Top 5 thương hiệu làng nghề truyền thống hoạt động và phát triển tốt nhất ở Bắc Ninh

Or you want a quick look:

Làng gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ

Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ bắt đầu khởi động từ những năm 1960 và nó bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1980 đến nay với các sản phẩm bàn ghế, tủ đứng, tủ chè,... theo các phong cách giả cổ và hiện đại đang có mặt trên khắp cả nước với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Cùng với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây thì bộ mặt của Đồng Kỵ cũng có nhiều biến đổi với nhiều Showroom, nhà xưởng, quy mô làng cổ được mở mang lớn trực thuộc vào khu công nghiệp Từ Sơn.

Đồng Kỵ đã thu hút được khoảng 200 doanh nghiệp, khoảng 2300 hộ gia đình và hơn 100 cửa hàng cung cấp vật tư, giới thiệu và bán sản phẩm ở địa phương. Các hoạt động liên quan đến đồ gỗ ở Đồng Kỵ đã giải quyết việc làm cho 12300 lao động, trong đó có 49% là lao động nữ và có 42% số lao động từ các địa phương khác. Ngoài việc kinh doanh Đồng Kỵ còn mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên các tỉnh.

Với bản năng kinh doanh trong con người Đồng Kỵ có truyền thống lâu đời. Họ đã nắm bắt được xu thế phát triển bền vững của thị trường, biết liên kết giữa các khâu hay những sản phẩm thế mạnh của từng vùng, rộng hơn là họ đã đưa văn hóa Á Đông vào trong sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng và được hội tụ lại trong các gian hàng của làng nghề Đồng Kỵ. Những con người được sinh ra trên quê hương Đồng Kỵ đều có thể trở thành những ông chủ bà chủ. Chính người dân nơi đây mới thật sự là ông tổ của làng nghề. Đây cũng chính là nơi được cho là làng giàu nhất Việt Nam với nhiều giám đốc và xe hơi.

Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ Sản phẩm của làng nghề Đồng Kỵ

Làng nghề mộc, chạm, khắc Phù Khê

Phù Khê là một xã thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm cách Hà Nội 25km về hướng Nam. Theo các bậc trưởng lão thì làng được thành lập từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thịnh vượng đến đời Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Khi đó nhu cầu xây dựng cung điện, thành quách rất lớn, nghệ nhân tài giỏi từ các nơi tập trung về Phù Khê rất đông, dần hình thành nên ngôi làng chạm khắc có tiếng đến ngày nay.

READ  Ghé thăm hồ Tây Hà Nội cảm nhận chút thanh bình giữa phố thị

Các sản phẩm của làng nghề Phù Khê là chạm khắc Rồng, đồ thờ cúng cho đến đồ gia dụng,... Nghề mộc Phù Khê không chỉ có từ lâu đời mà còn đa dạng phong phú đạt đến trình độ tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao. Trong những năm tháng kháng chiến ngành nghề chạm khắc Phù Khê có những lúc bị trùng xuống, nhưng từ năm 1990 đến nay thì nghề mộc, chạm khắc Phù Khê lại phát triển rực rỡ. Sản phẩm không những chỉ dừng lại trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Cách truyền nghề của Làng nghề Phù Khê theo hình thức "cha truyền con nối", tuy nhiên hiện nay các Nghệ nhân nơi đây sẵn sàng truyền nghề cho tất cả những ai tâm huyết với nghề này.

Một sản phẩm của làng nghề Phù Khê Một sản phẩm của làng nghề Phù Khê

Làng nghề gò, đúc Đồng ở Đại Bái

Làng nghề gò,đúc Đồng ở Đại Bái hay còn gọi là làng Bưởi Nồi, thuộc xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cách thủ đô Hà Nội khoảng 35 km. Ngôi làng nằm trên một dải đất cao trên bờ sông Bái Giang (một nhánh của sông Thiên Đức cũ)

Làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng,... với nghề Đúc đồng truyền thống, từ xưa làng là đã chuyên sản xuất đồ đồng phục vụ về mặt dụng cụ gia đình và cho đến đầu thế kỷ XI mới được phát triển mạnh nhờ công của ông Nguyễn Công Truyền lo tổ chức sản xuất và tạo mẫu, dân làng tôn ông là "Tiền tiên sư"

Nghề gò đồng Đại Bái qua nhiều năm thăng trầm cùng với sự phát triển của công nghệ đã không chỉ dừng lại trình độ thủ công ban đầu mà phát triển mở rộng sang các loại hình đòi hỏi trình độ cao như chạm khắc thủ công mỹ nghệ. Người Đại Bái năng động đã làm ra một loạt hàng trang trí, gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa, các bộ đồ trà, rượu, tranh gò đồng nổi,…

Đó là xu hướng tất yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội với sự giao lưu rộng rãi mà sản phẩm nghệ thuật chạm bạc và khảm tam khí trở nên đắt giá, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Sự phát triển này đã đem lại cho Đại Bái nói chung và nghề đúc đồng truyền thống nói riêng một chỗ đứng mới trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, làng Đại Bái tiếp tục phát triển và gìn giữ nghề truyền thống với những hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh cùng sự cải tiến kỹ thuật, tự trang, tự chế ra máy móc như máy cán, máy dập, máy đánh bóng,... tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

READ  Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu tả cảnh quê hương em trong đó có một vài câu đặc biệt - 17 bài văn mẫu tả cảnh quê hương lớp 7 - VnDoc.com

Sản phẩm của làng nghề đúc Đồng Đại Bái Sản phẩm của làng nghề đúc Đồng Đại Bái

Làng nghề Tranh ở Đông Hồ hay còn gọi là làng Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ với tên đầy đủ là Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam, với xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh được in trên giấy Điệp với đường nét và màu sắc đơn giản mà đặc biệt. Hình ảnh tranh Đông Hồ với dòng Sông Đuống đã khá quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam hình ảnh của nó đã được đi vào trong văn thơ và vào trong chương trình học phổ thông hiện nay.

Ngày xưa, Tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho người dân nhân dịp lễ, Tết. Người dân mua tranh về dán trên tường, đến năm mới lại lột ra dán tranh mới. Tranh ở đây được tiêu thụ rất nhiều, người dân trong làng hầu như ai cũng làm tranh.

Ngày nay, công nghệ phát triển nên tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước. Người dân cũng không còn thói quen mua tranh dán tường vào mỗi dịp tết đến xuân về. Số nghệ nhân còn theo nghề cũng còn lại rất ít. Tuy nhiên, với nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa dân gian truyền thống, làng nghề tranh Đông Hồ được quy hoạch lại như một địa điểm du lịch, kiểu dáng cũng được tân trang cho phù hợp với tình hình thị trường, tranh được in thành nhiều kiểu khác nhau và được đóng khung,... vì vậy thu hút khá đông khách trong và ngoài nước đến mua tranh về làm kỷ niệm hoặc tặng nhau. Hoặc một số nhà hàng, khách sạn cũng đặt những khổ tranh lớn để trang trí phòng khách, nhà ăn,...

Với phong cảnh đẹp, Nằm cạnh dòng sông Đuống, gần các di tích lịch sử như: Kinh lăng Dương Vương, chùa Phật tích. Sự kết hợp giữa du lịch và làng nghề truyền thống ở làng tranh Đông hồ đang được tận dụng, phát huy và đạt hiệu quả cao. Làng tranh cũng dần dần được hồi sinh sau thời gian dài có nguy cơ bị, mai một lãng quên.

READ  Tả Cảnh Đẹp Đất Nước Lớp 3 ❤️️15 Bài Văn Tả Hay Điểm 10

Làng tranh Đông Hồ Làng tranh Đông Hồ

Làng Gốm Phù Lãng

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nằm cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Làng Phù Lãng có lịch sử làm gốm lâu đời bắt đầu từ thế kỷ 13, tương truyền ông tổ gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú, ông đã học được cách làm gốm trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc và về truyền dạy trong nước.

Chất liệu gốm Phù Lãng được tạo nên từ "xương" đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm, Bắc Giang. Đến với Phù Lãng ta được lạc và một không gian đậm chất của một làng gốm cổ. Các sản phẩm chủ yếu là: Chum, lọ, vại, bình,... Mặc dù không còn đông đúc người làm gốm như trước đây, nhưng những nghệ nhân trẻ năng động không chỉ sản xuất những loại gốm cổ nữa mà còn tìm đến cả những dòng gốm mỹ nghệ để bắt kịp thời đại. Tuy nhiên hồn cốt của gốm Phù Lãng được tạo nên bởi vẻ mộc mạc, dân dã của nước men da lươn trông vừa thanh nhã, vừa bền đẹp. Chính những nét dân dã, bình dị và hiếu khách nơi đây đã tạo nên cho Phù Lãng trở thành một trong những nơi nên đến khi đến Bắc Ninh du lịch và cũng thu hút được khá nhiều khách là các bạn trẻ về tham quan và tìm hiểu cũng như chụp ảnh phong cảnh làng quê.

Hình ảnh Gốm Phù Lãng Hình ảnh Gốm Phù Lãng

Ngoài các làng nghề trên, trên địa bàn Bắc Ninh còn một số làng nghề khác cũng đang trên đà được khôi phục và phát triển như: Làng nghề sắt thép Đa Hội, làng tre Xuân Lai, làng giấy Phong Khê,... Tuy nhiên sự các hoạt động của các làng nghề còn rời rạc chưa có sự tập trung và quy hoạch cũng như định hướng phát triển, người dân đa phần làm tự phát và theo mùa. Quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu.

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply