Nếu bạn lần đầu đi phượt | Đọc trước khi đi phượt

Or you want a quick look:

Cùng Phượt - Trong một vài năm trở lại đây phượt đã trở thành một điều mà mọi người phải nói đến là phong trào, ai cũng có thể tự tổ chức những chuyến đi, lôi kéo bạn bè tham gia. Tuy nhiên, bản thân phượt là một hình thức du lịch mạo hiểm mà không phải ai cũng đủ kỹ năng và sức khỏe để có thể ĐẢM BẢO AN TOÀN cho mình và bạn bè cùng đi. Phượt không khó, nhưng PHƯỢT AN TOÀN không phải ai cũng có thể thực hiện được, bạn đã có đủ những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trước mỗi chuyến đi chưa?

lần đầu đi phượt

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, có nhiều thông tin có thể chưa đúng hoàn toàn 100% trong tất cả mọi trường hợp, nhưng tất cả những gì Cùng Phượt muốn nói với các bạn lần đầu đi phượt là “Hãy thật cẩn thận trong mỗi chuyến đi, cơ hội để đi thì bạn có nhiều nhưng tính mạng thì bạn chỉ có một. Đi cẩn thận và phải luôn an toàn, đi được thì nhớ phải về được”

Một vài thông tin cảnh báo về việc mất an toàn trên đường phượt

- Tháng 09/2007: Bạn Minh Ngọc (nhà F50) ko bao giờ trở về tại khu vực thác Bản Giốc - Cao Bằng. - Tháng 02/2009: 2 bạn nhà Kỳ Diệu gặp nạn trên đường đi Bắc Kạn, Bạn Hà và 1 người nữa ra đi, còn bạn Yến chấn thương nặng phải giành giật sự sống nhiều ngày tại Việt Đức - Tháng 10/2009: Bạn Huy Việt (nhà Fan7) ra đi trên dòng sông Hồng trong chuyến đi làng Cổ Đô - Ba Vì. - Tháng 09/2010: Trong chuyến đi Tây Bắc 2 bạn Hiền và Nguyên (nhà Dìm Hàng Pro) xảy chân rớt xuống suối, bị cuốn xuống chân thác tại khu vực Than Uyên. - Tháng 11/2010: Tại địa phận Cao Phong trên đường đi Mộc Châu 2 bạn nhà Trekkingfan gặp tai nạn, bạn xế bị chấn thương, còn bạn Nhung đã ko qua khỏi. - Tháng 10/2011: Bạn Châu (VietClimp), một thành viên du lịch nhiều kinh nghiệm đã ra đi trên đường đi Cúc Phương tham dự đại hội box Du lịch. - Tháng 07/2012: bạn vuidulich.vn qua đời vì kiệt sức trên đường trek Cực Đông (Mũi Đôi, Vạn Ninh, Khánh Hòa). - Tháng 10/2012: Bạn toancbr (Nhà Nesat) gặp nạn trên đường từ Phú Thọ về Hà Nội. - Tháng 07/2013: Trong 1 chuyến leo Fansipan bạn Ngọc Ánh tự ý tách đoàn trong khi di chuyển từ 2800m về Trạm Tôn và mất tích cho đến nay. - Tháng 08/2013: Anh Chu Hồng Đăng (Cheetah), kẻ hộ mệnh trên đường của dân du lịch bụi đã về 1 miền xa trên đường từ Tú Lệ về Hà Nội. - Tháng 12/2013: Tại địa phận Lương Sơn - Hòa Bình, 1 xe trong đoàn phượt 60 người gặp nạn, bạn Thu Hiền ra đi ngay lần đầu tiên đi phượt, bạn xế chấn thương sọ não.

READ  Điểm mặt 5 resort Phú Quốc sang chảnh nhất - Fantasea Travel

Faith Ttvn - Admin F233

NẾU BẠN LÀ THÀNH VIÊN THAM GIA

  • Kiểm tra thông tin về người leader của mình, đây là người dẫn dắt và đảm bảo an toàn cho hành trình của cả nhóm, nếu leader của bạn là một người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy cân nhắc về khả năng tham gia chuyến đi.
  • Nếu chưa từng đi xe máy đường dài với quãng đường > 100km và thời gian lâu hơn 3h, hãy cân nhắc lại về việc tham gia. Đi xe máy với quãng đường lớn và thời gian dài luôn đòi hỏi bạn đảm bảo những yếu tố sức khỏe vững và khả năng bền bỉ cao.
  • Nếu trong đoàn nhiều thành viên mới như bạn , hãy suy nghĩ kỹ. Một người leader dù có giỏi đến mấy cũng không thể hoàn toàn là người đảm bảo an toàn hết cho quá nhiều thành viên chưa có kinh nghiệm.
  • Nếu số xe nhiều hơn 6, hãy suy nghĩ lại. Nếu bỏ qua hết những lý do trên và vẫn muốn tham gia, đọc tiếp một vài lời khuyên tiếp theo phía dưới
  • Tự kiểm tra và bảo dưỡng xe toàn bộ, thay lốp, phanh nếu đã quá mòn (chủ động làm bởi có những leader sẽ không nhắc bạn)
  • Tự trang bị đồ bảo hộ cho mình, mũ bảo hiểm ít nhất là loại nửa đầu có kính chắn gió và phải có chất lượng tốt, bộ bọc khuỷu tay, đầu gối, găng tay … tất cả những thứ này bạn đều có thể dễ dàng tìm mua. Hạn chế mức độ nguy hiểm từ những việc nhỏ nhất.
  • Đọc kỹ hành trình của toàn bộ chuyến đi, nếu trong toàn bộ các ngày đi bạn đều phải di chuyển >200km một ngày, hãy suy nghĩ lại. Đi 200km xe máy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng vất vả đấy nhé.
  • Đừng chạy quá 50km/h vào ban ngày và 40km/h vào ban đêm. Đi 200km với tốc độ 50km/h bạn sẽ mất 4 tiếng, chạy tốc độ cao hơn có thể bạn mất 3 tiếng, nhưng đừng tham 1 tiếng để phải hối hận cả đời. Buổi tối, tầm nhìn bị hạn chế, chạy tốc độ cao bạn sẽ không thể nhìn thấy và tránh dù chỉ xuất hiện 1 viên đá ở trên đường, đi phượt như thế cũng đã quá nguy hiểm.
  • Chưa có kinh nghiệm, đừng tham gia những chuyến phải chạy đêm. Buổi đêm thường là giờ chạy của các loại xe tải trọng lớn, xe container, xe khách … ánh đèn pha của xe vô cùng sáng, cánh lái xe cũng không nhiều người có cái tâm mà hạ pha để tránh cho những người đi xe máy ngược chiều đâu thế nên chạy xe trong điều kiện tầm nhìn của bạn bị cản như thế vô cùng nguy hiểm. Những chiếc xe lớn như thế cũng luôn chạy với tốc độ rất cao vào ban đêm, bạn có muốn tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm đó ?
  • Ở thành phố, dùng còi khiến người dân khó chịu nhưng trên đường phượt hãy tập thói quen sử dụng còi xe, vào khúc cua hãy bấm còi báo hiệu cho xe ngược chiều, vào khu vực đông dân hãy bấm còi báo hiệu cho người dân
  • Không biết bơi thì tránh xa khu vực sông suối, nếu trong chuyến đi có lịch trình phải di chuyển bằng bè, mảng, thuyền … thì tự trang bị thêm vào hành lý của mình 1 cái áo phao đi.
  • Cố gắng nhớ các loại biển báo nguy hiểm, những biển báo này vô cùng quan trọng và sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều khi cần xử lý tình huống trên đường đó (xem bài viết ở phía trên đầu bài)
READ  Kinh nghiệm du lịch Seoul tự túc 2018 - Tất cả bạn cần biết | Phuotvivu

NẾU BẠN LÀ NGƯỜI TỔ CHỨC (LEADER)

  • Hãy đặt chữ TÂM lên trên chữ TÔI. Bạn tổ chức đoàn ít người, đảm bảo cho mọi thành viên có một chuyến đi vui vẻ nhưng vẫn an toàn, đó là cái TÂM. Tổ chức một đoàn đông người, kéo đi để tạo thành tích riêng cho bản thân mình trong việc dẫn dắt một số lượng lớn người đi phượt, đó là cái TÔI. Đừng bắt chước người khác làm leader tổ chức một chuyến đi nếu bạn không có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, nếu bạn vẫn làm thì đó là cái TÔI
  • Đừng đứng ra tổ chức chuyến đi nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm làm người quản lý, kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh, kinh nghiệm đi đường …. Trong mọi trường hợp xảy ra, bạn sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự an toàn của tất cả thành viên đoàn bạn. Nếu vẫn muốn là người tổ chức, hãy đọc thêm một số lời khuyên phía dưới.
  • Đừng tổ chức quá 6 xe, 4 xe cho một đoàn chưa có nhiều kinh nghiệm là hợp lý, các bạn sẽ dễ hỗ trợ nhau hơn, sắp xếp phòng nghỉ và ăn uống cũng đơn giản và gọn nhẹ hơn
  • Lập lịch trình thật kỹ, chi tiết đến từng km cần đi, từng điểm đến cần dừng … để các thành viên nắm rõ ngay từ khi còn ở nhà để họ có thể hình dung về những gì sắp diễn ra.
  • Thiết lập kỷ luật chặt cho chuyến đi của mình, hãy yêu cầu ngay từ đầu các thành viên phải tuân theo quy định của đoàn và leader (tất nhiên với điều kiện những quy định đó được đảm bảo là đúng đắn và hợp lý), nếu có một thành viên nào đó phản đối những yêu cầu này, thành viên đó có thể không tham gia chuyến đi.
  • Nếu có bất đồng trên đường đi, hãy đối thoại và thảo luận, đừng áp đặt những điều mà chỉ một mình bạn cho là đúng (và phần lớn mọi người có ý kiến ngược lại với bạn).
  • Lo nơi nghỉ ngơi và ăn uống chu đáo cho đoàn, 2 yếu tố đó quyết định rất nhiều đến việc đảm bảo sức khỏe, một phần của việc đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Không đặt được khách sạn thì cũng hãy liên hệ với người dân địa phương để tìm phương án ngủ nhờ, đừng để các thành viên phải ngủ vạ vật ngoài đường hay bất cứ một nơi nào tương tự. Trừ những chuyến treking hoặc dã ngoại ngủ lều.
  • Đừng để thành viên chạy quá 200km/1 ngày, chạy nhiều hơn đi được quãng đường dài hơn nhưng thời gian để ngắm cảnh, vui chơi lại ít hơn. Bạn đi để cảm nhận và thưởng thức vẻ đẹp của mỗi vùng đi qua chứ không phải đi để đánh dấu việc mình đã đến điểm đó.
  • Là leader, trên đường bạn là người định tốc cho cả đoàn phía sau, đảm bảo giữ ở mức 50km/h là tối đa, đừng chạy nhanh hơn
  • Đừng để đoàn của mình phải chạy khi trời đã tối, muộn nhất 18h hãy để mọi người nghỉ ngơi lấy lại sức cho ngày tiếp theo.
  • Thiết lập giới hạn cho việc đi ngủ, yêu cầu cả đoàn ngủ trước 22h để đảm bảo các thành viên ngủ đủ 7-8h mỗi ngày.
READ  Tổng hợp địa điểm thuê xe đạp tại HCM và các tỉnh - DỊCH VỤ CHO THUÊ XE ĐẠP

Bài viết có thể còn chưa đủ và thiếu nhiều các cảnh báo, hướng dẫn khác cho các bạn mới lần đầu đi phượt. Các bạn có nhiều kinh nghiệm hơn có thể chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay tại dưới bài viết này, Cùng Phượt sẽ tiếp tục bổ sung vào nội dung bài viết. Cảm ơn!

Tìm trên Google : kinh nghiệm phượt lần đầu, nguy hiểm trên đường phượt, cảnh báo khi đi phượt, để phượt an toàn, tai nạn trên đường phượt, cách tổ chức đi phượt, kinh nghiem phuot lan dau, nguy hiem tren duong phuot, canh bao khi di phuot, de phuot an toan, tai nan tren duong phuot, cach to chuc di phuot

See more articles in the category: Kinh nghiệm du lịch

Leave a Reply