logistics Officer (nhân viên Logistics): Khoảng $300 – $700.
- Logistics Supervisor (nhân viên giám sát): Khoảng $1000 – $1500.
- Logistics Manager (quản lý): Khoảng $1000 – $4000.
- Logistics Director (giám đốc): Khoảng $4000 – $6000.
- Supply Chain Director (giám đốc chuỗi cung ứng): Khoảng $5000 – $7000.
>> Xem thêm: Freelancer là gì? Nghề freelancer là làm những công việc gì?
Học Logistics ở trường nào, học những môn gì?
Hiện nay, ngành Logistics được giảng dạy tại một số trường đại học, cao đẳng như:
- Đại học Ngoại thương Hà Nội.
- Đại học Kinh tế TP HCM.
- Đại học Giao thông vận tải TP HCM.
- Đại học Kinh tế – Luật.
- Đại học Tôn Đức Thắng.
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM.
- Đại học Quốc tế RMIT.
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại…
Nhìn chung, một chương trình đào tạo Logistics sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng theo 4 nhóm chính:
- Kiến thức kinh tế và kỹ năng tính toán: Các kiến thức kinh tế vi mô và vĩ mô, cũng như các nguyên lý marketing cơ bản thường được đưa vào khoản thời gian đầu khi người học đang bắt đầu làm quen với Logistics. Các kiến thức này sẽ giúp người học nhanh chóng nắm được mô hình kinh doanh của đối tác và nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tính toán và phân tích hiệu quả từ các dữ liệu người dùng là những kỹ năng cơ bản của ngành Logistics sẽ được cung cấp từ các môn Toán cao cấp, Toán kinh tế, Xác suất thống kê, Tin học ứng dụng…
- Kỹ năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ chắc chắn là một yếu tố gần như bắt buộc đối với học viên ngành Logistics. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất và luôn có mặt trong chương trình học. Một số trường còn đưa chứng chỉ Anh văn quốc tế vào điều kiện bắt buộc để nhận bằng, mức điểm chuẩn ra trường thường nằm ở 79 TOEFL iBT, 6.5 IELTS, 650 TOEIC hoặc Bằng B Anh văn trở lên.
- Kiến thức thương mại: Với việc hội nhập để mở rộng thị trường, mọi doanh nghiệp ngày nay đều cần các chuyên gia Logistics với kiến thức và kỹ năng tham gia vào thị trường quốc tế. Các môn học liên quan đến kiến thức trên bao gồm: Luật thương mại quốc tế và Xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ Hải quan, Tài chính tiền tệ, Bảo hiểm kinh doanh, Kinh doanh quốc tế…
- Kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành Logistics: Tất nhiên, học Logistics không thể thiếu các môn học chuyên ngành về Logistics như: Quản trị Logistics, kho hàng và tồn kho, vận tải và Hàng hóa, kỹ thuật hệ thống, mua hàng và cung ứng…
>> Xem thêm: TOEFL là gì? TOEFL và IELTS cái nào khó hơn?
Yêu cầu với ngành Logistics
Để thành công trong ngành Logistics, bạn cần phải có:
- Sự năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt : Để thành công trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng bạn phải là người năng động, nhạy bén, có khả năng tính toán tốt, có tầm nhìn xa. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần thường xuyên cập nhật những biến động của thị trường kinh doanh, đặc biệt là các phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hóa khắp nơi trên thế giới.
- Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn tới. Với đặc thù về địa lý và giao thông của nước ta, ngành luôn cần những giải pháp sáng tạo để tối ưu hóa quy trình vận chuyển nguồn hàng trong nước và xuất nhập khẩu ra nước ngoài. Đồng thời, người học cũng phải rèn luyện khả năng lập kế hoạch, phân tích và tìm giải pháp tối ưu nhằm giảm chi phí vận hành chuỗi.
- Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế: Với môi trường làm việc đa dạng và rộng mở, học viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn cần có vốn ngoại ngữ tốt để có thể làm việc với các đối tác quốc tế. Giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tác, học tập thêm những kinh nghiệm thực tiễn quốc tế và đặc biệt có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm: Ngành Logistics đòi hỏi bạn phải làm việc và tương tác với nhiều khâu, bộ phận khác nhau vì thế rất cần bạn có khả năng giao tiếp tốt và có tinh thần làm việc tập thể. Đặc biệt, với cường độ và đặc thù môi trường làm việc yêu cầu bạn có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực vào những mùa cao điểm.
- Có tố chất quản lý và có kỹ năng giao tiếp: Để học tốt ngành này, bạn cần có sự yêu thích nhất định với việc điều hành hệ thống và có khả năng quản lý tốt. Hầu hết các công việc của ngành đều đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý từ hệ thống kho bãi, giao nhận, vận tải, lập kế hoạch… Ngoài ra, để có thể tự tin và đảm nhiệm tốt công việc trong thời đại hội nhập bạn còn cần có những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, thu thập và xử lý thông, số liệu, quản lý sắp xếp công việc, thời gian…
Nhìn chung, Logistics là một ngành mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng cực kỳ thu hút nhân lực. Với các bạn trẻ đang phân vân không biết ngành học nào “hot” và có tiềm năng phát triển thì có thể tham khảo ngay ngành học này nhé!
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Mobitool! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của chúng tôi!
Tham khảo thêm
- Khối A gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối A
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Khối B gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối B
- Khối D01 (D1) gồm những môn nào, ngành nào? Các trường Đại học khối D1
- Khối H gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối H