Or you want a quick look: Lý thuyết Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về cách mạng Trung Quốc những năm 1919 – 1939 và phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương III trang 103.
Việc giải bài tập Lịch sử 8 Bài 20 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Lý thuyết Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
1. Những nét chung
– Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tiêu biểu là cách mạng ở trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và In-đô-nê-xia.
– Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo. Các Đảng cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở các nước.
* Các phong trào tiêu biểu
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919
- Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.
- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
- Ở Ấn Độ: các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
- 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.
- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.
2. Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.
a. Phong trào Ngũ tứ. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
– Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh chống âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
– Học sinh, sinh viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội.
Đặc biệt là giai cấp công nhân.
– Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
– Tháng 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc:
- 1926- 1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- 1927- 1937: nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn QUốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch.
- Tháng 7- 1937: Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
– Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:
- Chính sách khai thác bóc lột nặng nề và tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
– Bắt đầu từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đã vùng dậy đấu tranh chống đế quốc.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á
– Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức
*Tại Đông Dương:
– Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901- 1936).
– Campuchia: 1918- 1920- 1926 – phong trào hướng dân chủ tư sản của A – cha –Hem- chiêu 1930- 1935
– Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )
-Tại In đô nê xia: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.
Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 20 trang 103
Bài 1 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
Gợi ý đáp án:
– Do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh làm cho đời sống nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á cực khổ.
– Do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã cổ vũ phong trao giải phóng dân tộc ở châu Á.
Bài 2 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?
Gợi ý đáp án:
– Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ.
– Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-1921).
– Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.
– Năm 1927 – 1937: Nội chiến.
– Tháng 7-1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.
Bài 3 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Gợi ý đáp án:
– Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
– Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
– Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
Bài 4 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
Gợi ý đáp án:
Tên nước | Thời gian | Phong trào đấu tranh |
Trung Quốc | 1-5-1919 | Phong trào Ngũ tứ |
1937 | Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật | |
Mông Cổ | 1921-1924 | Cuộc cách mạng nhân dân |
Ấn Độ | Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ. | |
Thổ Nhĩ Kì | 1919-1922 | Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì. |
Lào | 1901-1936 | Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam |
Cam-pu-chia | 1930-1935 | Các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra |
Việt Nam | 1930-1931 | Xô Viết Nghệ Tĩnh |
In-đô-nê-xi-a | 1926-1927 | Khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra |
Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về cách mạng Trung Quốc những năm 1919 – 1939 và phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương III trang 103.
Việc giải bài tập Lịch sử 8 Bài 20 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Lý thuyết Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
1. Những nét chung
– Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tiêu biểu là cách mạng ở trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và In-đô-nê-xia.
– Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo. Các Đảng cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở các nước.
* Các phong trào tiêu biểu
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919
- Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.
- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
- Ở Ấn Độ: các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
- 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.
- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.
2. Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.
a. Phong trào Ngũ tứ. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
– Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh chống âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
– Học sinh, sinh viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội.
Đặc biệt là giai cấp công nhân.
– Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước
– Tháng 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc:
- 1926- 1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
- 1927- 1937: nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn QUốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch.
- Tháng 7- 1937: Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
– Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:
- Chính sách khai thác bóc lột nặng nề và tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
– Bắt đầu từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đã vùng dậy đấu tranh chống đế quốc.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á
– Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức
*Tại Đông Dương:
– Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901- 1936).
– Campuchia: 1918- 1920- 1926 – phong trào hướng dân chủ tư sản của A – cha –Hem- chiêu 1930- 1935
– Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )
-Tại In đô nê xia: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.
Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 20 trang 103
Bài 1 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
Gợi ý đáp án:
– Do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh làm cho đời sống nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á cực khổ.
– Do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã cổ vũ phong trao giải phóng dân tộc ở châu Á.
Bài 2 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?
Gợi ý đáp án:
– Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ.
– Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-1921).
– Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.
– Năm 1927 – 1937: Nội chiến.
– Tháng 7-1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.
Bài 3 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Gợi ý đáp án:
– Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
– Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
– Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
Bài 4 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
Gợi ý đáp án:
Tên nước | Thời gian | Phong trào đấu tranh |
Trung Quốc | 1-5-1919 | Phong trào Ngũ tứ |
1937 | Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật | |
Mông Cổ | 1921-1924 | Cuộc cách mạng nhân dân |
Ấn Độ | Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ. | |
Thổ Nhĩ Kì | 1919-1922 | Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì. |
Lào | 1901-1936 | Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam |
Cam-pu-chia | 1930-1935 | Các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra |
Việt Nam | 1930-1931 | Xô Viết Nghệ Tĩnh |
In-đô-nê-xi-a | 1926-1927 | Khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra |