Làng nghề truyền thống Xã Vân hà, H.Đông anh – Đồ gỗ mỹ nghệ Ngọc Diệp

Or you want a quick look:

Hiện nay, Vân Hà có 15 Công ty TNHH chuyên buôn bán chế biến gỗ và sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng đồ gỗ. Trong đó có 7 Công ty TNHH chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ trong nước và xuất khẩu. Các mặt hàng của Vân Hà được xuất khẩu sang Trung Quốc và Đài Loan. Làng nghề Vân Hà hiện đã được chuyên môn hoá các sản phẩm như ở Thiết Bình chủ yếu buôn bán và chế biến gỗ phục vụ các cơ sở sản xuất trong xã. Thôn Cổ Châu - Hà Khê chuyên sản xuất đồ gia dụng phục vụ đời sống như như: giường, tủ, bàn ghế … đặc biệt ở Thiết Úng (làng Ống ) và Vân Điềm ( làng Đóm) vẫn giữ được nghề cổ truyền của cha ông đó là nghề chạm khắc mỹ nghệ và tạc tượng. Thiết Úng tự hào có những người con được phong danh hiệu nghệ nhân đó là cụ Đào Văn Bồi, cụ Đồng Thế Hiển, cụ Đồng Văn Ngọc, cụ Đồng Văn Huy, ông Đỗ Văn Mùi, ông Nguyễn Văn Lưu…

Đứng trước nền kinh tế thị trường, để đáp ứng với những khách hàng khó tính, Vân Hà đã cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm của làng nghề. Những nghệ nhân, những người thợ giỏi đã biết phát huy và chắt lọc tinh hoa của nghề truyền thống với hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy những năm trước đây doanh thu đồ gỗ mỹ nghệ chỉ là nghề thu nhập phụ, nay doanh thu sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã chiếm 60 % doanh thu của toàn xã, ngày công lao động đã nâng lên, bộ mặt nông thôn được đổi mới .

READ  Nguồn gốc của bánh chưng cội nguồn của lịch sử Việt Nam - VIET - EDU TECHNOLOGY AND EDUCATION JSC

Hình ảnh Cô gái Vân hà đang làm việc (ảnh sưu tầm)

Nghề chạm khắc hình thành ở Thiết Úng từ thế kỷ XVII, đã được triều đình phong kiến hai lần ban sắc phong ca ngợi tay nghề chạm khắc trên các chất liệu gỗ và ngà voi do các nghệ nhân thực hiện.

Thời kỳ sau năm 1954 miền Bắc được giải phóng, nghề chạm khắc được làm trên vật liệu là Ngà voi do các cụ: Đỗ văn Hữu, Đỗ văn Kỳ, Đồng văn Sảng… khởi xướng khôi phục nghề truyền thống. Những năm gần đây, nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ phát triển mạnh và trở thành nghề chủ yếu của địa phương. Do có nghề nghiệp, công việc ổn định nên nhân dân trong làng có đời sống vật chất khá, ổn định, sống đoàn kết, tương thân tương ái, cả làng không có tệ nạn mại dâm hay ma tuý; có 360/510 hộ dân làm nghề. Thu nhập bình quân đầu người đạt 8.400.000 đến 14.400.000/người/năm. Tổng giá trị sản xuất gỗ mỹ nghệ ước đạt hơn 20 tỷ đồng/năm. Gần đây, làng nghề áp dụng công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất giúp giảm 30% đến 50% sức lao động thủ công, kinh tế làng nghề phát triển đảm bảo việc làm cho lao động trong làng, xã và lao động phổ thông cho các vùng lân cận. Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả vật tư, nhân công biến động mạnh sản xuất gặp nhiều khó khăn song với lỗ lực của nhân dân làng nghề việc sản xuất vẫn được duy trì và phát triển, kinh tế làng nghề vẫn đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2008.

READ  Hoa mai đỏ: ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc mai nở đúng Tết - KHBVPTR

Hiện ở thôn có khoảng 85% các hộ gia đình theo nghề, sản phẩm của làng có nhiều thay đổi, không chỉ dừng lại ở việc chế tác các mẫu tượng mà đang phát triển dòng sản phẩm gỗ tiêu dùng giường tủ, bàn ghế nội thất phục vụ trong nước và xuất khẩu. Làng đã có 9 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.

Làng nghề Vân Hà hôm nay đang khởi sắc, trăn trở lớn nhất của Vân Hà hiện nay là mặt bằng sản xuất quá chật hẹp, tất cả các gia đình đã biến sân phơi, vườn cây ao cá thành xưởng sản xuất, ai cũng ước ao giá như có được khu sản xuất tập trung, có hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất thì sẽ giải quyết được những vấn đề còn nan giải hiện nay là giao thông và vệ sinh môi trường làng nghề, tạo đầu ra cho sản phẩm một cách vững chắc hơn để làng nghề có sức sống trường tồn.

Làng nghề Vân Hà là vốn di sản quí của Đông Anh đang rất cần có sự quan tâm đầu tư để bảo tồn và phát huy tác dụng, làng nghề nằm trong quần thể di sản văn hoá của vùng Kinh Bắc xưa. Quan tâm phát triển làng nghề truyền thống là góp phần xây dựng nền văn hoá giầu bản sắc của dân tộc Việt nam, cũng là hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội .

READ  Ảnh đẹp Đà Nẵng - Những hình ảnh Đà Nẵng đẹp nhất

Được sự quan tâm của UBND thành phố Hà Nội, làng nghề Thiết Úng thay da, đổi thịt từng ngày. Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh, tạo đà cho làng nghề truyền thống sớm trở thành điểm du lịch làng nghề hấp dẫn của Thu đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply