Or you want a quick look: Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức Trung Quốc bị các nước chia xẻ từ đó thấy được phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương III trang 62.
Việc soạn Sử 8 Bài 10 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ
Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.
Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:
– Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.
– Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
– Pháp thôn tính vùng Vân Nam.
– Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 – 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864).
Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân (1898), do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.
III. Cách mạng Tân Hợi (1911)
Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 – 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 – 10 – 1911).
Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.
Ngày 29 – 12 – 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải – vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 – 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc
Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 10 trang 62
Bài 1 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Gợi ý đáp án:
– Cuộc chiến tranh Trung – Anh nổ ra tháng 6-1840 (chiến tranh thuốc phiện) kết thúc với sự thất bại của Trung Quốc vào năm 1842, đã mở đầu cho quá trình xâm lược của các đế quốc tư bản đối với Trung Quốc, biến nước này từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
– Sau khi Anh khuất phục Mãn Thanh, các đế quốc khác cũng lần lượt uy hiếp, buộc nhà Thanh phải kí các hiệp ước bất bình đẳng.
Bài 2 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.
Gợi ý đáp án:
Thời gian | Phong trào đấu tranh | Mục đích | Địa điểm | Lãnh tụ | Kết quả |
1840-1842 | Kháng chiến chống Anh xâm lược | Chống thực dân Anh | Quảng Tây | Lâm Tắc Tử (phong kiến) | Thất bại |
1851-1864 | Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc | Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc | Miền Nam | Hồng Tú Toàn (nông dân) | Thất bại |
1898 | Cải cách Duy Tân | Cải cách chính trị | Cả nước | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) | Thất bại |
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX | Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn | Chống đế quốc, phong kiến | Bắc Kinh | Phong trào của nông dân | Thất bại |
1911 | Cách mạng Tân Hợi | Chống phong kiến | Cả nước | Tôn Trung Sơn | Thành lập Nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc |
Bài 3 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
Gợi ý đáp án:
* Tôn Trung Sơn:
– Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.
– Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.
– Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
* Học thuyết Tam dân:
– Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
– Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.
Bài 4 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?
Gợi ý đáp án:
Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:
– Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.
– Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.
– Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.
– Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.
Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức Trung Quốc bị các nước chia xẻ từ đó thấy được phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương III trang 62.
Việc soạn Sử 8 Bài 10 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Lý thuyết Trung Quốc giữa thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ
Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 – 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.
Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:
– Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.
– Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
– Pháp thôn tính vùng Vân Nam.
– Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 – 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864).
Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân (1898), do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.
III. Cách mạng Tân Hợi (1911)
Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 – 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 – 10 – 1911).
Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.
Ngày 29 – 12 – 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải – vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 – 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc
Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 10 trang 62
Bài 1 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Gợi ý đáp án:
– Cuộc chiến tranh Trung – Anh nổ ra tháng 6-1840 (chiến tranh thuốc phiện) kết thúc với sự thất bại của Trung Quốc vào năm 1842, đã mở đầu cho quá trình xâm lược của các đế quốc tư bản đối với Trung Quốc, biến nước này từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
– Sau khi Anh khuất phục Mãn Thanh, các đế quốc khác cũng lần lượt uy hiếp, buộc nhà Thanh phải kí các hiệp ước bất bình đẳng.
Bài 2 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.
Gợi ý đáp án:
Thời gian | Phong trào đấu tranh | Mục đích | Địa điểm | Lãnh tụ | Kết quả |
1840-1842 | Kháng chiến chống Anh xâm lược | Chống thực dân Anh | Quảng Tây | Lâm Tắc Tử (phong kiến) | Thất bại |
1851-1864 | Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc | Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc | Miền Nam | Hồng Tú Toàn (nông dân) | Thất bại |
1898 | Cải cách Duy Tân | Cải cách chính trị | Cả nước | Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) | Thất bại |
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX | Phong trào Nghĩa Hoàn đoàn | Chống đế quốc, phong kiến | Bắc Kinh | Phong trào của nông dân | Thất bại |
1911 | Cách mạng Tân Hợi | Chống phong kiến | Cả nước | Tôn Trung Sơn | Thành lập Nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc |
Bài 3 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
Gợi ý đáp án:
* Tôn Trung Sơn:
– Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.
– Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.
– Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
* Học thuyết Tam dân:
– Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
– Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.
Bài 4 (trang 62 SGK Lịch sử 8)
Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?
Gợi ý đáp án:
Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:
– Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.
– Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.
– Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.
– Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.