Bánh Cáy Làng Nguyễn – Tour Du Lịch Làng Nghề | Vuidulich.vn

Or you want a quick look:

Trải nghiệm một tour du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắm phong cảnh làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm và chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề truyền thống.

Làng Nguyễn hay Nguyên Xá nằm ở trung tâm Huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Làng Nguyễn thuộc loại hình làng lấy họ làm tên, theo thống kê làng Nguyễn ở huyện Đông Hưng có tới 25 họ Nguyễn chiếm 90% tổng số họ trong làng, qua các giai đoạn lịch sử tên thôn trong làng thay đổi nhiều nhưng tên làng Nguyễn vẫn được giữ nguyên, chứng tỏ dù nơi đây tập hợp nhiều dòng họ khác nhau nhưng người dân vẫn ý thức chung về một họ Nguyễn, đó là một nét đặc sắc hiếm có mà không phải làng nao cũng có được.

Nằm tại xã Nguyên xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình đình làng nguyễn tồn tại như một nét đẹp của người dân nơi đây, lịch sử lâu đời của làng Nguyễn đã gắn bó mật thiết với ngôi đình này, làng Nguyễn còn nổi tiếng với cái nôi của nghệ thuật múa rối nước, múa rối nước là loại hình sân khấu có khả năng truyền cảm cao, là sinh hoạt lâu đời của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ sông hồng và phường Rối nước làng Nguyễn - Đông Hưng - Thái Bình là một trong số ít những phường Rối còn tồn tại đến ngày nay.

banh-cay-lang-nguyen

Làng Nguyễn cũng như bao làng quê khác của vùng đồng bang châu thổ Sông Hồng nói chung và Thái Bình nói riêng, nghề trồng lúa nước là nghề chính của người dân nơi đây nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nghề trồng lúa nước truyền thống có từ ngàn đời nay đã tạo nên cho làng Nguyễn một diện mạo văn hóa khá đặc trưng. Từ những hung liệu đồng quê như thóc, gạo, lạc, vừng, những con người tài hoa nơi đây đã tạo nên một loại bánh nổi tiếng đó là bánh Cáy, đã có nhưng câu ca truyền tụng rằng “cung đình hội rối ngày, xưa bánh cáy lụa nguyễn hiến vua thủa nào”. Các cụ cao niên ở đây kể rằng món bánh Cáy khơi nguyên chỉ là loại bánh được ăn vào dip tết, bánh thơm cay ấm áp bánh do Bà Nguyễn Thị Tần con gái đời thứ 6 tộc họ Nguyễn Công, làng Nguyên Xá, huyện Trần Khê, phủ Tiên Hưng trấn sơm nam hạ sáng chế, là con gái thứ của cụ thủ khoa phúc đình hầu Nguyễn Đoan Tước, hàm tránh sứ, tư thừa tránh sứ trong triều.

READ  Vẻ đẹp bình dị, thân thương của làng quê Việt Nam | Vuidulich.vn

Bà Nguyễn Thị Tần sinh năm 1724 vốn thông minh học giỏi, năm 1739 bà được vào triều làm cung và được phong quan, Phu Nhân Dưỡng Giáo. Trong cung vua phủ chúa bà được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ, nhưng vốn xuất thân từ thôn xã, nên bằng chính những nguyên liệu từ quê hương đồng nội, mà nhân dân làm ra bà đã sáng chế ra một loại bánh mới có tên là bánh ngũ vị. Sau đem dân lên vua, vua Hiển Tông ăn khen ngon liền hỏi tên mới biết là bánh ngũ vị, nhìn bánh ngũ vị với những màu sắc pha trông đẹp mắt giống trứng con cáy nên nhà vua liền đặt tên là Bánh Cáy từ đó bánh mới có tên là Bánh Cáy để tiến vua, sau đó người ta học làm Bánh Cáy nhưng không nơi nào làm bánh cáy ngon bằng Làng Nguyễn. Vậy là hàng năm vào dịp tết dân làng Nguyễn lại được dâng Bánh Cáy lên tiến Vua, riêng bà Nguyễn Thị Tần người đầu tiên nghĩ ra cách làm Bánh Cáy đã được nhà vua ban thưởng và từ đó bánh cáy đã được lưu truyền và phát triển trong làng Nguyễn, xá nguyên xá cho đến ngày nay.

banh-cay-lang-nguyen

Có thể nói Bánh Cáy là một loại bánh có cách làm khá cầu kì, cầu kì không chỉ từ cách chon khá nhiều nguyên liệu đi kèm, mà cầu kì chính là cách làm ra con Cáy. Như nhiều người vẫn nghi nguyên liệu làm Bánh Cáy là từ trứng con cáy ngoài biển, nhưng sự thật không phải như vậy, con Cáy ở đây được tạo ra từ chính nông sản của làng Nguyễn như gạo nếp cái hoa vàng, quả gấc, quả dành dành, lạc, vừng, gừng, mứt bí, mỡ lợn, đường mía, tất cả những nguyên liệu này được hòa quyện với nhau, làm ra con Cáy nguyên liệu chính cho món Bánh Cáy. Khâu làm Bánh Cáy là khâu quan trọng cho món Bánh Cáy làm sao cho con Cáy có độ dòn mà không bị cứng.

READ  900 mẫu nhà cấp 4 đẹp 2021 đánh giá bởi Hiệp Hội Xây Dựng

- Trước tiên để tạo ra con Cáy người ta lấy một phần gạo nếp đồ xôi với nước quả gấc tạo thành màu đỏ thắm.

- Phần thứ hai đồ xôi vơi nước của quả dành dành để tạo thành màu vàng tươi.

Sau đó cả hai phần xôi này đều được lấy vồ giã nhỏ ra như Bánh Dày, rồi thái nhỏ phơi khô để bảo quản trong vòng 6 tháng mới cho vào chảo rán. Lý do phải để trong vòng 6 tháng mơi rán lúc đó con cáy mới có độ nở xốp nhẹ, còn nếu đem ra rán ngay thì con Cáy sẽ bị dai và nhanh cứng. Một bí quyết nữa là khi rán con cáy sống người ta phải cho con cáy vào chảo dầu đang sôi với ngọn lửa đều để những con Cáy được nở xốp vữa độ, nếu con Cáy bị quá lửa khi lên bánh sẽ mất hương vị riêng, hay con Cáy chưa chin thì ăn bánh sẽ mất đi sự lạo xạo, mất đi độ dòn của bánh.

Hoa Nè “hay hoa bỏng”được tạo từ thóc rang khô lên sau đó cho ra Sàng sảy thật kỹ cho sạch trấu, rồi cho vào nghiền nhỏ thành bột, mỡ phần loại ngon ướp với đường khoảng 15 ngày, nha,đường, gừng nấu lên rồi cho Hoa Nè cho con Cáy, mờ phần, mứt bí, lạc trộn đều lên với nhau, khi các nguyên liệu được trộn đều lên với nhau người ta xúc vào khuôn gỗ nhồi nén thành bánh, khuôn gỗ có nhiều loại hình thù và kích thước tùy theo người sản xuất quyết định, khuôn gỗ có lát vứng đã rang thơm ở xung quanh để khi lấy bánh ra toàn bộ mặt ngoài của tấm bánh được tranh trí hoa văn bằng một lớp vường thơm ngon và đẹp mắt. Đến công đoạn cuối cùng người thợ lành nghề tay thớt tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt, từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dán nhãn sẵn sang đến tay những thượng khách đang nóng lòng muốn thưởng thức.

READ  Du lịch Tây Sơn Bình Định bạn cần biết những địa điểm nào?

Nguồn: vovtv

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply