Khám phá làng lụa Vạn Phúc – điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội – Đường ô làng lụa đẹp mê

Or you want a quick look: 1. Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

Hà Nội vốn nổi tiếng với những con đường, góc sống ảo đậm chất nghệ và thơ. Một trong số đó là con đường ô dài hơn 100m dẫn vào làng lụa Vạn Phúc truyền thống tại Hà Đông. Cùng Halotravel mục sở thị đường ô làng lụa Vạn Phúc có một không hai này một chuyến nhé. Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Vạn Phúc Hà Đông, Hà Nội
  • Thơ về làng lụa Vạn Phúc
  • Làng lụa Vạn Phúc thuộc tinh nào thành phố nào
  • Làng lụa Vạn Phúc ở đầu
  • Lễ hội làng lụa Vạn Phúc 2020
  • Làng lụa Vạn Phúc xưa và nay
  • Thuyết minh về làng lụa Vạn Phúc
cổng làng lụa vạn phúc

cổng làng lụa vạn phúc

https://www.youtube.com/watch?v=EsKRFrninyU

1. Làng lụa Vạn Phúc ở đâu?

  • Địa chỉ: phố Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Làng lụa Vạn Phúc còn được gọi là làng lụa Hà Đông, thuộc địa phận phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội tới đây chỉ khoảng 10km, đường đi rất dễ, bạn chỉ cần đi men theo cung đường Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương - Tố Hữu. Xem thêm: 10 làng cổ nổi tiếng ở Hà Nội ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-9 Ảnh: Kiên Hoàng Trình làng vào năm 2018, con đường rợp bóng ô lung linh sắc màu này đã nhanh chóng thu hút vô vàn bạn trẻ và du khách tới chiêm ngưỡng. Được biết, con đường ô lãng mạn tựa trời Tây này là một sự kiện “Vạn Phúc, sắc lụa nghìn năm” nhằm quảng bá làng lụa Vạn Phúc Hà Đông. Một trong những làng nghề truyền thống có lịch sử dệt lụa tơ tằm lâu đời. ha-noi-duong-o-ha-dong-6 @ngducduy97 ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-5 @ththanh.01

2. Nên tới Vạn Phúc vào thời điểm nào? Tới làng lụa có mất vé không?

Làng lụa Vạn Phúc luôn sẵn sàng tiếp đón du khách ở bất cứ thời điểm nào. Tuy vậy, nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp nhất của làng lụa, bạn nên tới đây vào thời điểm tuần lễ văn hóa, diễn ra vào khoảng tháng 11 hàng năm. Khi đó, không khí tại khu làng vô cùng nhộn nhịp và lung linh. Việc tham quan làng lụa Vạn Phúc hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần trả phí gửi xe nếu đi xe cá nhân tới đây. Cách cổng làng vài mét là một điểm trông xe khá rộng, xe máy từ 5.000 VNĐ, xe ô tô từ 30.000 VNĐ/ xe. Các bạn nên gửi xe rồi đi tham quan cho tiện và không ảnh hưởng đến khung cảnh chung của làng. ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-1 Ảnh: ST

3. Làng lụa Vạn Phúc, tinh hoa gấm lụa

Nhắc tới nghề dệt lụa, không ai không biết tới làng lụa Hà Đông huyền thoại. Nơi đây nổi tiếng tới mức được đưa vào thơ ca. Đồng thời trở thành một “đặc sản” văn hóa, một nét đẹp của Hà Nội. Nằm bên bờ sông Nhuệ, Hà Đông, làng lụa Vạn Phúc là một trong những làng nghề lâu đời nhất Việt Nam. Và là nơi lưu giữ tinh hoa, những truyền thống chắt lọc của làng lụa Hà Đông lịch sử. ha-noi-lang-lua-van-phuc-ha-dong-7 @songthao.nguyen ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-12 @camngu Làng lụa Hà Đông là sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Làng nghề truyền thống này hiện có hơn 800 hộ dân làm nghề. Nhiều gia đình nơi đây vẫn còn giữ lại những khung dệt từ thời cha ông để lại. Bên cạnh đó là những khung dệt cơ khí hiện đại hơn. Tham quan làng, bạn như lạc vào một thế giới khác với bầu không khí cổ kính, dung dị và bình yên. Với những biểu tượng của một thời vàng son cây đa, giếng nước sân đình và những phiên chợ.
READ  Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa ở nước ta | Vuidulich.vn
ha-noi-lang-lua-van-phuc-ha-dong-10 @i_duyen13 ha-noi-lang-lua-van-phuc-ha-dong-8 @fkun.m ha-noi-duong-o-ha-dong-11 Ảnh: Hưng Nguyễn  

4. Cổng chào ấn tượng tại làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc được coi là một trong những biểu tượng không thể thiếu của Hà Đông. Do vậy, cổng chào vào làng lụa cũng được thiết kế vô cùng ấn tượng. Nằm nổi bật ngay trên mặt đường Tố Hữu, cổng chào được xây dựng bằng gạch đỏ theo phong cách truyền thống, thể hiện sự vững chãi, uy nghi của cả làng. Bên cạnh đó là bia đá lớn, khắc chữ làng lụa Vạn Phúc nằm ngay cạnh gốc gây đa. lang lua van phuc Ảnh: sưu tầm

5. Đường ô Vạn Phúc, địa điểm sống ảo Hà Đông lý tưởng

Xuất hiện lần đầu vào năm ngoái, đường ô Vạn Phúc nhanh chóng thu hút được sự chú ý của vô vàn bạn trẻ. Đoạn đường dài chừng 100m là con đường dẫn vào làng lụa truyền thống Vạn Phúc. Dọc cổng chính tới sâu trung tâm làng là một dải màu sắc rực rỡ từ hàng ngàn chiếc ô được cao đẹp rụng rời. Những chiếc ô lung linh che rợp cả con đường với hai bên là những cửa hàng lụa san sát tạo thành một background checkin cực lãng mạn.
  • Xem thêm: Checkin tại làng hoa Tây Tựu giữa Hà Nội
ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-2 @songthao.nguyen ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-10 @_unlunf_ ha-noi-duong-o-ha-dong-7 @oanh_id ha-noi-lang-lua-van-phuc-ha-dong-9 Thực ra, thế giới cũng có khá nhiều con đường ô nổi tiếng. Ví dụ như tại Bồ Đào Nha, Singapore hay Ấn Độ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đường ô như ở làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là một địa điểm mới toanh, chưa từng xuất hiện ở nơi nào hết. Đặc biệt, còn xuất hiện tại “con đường tơ lụa” Hà Đông vang bóng một thời. Do đó có rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Vừa checkin chụp hình, vừa thử cảm giác đi trên đường gấm lụa là “sang chảnh.” ha-noi-duong-o-ha-dong-6 @esther_nb24 ha-noi-duong-o-ha-dong-5 @thuhien94 ha-noi-duong-o-van-phuc-ha-dong-4 Năm nay, làng lụa Vạn Phúc rợp bóng ô từ rất sớm với số lượng ô lên tới hàng ngàn chiếc. Sống ảo tại đây thì có lung linh, lãng mạn tựa nước ngoài thôi. Mùa thu nắng đẹp thế này, loanh quanh khám phá đường ô Vạn Phúc Hà Đông thì thích phải biết. Team Hà Thành đâu rồi, nhanh nhanh lên đồ rồi cùng Halotravel tới đây “cháy máy” thôi!

Khám phá làng lụa Vạn Phúc - điểm du lịch hấp dẫn giữa lòng Hà Nội

04/11/2019

Làng nghề dệt lụa truyền thống nghìn năm Làng lụa Vạn Phúc (hay còn được gọi là làng lụa Hà Đông) nằm tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Vốn tồn tại hơn một nghìn năm, làng là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam. Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tới làng lụa Vạn Phúc qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì rẽ phải, hoặc đi theo tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu. Mặc dù tại đây, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng làng lụa Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ được vẻ đẹp cổ kính.

(Ảnh: Phương Linh)

Làng lụa Vạn Phúc xưa kia có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Năm 1931 lần đầu tiên lụa Vạn Phúc được giới thiệu ra thị trường quốc tế ở hội chợ Marseille và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc xuất sang các nước Đông Âu và đến nay được ưu chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Lụa làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

(Ảnh: Phương Linh)

Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai của nó. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn kì công như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng… Ở bất kì công đoạn nào người nghệ nhân cũng phải hết sức cẩn thận, túc trực theo dõi ngay cả khi công đoạn cần đến máy móc thực hiện.
READ  Phong thủy nhà ở gần chùa và cách hóa giải | Vuidulich.vn
Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại mẫu mã đa dạng. Hoa văn có bốn loại: động vật, thực vật, đồ vật, hình họa. Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng.

(Ảnh: Phương Linh)

Hiện nay, tại làng vẫn có gần 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm. Hầu hết các doanh nghiệp, hộ gia đình đều hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi năm, làng sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề. Tuy hiện tại đang có nhiều loại lụa không đảm bảo chất lượng được nhập từ Trung Quốc về, làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín và chất lượng của lụa Vạn Phúc nhưng người dân nơi đây vẫn đang cố gắng, chăm chút để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và khẳng định lại vị thế của mình. Đổi mới để thu hút khách du lịch Cùng với việc lưu giữ và phát triển làng nghề dệt lụa truyền thống, làng lụa Vạn Phúc đang dần đổi mới, trở thành điểm du lịch để bắt nhịp với nhu cầu thị trường về sản phẩm cũng như nhu cầu khám phá, vui chơi, tìm hiểu về làng nghề của du khách. Đến làng lụa Vạn Phúc thời điểm này, du khách sẽ được chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của làng nghề với hình ảnh văn minh và năng động hơn. Những ngày cuối tuần, làng lụa Vạn Phúc đón nhiều lượt khách du lịch ghé thăm và chụp ảnh.

(Ảnh: Phương Linh)

Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang các tuyến phố, tôn tạo di tích. Đặc biệt, ba tuyến phố đi bộ gồm phố lụa, phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh - đồ cổ đồng thời được mở ra để du khách tham quan và mua sắm. Ngay khi đi qua cổng làng, du khách sẽ được ngắm nhìn con đường đi bộ được trang trí bởi những chiếc ô nhiều màu sắc rực rỡ. Dọc hai bên đường đi bộ là các quán hàng san sát nhau, trưng bày và bán các sản phẩm như khăn quàng, áo dài, túi, quần áo… với đa dạng mẫu mã cho du khách lựa chọn. Nếu bạn muốn mặc bộ áo dài chụp ảnh thì tại đây các cửa hàng cũng có dịch vụ cho thuê áo dài.

(Ảnh: Phương Linh)

Một trong những địa chỉ bán hàng uy tín nhất và nổi tiếng nhất là xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão, cửa hàng lụa Vạn Xuân, hoặc đến khu chợ lụa Vạn Phúc, ở nơi đây bạn có thể tha hồ lựa chọn những sản phẩm ưng ý nhất. Các điểm tham quan tại làng lụa Vạn Phúc du khách có thể ghé thăm như: Chùa Vạn Phúc, đền thờ tổ nghề, miếu Vạn Phúc, trung tâm bảo tồn lụa Vạn Phúc, trung tâm sinh vật cảnh, phố đồ cổ - đồ xưa, nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh hay con đường bích họa đầy màu sắc phía trước sân đình làng. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm những xưởng dệt, nhuộm vải nằm phía sau khu chợ lụa Vạn Phúc để tìm hiểu về quy trình dệt lụa, trực tiếp tiếp xúc với thợ thủ công hay thử trải nghiệm làm một vài công đoạn sản xuất các sản phẩm. Đặc biệt, đến với làng, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm làm tranh từ vải vụn tại Hợp tác xã VỤN Art – nơi có những con người khuyết tật đang làm việc tại đây.

(Ảnh: Phương Linh)

Tham quan tại làng lụa Vạn Phúc, bạn Hoàng Khánh Huyền (Hà Nội) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên mình đến với làng lụa Vạn Phúc. Ngay từ khi bước vào cổng làng mình đã rất ấn tượng với không gian rực rỡ sắc màu tại đây. Sau khi tham quan một vòng ở làng, mình đã hiểu rõ hơn về qui trình dệt lụa cũng như mua sắm được vài sản phẩm ưng ý tại đây".
READ  Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Cách HCM bao nhiêu km
Kết thúc chuyến tham quan làng lụa Vạn Phúc, du khách có thể thưởng thức những món ăn quen thuộc được bán tại đây như thạch dừa, kem, cốm, cà phê, trà chanh, đồ ăn vặt… với giá cả hợp lí.

(Ảnh: Phương Linh)

Nếu có dịp đến làng lụa Vạn Phúc vào tuần văn hóa du lịch thương mại, du khách sẽ được tham quan và trải ngiệm các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc được diễn ra ở đây. Phát triển tour du lịch làng nghề Phát triển du lịch làng lụa Vạn Phúc đang là hướng đi triển vọng của TP Hà Nội. Tuy nhiên, để có hướng đi đúng đắn và phát huy hiệu quả tiềm năng của làng nghề, cần có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động. Nguồn nhân lực du lịch làm việc trực tiếp tại làng nghề cần phải có kiến thức, hiểu rõ về giá trị kinh tế làng nghề cũng như nét văn hóa đặc trưng tại đây. Chính quyền địa phương cũng cần tạo điều kiện để xây dựng đội ngũ có kĩ năng, chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, nâng cao trình cao ngoại ngữ để hướng dẫn cho du khách nước ngoài đến tham quan. Những người bán hàng tại làng lụa Vạn Phúc cần thường xuyên được tập huấn về văn hóa ứng xử, vận động mặc áo dài lụa Vạn Phúc nhằm tạo ấn tượng cho khách tham quan.

(Ảnh: Phương Linh)

Ngoài ra, để du lịch làng lụa Vạn Phúc phát triển, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương cần chỉ đạo, kết nối các đơn vị lữ hành với làng nghề trong việc đẩy mạnh xây dựng các chương trình, tour du lịch làng lụa Vạn Phúc nhằm giới thiệu, quảng bá về làng nghề. Hiện nay, các tour du lịch làng nghề Vạn Phúc trong ngày đang được một số đơn vị lữ hành khai thác, xây dựng kết hợp với các làng nghề khác trong TP Hà Nội. Tuy nhiên, các tour tham quan chưa thực sự đem đến nhiều sự hấp dẫn cho du khách bởi mới chỉ dừng lại ở mức độ tham quan làng mà chưa hiểu hết về nét đặc sắc tại làng nghề.

(Ảnh: Phương Linh)

Anh Lê Viết Hùng – Giám đốc Hợp tác xã VỤN Art, người có nhiều cơ hội tiếp xúc với các du khách tham quan tại làng nghề chia sẻ: "Nhiều du khách khi đến với làng nghề theo tour tham quan chưa khám phá hết được nét đặc sắc tại đây do một vài lí do như lịch trình, thời gian tham quan nhanh chóng, hướng dẫn viên của tour chưa hiểu nhiều về lịch sử, nét đặc trưng tại làng nghề". Sự thành bại của các tour tham quan ảnh hướng rất lớn đến hình ảnh, sự phát triển du lịch của làng lụa Vạn Phúc. Để các tour du lịch tham quan làng lụa Vạn Phúc có hiệu quả, các đơn vị lữ hành cần khai thác, xây dựng chương trình tour tham quan triệt để cả nội dung và hình thức, bổ sung những kiến thức về lịch sử, nét đặc trưng tại làng nghề cho các hướng dẫn viên du lịch. Phát triển du lịch tại làng lụa Vạn Phúc không chỉ bảo tồn nét văn hóa truyền thống mà còn giải quyết được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, giúp phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập, thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.
Xem thêm các địa điểm sống ảo tại Hà Nội
  • 15 địa điểm sống ảo nổi tiếng nhất Hà Nội
  • 8 quán cafe ở Hà Đông siêu đẹp
Vuidulich.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
  • Kinh nghiệm mua hàng ở làng lụa Vạn Phúc
  • Vạn Phúc Hà Đông, Hà Nội
  • Thơ về làng lụa Vạn Phúc
  • Làng lụa Vạn Phúc thuộc tinh nào thành phố nào
  • Làng lụa Vạn Phúc ở đầu
  • Lễ hội làng lụa Vạn Phúc 2020
  • Làng lụa Vạn Phúc xưa và nay
  • Thuyết minh về làng lụa Vạn Phúc
See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply