Chèo làng Đặng | Tạp chí điện tử Thế giới Di sản

Or you want a quick look:

Từ đầu thế kỷ XX, huyện Mỹ Lộc đã có 3 làng chèo nổi danh có tiếng vang lớn khắp chốn gần xa là: Làng Đặng (xã Mỹ Hưng), làng Quang Sán (xã Mỹ Hà), làng Nhân Nhuế (xã Mỹ Thuận). Trong đó, gánh chèo Đặng Xá là có tiếng hơn cả. Làng Đặng Xá lúc bấy giờ có 10 thôn thì người dân đều mang họ Đặng, chính vì vậy mà làng có tên là làng Đặng. Ban đầu khi mới thành lập, chèo Đặng Xá được gọi là gánh chèo làng Đặng. Năm 1954 gánh chèo Đặng Xá đổi tên thành Đội văn nghệ làng Đặng Xá. Đến năm 1959 được đổi tên thành Đội văn nghệ Thượng Hưng và năm 1977 đổi tên thành Đội văn nghệ Bắc Hưng của Hợp tác xã Bắc Hưng (bao gồm 14 xóm của cả làng Đặng Xá).

Ban đầu khi mới thành lập, chèo Đặng Xá được gọi là Gánh chèo làng Đặng. Với số lượng thành viên đông đảo, gánh chèo đã mang những làn điệu chèo cổ đi khắp các thôn, xã trong và ngoài tỉnh để biểu diễn phục vụ nhân dân, tạo khí thế lao động sản xuất hăng say ở mọi nơi. Năm 1954 gánh chèo Đặng Xá đổi tên thành Đội văn nghệ làng Đặng Xá. Đến năm 1959 được đổi tên thành Đội văn nghệ Thượng Hưng và năm 1977 đổi tên thành Đội văn nghệ Bắc Hưng của hợp tác xã Bắc Hưng (bao gồm 14 xóm của cả làng Đặng Xá). Vẫn những thế hệ nghệ nhân đam mê và tâm huyết với nghề, Đội văn nghệ đã mang tiếng trống chèo và những làn điệu chèo say đắm, thiết tha đi phục vụ người dân trong tỉnh từ huyện, xã cho tới thôn, xóm. Trong các hoạt động như chống úng của nông dân, hay hội diễn văn nghệ, lễ hội...đều không bao giờ thiếu vắng âm thanh rộn ràng của những làn điệu chèo.

Trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ và sôi nổi nhất, Đội văn nghệ làng Đặng Xá đã đạt được rất nhiều thành tích lớn cả trong và ngoài tỉnh. Năm 1961, đội chèo làng Đặng đã đoạt giải Nhất hội thi diễn chèo toàn tỉnh với các vở “Bụi tre gai” và “Sao đổi ngôi”. Năm 1963, đội thi diễn chèo toàn Quân khu 3, đoạt giải Nhất với vở “Nắm cỏ trâu”. Năm 1982 Đội chèo Đặng Xá đạt thêm giải nhất tại hội diễn chèo Bình Lục (Hà Nam). Ngoài ra, Đội chèo còn đoạt được hàng chục giải thưởng lớn nhỏ khác trong và ngoài tỉnh.

READ  Thoả Sức Mua Sắm Tại Top 5 Chợ Đêm Ở Pattaya Nổi Tiếng

Khi phong trào ca hát ở địa phương phát triển, đội có hơn 30 người, hoạt động hết sức sôi nổi. Ngày ngày đội chèo đi khắp các thôn, xóm diễn chèo cho người dân xem. Ngoài phục vụ nhân dân trong tỉnh, đội văn nghệ làng Đặng còn đi phục vụ các nhân dân các tỉnh khác như Thái Bình, Hoà Bình... Cùng với những vở chèo cổ như: “Trương Viên”, “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ... còn có rất nhiều vở chèo mới ra đời trong các thời kỳ kháng chiến để phục vụ nhân dân như: “Trên nương dâu”, “Nồi cơm ai nấu”, “Song tấu”, “Giôn-sơn đau đầu”, “Bão biển”, “Đường về trận địa”, “Tiễn anh lên đường”... Những vở chèo mới này được cải biên lời dựa trên làn điệu cũ sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng thời kỳ để động viên tinh thần người dân.

Đến những năm 1980, chèo Đặng Xá bắt đầu có dấu hiệu hoạt động chững lại và thưa vắng dần. Đội chèo theo đó mà tan rã, các hoạt động biểu diễn không còn được duy trì và sôi nổi như nhiều năm về trước. Và đến giờ này, làng Đặng Xá chỉ có xóm 2 là còn giữ được không khí hát chèo. Đúng hơn thì người ta gọi đó tổ chèo, gồm một nhóm các cụ cao tuổi, trung niên vẫn còn yêu mến lời ca, tiếng hát hợp lại mà thành chứ trên thực tế thì cái tên “làng chèo Đặng” xưa đã không còn nữa.

READ  Tạo điểm nhấn không gian với hòn non bộ mini trong nhà

Tổ hát chèo Đặng Xá giờ chỉ còn 11 người gồm 8 nữ và 3 nam. Đây đều là những người đã lớn tuổi. Trong đó, người đứng đầu tổ chèo cũng là người nhiều tuổi nhất là cụ Đặng Mạnh Yêu. Về xã Mỹ Hưng, hỏi cụ Đặng Mạnh Yêu và hội chèo làng Đặng nức tiếng một thời, không ai là không biết. Sinh ra trong một gia đình có sáu đời theo nghề hát chèo, cải lương và làm nhạc nên ngay từ nhỏ cậu bé Đặng Mạnh Yêu đã được thừa hưởng giọng hát ngọt ngào, khả năng chơi nhạc cụ và cảm thụ âm nhạc tuyệt vời. Cụ kể, cha cụ ngày trước vốn là người làm nhạc chủ chốt của Hội Chèo làng Đặng, nên có vở diễn ở đâu, cha cụ lại cho cụ đi cùng. Vốn thông minh, khả năng nắm bắt rất nhanh nên mỗi lần xem xong một vở diễn, cậu bé Mạnh Yêu đã nhanh chóng học lỏm được những động tác múa khéo léo cũng như cách hát chèo ngọt ngào của các cô chú trong đoàn. Lại là người say mê đọc sách văn hóa nghệ thuật, nên cụ Yêu đã tự trang bị cho mình những kiến thức về chèo bằng sách vở. Cụ kể, cứ ở thành phố Nam Định công chiếu vở diễn nào là cụ lại đi bộ gần chục cây từ Mỹ Hưng đến nhà hát thành phố để xem hát và tự mình tìm tòi, học hỏi cách diễn xuất trong chèo. Năm 11 tuổi, cụ Yêu chính thức gia nhập Hội Chèo làng Đặng Xá với vai diễn tiểu đồng đầu tiên trong vở Bá Nha, Tử Kỳ. Chỉ tự học nhưng cụ đã trở thành một diễn viên chèo xuất sắc, một đạo diễn nổi tiếng của Hội Chèo làng Đặng Xá lúc ấy. Từ năm 1954, khi hòa bình lập lại, cụ Đặng Mạnh Yêu sôi nổi tham gia hoạt động văn hóa của huyện và được các đồng chí lãnh đạo xã mời giữ chức vụ Phó Ban Văn hóa xã, lúc này mới 20 tuổi. Khi Ty Văn hóa xã Mỹ Hưng có mở lớp dạy hát Chèo, cụ trở thành người chỉ đạo diễn xuất của lớp, chuyên hướng dẫn học viên thực hành.

READ  Review Mia resort Nha Trang chi tiết &quotcho người mới đi&quot | Vuidulich.vn

Chưa từng được qua trường lớp nhưng cụ Yêu vẫn hướng dẫn và dạy hát chèo hết sức bài bản và thuần thục. Theo cụ, trong chèo quan trọng nhất là vũ đạo phải đi liền với lời hát, nội ngoại tương ứng, tức là vũ đạo phải thể hiện đúng nội tâm của nhân vật. Vũ đạo phải minh họa được cho lời nói, lời nói không những phải tròn vành rõ chữ mà phải gợi hình ảnh, còn vũ đạo tô đậm màu sắc cho lời nói.

Tuy nhiên, điều cụ Đặng Mạnh Yêu cũng như những nghệ nhân chèo của làng trăn trở lúc này là làm sao giữ được nét văn hóa truyền thống của xã, làm sao để giữ được làn điệu Chèo làng Đặng xa xưa được, lưu truyền đến muôn đời sau. Bởi cùng với xu thế phát triển mới của xã hội, thế hệ trẻ hôm nay không còn mặn mà với loại hình sân khấu truyền thống. Bên cạnh đó, việc thiếu những chính sách đãi ngộ hợp lý và những điều kiện thuận lợi cũng khiến cho Chèo Đặng Xá có nguy cơ mai một và dần lụi tàn.

Yêu chèo, đam mê và tâm huyết với những làn điệu chèo mượt mà, thiết tha, những nghệ nhân như ông Yêu và những người trong tổ chèo Đặng Xá đang từng ngày cố gắng bám nghề, giữ nghề với mong muốn một làng chèo đã có lịch sử phát triển lâu dài có thể duy trì và giữ được tiếng vang trong lòng người nghe. Việc khôi phục làng chèo Đặng Xá không chỉ của những người yêu mến nghệ thuật chèo mà đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng trong việc duy trì và phát triển môn nghệ thuật hát chèo độc đáo của dân tộc.

Thúy Hằng

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply