Lạ lùng ngôi làng ăn thịt chó mùng 4 Tết lấy may – VietNamNet

Or you want a quick look:

browser not support vuidulich.vnôn Yên Trường nổi tiếng với tục ăn thịt chó “đồng loạt” vào ngày mùng 4 Tết. Năm nào cũng vậy, cứ vào mùng 4 Tết Nguyên đán, người dân thôn Yên Trường lại cùng nhau mở tiệc thịt... chó. Đây là tục lệ lâu đời, đã duy trì qua nhiều thế hệ người dân trong thôn. Theo tục lệ để lại, buổi sáng mùng 4 Tết, những người cao tuổi trong dòng họ ra đồng tảo mộ, thắp hương người đã khuất. Trong khi đó, các thanh niên và phụ nữ ở nhà chuẩn bị nấu nướng, chế biến các món ăn từ thịt chó. Khi quay về, tất cả họ hàng sẽ tập trung tại nhà thờ tổ làm lễ cúng bái. Sau đó, mở tiệc bằng thịt chó. Thịt chó chủ yếu được chế biến thành 4 món: luộc, giềng mẻ, canh măng và dăm hành. Địa điểm chế biến, nấu nướng tại nhà trưởng họ. Đây là thời gian để cả họ gặp gỡ, chia sẻ chuyện buồn vui năm cũ và đơn giản hơn là đổi khẩu vị sau những ngày Tết đã ngán “thịt mỡ, dưa hành”.

Ngôi làng ở Hà Nội ăn 4 tấn thịt chó mùng 4 Tết lấy mayThôn Yên Trường có tục lệ ăn thịt chó đầu năm mới.

Theo người dân làng Yên Trường, công tác chuẩn bị cho ngày này được bàn bạc từ trước Tết. Người trưởng họ sẽ cắt cử nam thanh niên đi đặt hàng thịt chó tại các lò mổ ở các xã lân cận. Sau đó, họ lên thực đơn chế biến, chị em phụ nữ đảm nhiệm việc nấu nướng.

READ  Chùa Khỉ có gì hay và đặc biệt ở chân núi Kỳ Vân - Phước Hải - Long Đất

Vào mùng 4 Tết, cả thôn như ngày hội, các thương lái thịt chó tấp nập giao thịt từ sáng sớm. Lúc này nhiều nhà dân trong thôn cũng đã dậy để chuẩn bị đồ gia giảm, đồ dùng chế biến, cả thôn rộn rã tiếng băm chặt, mùi thơm từ sáng cho tới trưa. Vào ngày này, dòng họ nào cũng mua vài con chó để làm cỗ. Chưa kể, nhiều gia đình tự mua về để ăn và mời bà con, hàng xóm vào buổi chiều. Cả thôn Yên Trường có khoảng 1.300 hộ dân với 7.000 nhân khẩu. Ước tính ngày mùng 4 Tết cả làng sẽ tiêu thụ hết khoảng 4 tấn thịt chó móc hàm. Đó còn chưa kể một số nhà còn làm thêm món giò chó, lượng thịt sẽ nhiều hơn gấp đôi gấp ba, theo người dân trong thôn mỗi 1kg giò chó thành phẩm nếu bán ra thị trường có giá hơn 1 triệu đồng. Thịt chó ngày đầu năm thường được bán với giá cao gấp đôi, gấp ba giá thịt lợn. Năm nay, giá thịt chó rơi khoảng 170.000 - 180.000 đồng/kg, nhưng không vì thế mà người trong làng không ăn thịt chó. Thậm chí, với người dân ở đây thì đầu năm, giá thịt chó đắt đến mấy cũng ăn. Một số người dân kể, không chỉ ngày Tết mà trong các ngày quan trọng của gia đình, dòng họ như giỗ, đám cưới, đám ma…, nhất định phải có thịt chó. Nếu không có thịt chó coi như không có cỗ. Các món đưa lên bàn thờ cúng vẫn là gà, xôi, thịt bò… Tuy nhiên, khi ngồi ăn, người làng này chỉ dùng thịt chó.

READ  Chùa Một Cột mang thiết kế kiến trúc độc đáo nhất châu Á
Ngôi làng ở Hà Nội ăn 4 tấn thịt chó mùng 4 Tết lấy mayỞ Yên Trường, nếu không có thịt chó coi như không có cỗ.

Người dân làng Yên Trường cho biết thêm cách đây khoảng 10 năm, cỗ cưới ở làng sử dụng hoàn toàn bằng thịt chó. Nhưng vài năm nay, mọi người chỉ dùng vào ngày “quét kiến” (quét kiến là ngày cuối cùng, khi hạ rạp, dọn dẹp hội trường cưới).

Từ già trẻ, trai gái đều thích thú với món ăn này, với những người không ăn được thịt chó, họ chuẩn bị thêm các món khác từ gà, vịt, bò... Dân làng không ép bất cứ ai, nếu họ không muốn ăn. Nhiều cô gái từ nơi khác về làm dâu, ban đầu thấy lệ làng ăn thịt động vật này khá bất ngờ, sợ không ăn nhưng lâu dần, họ cũng “nhập gia tùy tục”. Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo. Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ và ăn thịt chó, mèo gây ra hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại. Đồng thời, thành phố mong muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, nghiên cứu tiến tới cấm buôn bán thịt chó ở các quận nội thành vào năm 2021. Điều này khiến người dân Trường Yên xôn xao trong một thời gian dài. Nhiều người dân Yên Trường cho biết, nếu nhà nước cấm, dân làng cũng phải thực hiện, nhưng đã là tục lệ thì khó mà bỏ. "Chúng tôi quan niệm thịt chó đơn thuần là món ăn ngon, nhiều đạm và lạ miệng ngày đầu năm. Quan trọng hơn, nó là lệ làng, là truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì" - cụ Thu (82 tuổi) cho biết trên Trí Thức Trẻ. Với dân làng Yên Trường, thịt chó là nguồn thực phẩm quen thuộc như lợn, gà… Đặc biệt, người dân Yên Trường coi việc ăn thịt chó đầu năm là một điều may mắn, tốt đẹp.Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

See more articles in the category: KHÁM PHÁ

Leave a Reply