Hướng dẫn các bước cơ bản lập kế hoạch mở quán nhậu, quán ăn, nhà hàng – MinhHuy Foods

Or you want a quick look:

Việc bắt đầu một nhà hàng, quán nhậu hay quán ăn mới thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mở một cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mới không phải là quá khó khăn. Việc bạn cần chỉ là lên kế hoạch thật cẩn thận, chi tiết và chuẩn bị đầy đủ 10 bước sau đây là đã có thể tự tin tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này rồi.

Bước 1

Xác định rõ loại hình kinh doanh bạn muốn: quán nhậu, quán ăn hay nhà hàng. Đối tượng phục vụ là giới thượng lưu, trung lưu hay bình dân. Hãy xem xét loại đồ ăn, thức uống bạn muốn phục vụ và khoảng giá cho thực đơn.

Bước 2

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống khác).

Bước 3

Thành lập công ty để bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi những món nợ của nhà hàng. Bạn cần thành lập và đăng kí tên công ty.

Bước 4

Cân nhắc về số vốn bạn cần có thể đầu tư bắt đầu mở quán và số vốn lưu động giúp duy trì và phát triễn quán, và bạn sẽ kiếm số tiền đó bằng cách nào. Bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể rồi trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng (nếu bạn cần góp vốn), còn nếu kinh doanh bằng vốn tự có thì có thể tự mình triển khai nhé. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy thể hiện rõ cách thức bạn sẽ tiến hành để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác, và lợi nhuận bạn dự tính sẽ thu được.

READ  Top 10 quán bia nhậu ngon rẻ tại TPHCM được nhiều người yêu thích

Bước 5

Cân nhắc địa điểm mở nhà hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Nếu bạn mở quán tại một địa điểm thưa dân, bạn sẽ rất khó có thể thành công. Thông thường, các quán ăn, quán nhậu được đặt gần đường quốc lộ gần các khu công nghiệp, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại, và có thể gần với nhiều nhà hàng, quán ăn khác tạo nên một trung tâm ăn uống để hút khách. Trường đại học và cao đẳng cũng là một lựa chọn đúng đắn để mở quán.

Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

Bước 6

Xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác. Nếu bạn dự định phục vụ đồ uống có cồn, bạn cũng cần xin giấy phép cho việc này. Hãy tìm hiểu kỹ mọi quy định, luật lệ của địa phương về việc sử dụng/ cung cấp đồ uống có cồn.

READ  1️⃣【Khám phá ngay top 10 quán nhậu Tân Phú ngon nổi tiếng hợp để ĂN 】® Thedrunkenpot

Bước 7

Mời nhân viên y tế khu vực đến kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy/ cứu hỏa cửa hàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Sau đó treo các loại giấy phép, cũng như kết quả kiểm tra cửa hàng ở một nơi dễ thấy.

Bước 8

Đầu tư cho công cụ lao động, tài sản cố định và nguồn nhân lực bao gồm:

1. Số lượng bàn ăn:

- Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn

- Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )

- Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )

2. Các món ăn:

- Diện tích xây dựng bếp chế biến

- Dụng cụ nấu nướng

- Dụng cụ phục vụ chế biến

- Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm

- Nguồn nước

- Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh

3. Hệ thống băng, biển quảng cáo

4. Dụng cụ phục vụ :

- Quạt mát

- Đèn thắp sáng

5. Nhân lực

- Đầu bếp

- Phụ bếp

- Nhân viên chạy bàn

- Nhân viên lễ tân

- Nhân viên điều hành, quản lý

- Nhân viên kế toán, thanh toán

- Nhân viên thực phẩm

- Nhân viên coi giữ xe

6. Dự phòng quỹ tiền mặt cho:

- Mặt bằng kinh doanh ( đất, nhà ) - Dụng cụ nấu nướng, chế biến: soong, nồi, chảo… - Dụng cụ phục vụ : ly, chén, thìa dĩa,bàn ghế, đèn điện, quạt điện… - Thực phẩm, gia vị… - Dụng cụ quảng cáo: Băng rôn, biển quảng cáo… - Vốn đầu tư xây dựng: bếp lò, nhà cửa …

Bước 9

Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng thực phẩm một tuần trước khi khai trương. Một số loại thực phẩm dễ bị hư, hỏng, nên hãy đảm bảo đơn hàng đến sát ngày khai trương.

READ  9 Cách Trang Trí Quán Nhậu Đẹp - Độc Lạ, Đơn Giản - An Phú Gia

Bước 10

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhà bếp và phục vụ. Hãy tuyển một kế toán phụ trách mọi vấn đề thu chi và đóng thuế thu nhập của cửa hàng. Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả nhân viên toàn thời gian của cửa hàng.

Đối với nhân viên nhà bếp, khởi sự kinh doanh nhà hàng, bạn có thể cần 3 đầu bếp - 2 người làm full-time và 1 người làm part-time. Các nhân viên nhà hàng có thể làm việc theo ca từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều và từ 4 giờ chiều tới khi đóng cửa.

Riêng bếp trưởng cần đến sớm mỗi buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày. 1 đầu bếp làm full-time sẽ chịu trách nhiệm phần việc buổi sáng và đầu bếp kia nhận việc buổi chiều.

Đầu bếp làm part-time sẽ giúp nấu ăn trong thời điểm bận rộn nhất của nhà hàng, đặc biệt là cuối tuần. Những khoảng thời gian còn lại có thể được dành cho việc chuẩn bị những thứ đơn giản.

Bạn có thể tham khảo các nhà hàng xung quanh hay các tạp chí tuyển dụng để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất.

Mức lương cho bếp trưởng và các đầu bếp phụ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm của họ và menu của nhà hàng. Tất nhiên, lương cho bếp trưởng luôn cao hơn các đầu bếp khác. Đối với các đầu bếp làm part-time, bạn có thể trả lương căn cứ trên giờ làm việc.

See more articles in the category: ĐIỂM ĐẾN

Leave a Reply