Lịch sử, Cấu trúc và Đời sống văn hóa

Or you want a quick look:

Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử, được cai trị bởi các vua Hùng, có tất cả 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương. Đây là những kiến thức cơ bản mà mọi người được học về nước Văn Lang lớp 4. Vậy mọi người có còn nhớ lịch sử dựng nước Văn Lang? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN điểm lại kiến thức về lịch sử nước Văn Lang nhé!

Nội dung chính bài viết

Lịch sử dựng nước Văn Lang

Nước Văn Lang ra đời năm nào? Theo lịch sử ghi chép, vào khoảng thế kỉ VIII-VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

Công việc sản xuất phát triển, trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc, một số người nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì.

Lúc này, xung đột xảy ra không chỉ giữa người Lạc Việt và các tộc khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Lúc bấy giờ, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là văn Lang.

Nước Văn Lang truyền được bao nhiêu đời vua? Thời kỳ đầu dựng nước Văn Lang có 18 đời vua Hùng Vương (năm 2879 tới năm 258 trước Công nguyên) chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu gồm nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. Thời đại Hùng Vương với 18 triều đại tức 18 Chi kéo dài 2.581 năm.

Hùng Vương đầu tiên của nước Văn Lang là Chi Cán có hiệu vua Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục với số năm giữ vương quyền là 86 (từ 2879-2794 TCN).Chi thứ hai là Chi Khan hiệu vua là Lạc Long Quân (2793-2525) húy Sùng Lãm lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ.

Các vua Hùng thay nhau làm chủ đất nước đầu tiên của dân Việt (Lạc Việt), tới đời thứ 18 là vua cuối cùng thuộc Chi Quý hiệu Hùng Duệ Vương húy Huệ Lang (408-258 TCN).

Cấu trúc và đặc điểm của nhà nước Văn Lang

Ban đầu, nước Văn Lang thành lập còn rất sơ khai, bộ máy tổ chức còn khá đơn giản, đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, ngôi Hùng Vương theo hình thức cha truyền con nối. Về bản chất, Hùng Vương chỉ là thủ lĩnh cao nhất trong cộng đồng các bộ lạc được các tù trưởng bộ lạc tôn phục và nghe theo.

Cho nên, chúng ta có thể hiểu là vua Hùng là từ chỉ chức danh của người tù trưởng bộ lạc Văn Lang, bộ lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta bấy giờ và cũng là bộ lạc giữ vai trò trung tâm liên kết, tập hợp các bộ lạc khác.

Các bộ lạc liên minh lại đã dẫn đến sự ra đời quốc gia, nhà nước Văn Lang. Hùng Vương trở thành thủ lĩnh của cả liên minh bộ lạc, sau đứng đầu một tổ chức nhà nước sơ khai.

cấu trúc và đặc điểm của nhà nước văn lang Nước Văn Lang: Lịch sử, Cấu trúc và Đời sống văn hóa

Bài 12 nước Văn Lang ghi chép, nước Văn Lang bao gồm 15 bộ lạc hợp thành, đứng đầu mỗi bộ lạc nhằm giúp việc cho vua Hùng là các Lạc hầu, Lạc tướng hay còn gọi là bộ tướng (chức năng cũng được thế tập, cha truyền con nối).

Dưới bộ là các công xã nông thôn (gọi là kẻ, chạ, chiềng) do già làng cai quản, bên cạnh già làng có thể có một số người giúp việc, tham gia quản lí công việc chung của xã hội.

Có rất nhiều người thắc mắc nhà nước Văn Lang tại sao được thành lập, nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Rõ ràng, nước Văn Lang chỉ là một hình thái nhà nước sơ khai, quan hệ giữa nhà nước với các bộ lạc còn chưa chặt chẽ, điều kiện phân hóa giai cấp chưa thực sự sâu sắc…

Tuy nhiên, do yêu cầu bức thiết và thường xuyên của công cuộc trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy cho nhà nước Văn Lang ra đời sớm.

Đời sống của cư dân nước Văn Lang

Bởi ra đời từ khá sớm, cho nên cuộc sống về mặt vật chất của người dân nước Văn Lang vẫn còn khá đơn sơ.

đời sống cư dân nước văn lang Nước Văn Lang: Lịch sử, Cấu trúc và Đời sống văn hóa

Thức ăn

Lương thực chủ yếu của họ là gạo tẻ, gạo nếp nấu cơm; bữa ăn có thịt, cá, cua, lươn, ốc, ếch, rau, dưa, cà, kiệu. Gia vị dùng hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và nhiều loại rau thơm. Vào thời đó, người ta đã biết làm nhiều loại bánh kẹo, đặc biệt là bánh dày, bánh chưng. Rượu dùng cúng lễ, cưới xin, tiệc đãi khách…

Nhà ở

Chủ yếu là kiểu nhà sàn. Cung điện các của vua cũng làm theo lối gác sàn.

Đồ mặc

Ngày thường, người nữ mặc váy ngắn và yếm che ngực, nam đóng khố cởi trần. Ngày hội nữ mặc áo và váy dài, nam mặc áo và quần dài, đầu chít khăn cài lông chìm, tay đeo vòng, cổ đeo hạt chuỗi, tai đeo hoa.

Đời sống tinh thần

Tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa, tổ tiên, linh hồn người qua đời và các vật thiêng khác. Người dân thích trang trí nhà cửa đồ dùng, thích đồ trang sức, rất yêu văn nghệ ca hát nhảy múa. Nhạc cụ có sáo, nhị, kèn, trống, chiêng, cồng, mõ, đàn bầu. Ca dao tục ngữ và chuyện kể đã phát triển.

Quốc phòng

Lực lượng quân sự có quân thường trực và dân binh; vũ khí có gậy, tay thước, giáo, lao, nồ, rìu chiến, dao găm. Hành quân đi bộ hoặc đi thuyền, các vị tướng cưỡi ngựa hoặc voi.

Ngoại giao

Phương châm ngoại giao của các Vua Hùng là mềm dẻo, thân thiện và bảo vệ chủ quyền.

Dù còn ở hình thức bộ máy nhà nước sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc, nhưng nước Văn Lang đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam – mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

See more articles in the category: wiki
READ  Tại sao thực dân pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Leave a Reply