Giới thiệu về gốm Bình Dương – Gốm Bình Dương | Vuidulich.vn

Or you want a quick look: Sự hình thành các làng nghề gốm sứ Bình Dương

Giới thiệu về gốm Bình Dương - Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Biên Hòa, Bàu Trúc… làng gốm sứ Bình Dương cũng là một thương hiệu gốm nổi tiếng trong và ngoài nước. Làng gốm Bình Dương là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất các mặt hàng gốm sứ lâu đời.

Sự hình thành các làng nghề gốm sứ Bình Dương

Theo tài liệu của Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bình Dương. Làng gốm Bình Dương xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong đó có ba làng nghề sản xuất gốm sứ lâu đời là. Tân Phước Khánh, Lái Thiêu và Chánh Nghĩa. Chủ nhân các lò sản xuất gốm tại đây đa số là người Việt gốc Hoa.

Giới thiệu về làng nghề gốm Tân Phước Khánh

Làng gốm Tân Phước Khánh xuất hiện từ giữa thế kỷ 17, khi một thương nhân người Hoa tình cờ phát hiện ra loại đất quý màu trắng có thể làm gốm. Đến những năm 30 của thế kỷ 20, Tân Phước Khánh đã có hơn 10 lò gốm thủ công với các sản phẩm là bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình lọ…

READ  Bảng Giá Dịch Vụ Cho Thuê Xe Du Lịch 4-7-16 Chỗ Ngồi Đi Các Tỉnh | Thuê Xe Du Lịch Ngon Rẻ Tp.HCM
gom binh duong thu cong
Sản xuất gốm sứ thủ công

Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã có gần 300 cơ sở sản xuất gốm với hơn 500 lò gốm

Cung cấp cho thị trường từ 130 -150 triệu sản phẩm/năm. Đặc biệt là gốm sứ công nghiệp và gốm sứ mỹ nghệ.

Nét đặc trưng của gốm Tân Phước Khánh là đều được tráng men với sắc da lươn hoặc xanh lục đậu. Tuy nhiên, ngày nay men gốm đã có thêm nhiều màu sắc khác nhau thể phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Giới thiệu về làng gốm Lái Thiêu Bình Dương

Gốm Lái Thiêu bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ 20. Khi gốm Sài Gòn bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn nên một số lò gốm đã chuyển ra khu vực lân cận, từ đó hình thành làng gốm Lái Thiêu.

Không giống như những làng nghề gốm khác, làng gốm Lái Thiêu chỉ tập trung sản xuất các mặt hàng gia dụng từ đồ thờ tự đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của giới bình dân. Sản phẩm phổ biến là các loại tô, chén, đĩa, hũ, hộp, ống nhổ, tượng (tô lớn), tộ, ơ, thố, ấm, xanh, gối. Các sản phẩm sân vườn như đôn, chậu, bình bông, choé, khạp, lu, đồ thờ cúng tượng, bát nhang, đèn…

Giới thiệu về làng gốm Chánh Nghĩa Bình Dương

Làng gốm Chánh Nghĩa (làng gốm Bà Lụa), ra đời vào cuối thế kỷ 19 với tên gọi chính thức là lò Vương Lương - lò ông Tía. Với nguồn nguyên liệu đất chính là đất đen, đất trắng và đất Vĩnh Tường. Các sản phẩm gốm đều mang dấu ấn của gốm Đông Triều.

READ  Top 6 Homestay ở Đảo Nam Du view đẹp, có container độc đáo 2021

Đặc trưng của của gốm ông Tía chính là men, thường được tráng men trong hoặc men trắng đục. Vừa mới đem ra khỏi lò thì đã rạn, lâu ngày những đường rạn sẽ ngã sang màu hồng trông rất cổ kính. Giúp gốm Chánh Nghĩa ngày nay không lẫn lộn vào đâu được.

Sản xuất gốm thủ công ở Bình Dương
Sản xuất gốm thủ công ở Bình Dương

Sự chuyển mình của gốm sứ Bình Dương hôm nay

Nhìn chung, các mặt hàng gốm ở Bình Dương từ trước đến nay đều đa dạng về mẫu mã thiết kế. Bên cạnh gốm hoa lam, có một loại gốm nổi tiếng khác được nhắc tới với tên gọi là “Bát con gà Lái thiêu” . Phần lớn là đồ gia dụng như bát, đĩa, ấm, chén, liễn … và được trang trí hoa văn trên men theo lối công bút và phóng bút ba màu: đỏ tía-lá cây-đen hoặc đỏ-đen-lam. Hoa văn chính trên gốm là hình con gà trống, cây chuối, cụm hoa cúc. Ngoài ra còn có các loại hoa văn khác như hoa điểu, phong cảnh….

Gốm Bình Dương chủ yếu ở dạng sành xốp nên men trắng vẫn ở dạng trắng ngà , các loại hoa văn trang trí ngày càng đa dạng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Ban đầu, các sản phẩm gốm Bình Dương đều được nung trong hệ thống lò bầu và lò ống. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống sản phẩm, lò nung và quy trình sản xuất ngày càng được hoàn thiện hơn. Người thợ gốm đã từng bước đưa cơ giới hóa vào quá trình sản xuất, đầu tư máy móc cơ sở hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm.

READ  Review: Kupid Hill Homestay Đà Lạt - đẹp đến nỗi không còn thấy cô đơn

Gốm Bình Dương vươn mình ra thế giới

Nhìn chung, thách thức, khó khăn đối với các những người thợ làng gốm Bình Dương vẫn còn nhưng với lòng yêu nghề, say mê nghệ thuật hội họa, trang trí và tạo hình. Các nghệ nhân làng gốm Bình Dương đều mang trong lòng một niềm khát khao mãnh liệt về nghề gốm. Mong muốn được mang các sản phẩm gốm sứ nước nhà giới thiệu đến khắp mọi châu lục trên thế giới. Góp phần giữ gìn nét văn hóa Việt với bạn bè quốc tế Năm châu.

Đóng gốm vào container xuất khẩu
See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply