Or you want a quick look: Lạc đà trữ nước ở đâu?
Lạc đà là một loài động vật không còn quá xa lạ, hầu như ai cũng biết đến những vị “lữ khách sa mạc” này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về những đặc điểm cơ thể có “1-0-2” của chúng. Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu lạc đà trữ nước ở đâu và những đặc quyền mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho lạc đà để có thể sinh sống tại vùng đất sa mạc khắc nghiệt nhé!
Những động, thực vật sống trên sa mạc thường có những cách riêng để lưu trữ nước cho mình. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu “tất tần tật” về loài động vật đặc biệt này nhé!
Lạc đà trữ nước ở đâu?
Lạc đà trữ nước ở dòng máu. Đặc điểm nhận dạng của lạc đà chính là những chiếc bướu rất to trên lưng của mình. Và mọi người thường nghĩ trong những chiếc bướu đó là lượng nước mà chúng lưu trữ. Tuy nhiên, đây là một sự nhầm lẫn. Trên thực tế, bướu lạc đà chỉ chứa toàn mỡ mà không có một chút nước nào. Vậy lạc đà trữ nước ở đâu? Câu trả lời là máu. Máu mới là nơi thật sự lạc đà trữ nước – gần 150 lít nước được trữ trong một lần tích.
Để làm được điều này, tế bào máu của lạc đà khá đặc biệt – chúng có hình bầu dục. Nhờ đó, các tế bào máu luôn dễ dàng qua thành mạch nên lạc đà có thể hấp thu rất nhiều nước mà không sợ vị đứt vỡ mạch máu.
Lạc đà sống ở đâu?
Lạc đà sống ở sa mạc. Lạc đà được chia làm 2 loại với hai địa điểm sống khác nhau: lạc đà 1 bướu và lạc đà 2 bướu. Lạc đà 1 bướu có nguồn gốc từ sa mạc Bắc Phi và lạc đà 2 bướu sống chủ yếu ở vùng sa mạc châu Á. Đặc điểm chung của hai vùng sa mạc này là khí hậu nắng nóng khiến cho điều kiện tự nhiên ở đó khô cằn và vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ cao quanh năm, có thể lên đến 45 độ C vào mùa hè. Tuy nhiên khi vào mùa đông, nhiệt độ ban đêm có thể tụt đột ngột đến mức đóng băng.
Lợi ích của lạc đà đối với con người
Lạc đà mang đến nhiều lợi ích đối với con người. Ngoài khả năng hỗ trợ con người di chuyển trong sa mạc và có thể “vận chuyển” số lượng hàng hóa tương đối lớn, ngày nay, lạc đà còn được biết đến như một loài động vật cung cấp nguồn sữa tuyệt vời cho con người. Sữa lạc đà có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng cách giúp cân bằng và giữ mức insulin trong cơ thể con người ở mức ổn định cũng như ngăn ngừa căn bệnh này. Ngoài ra, loại sữa này còn tốt cho các loại bệnh khác như thiếu máu, dị ứng thức ăn, viêm gan B,…
Lạc đà đẻ trứng hay đẻ con?
Lạc đà là một loài động vật có vú. Vì vậy, chúng đẻ con thay vì đẻ trứng. Khi sắp sinh, lạc đà cái thường tìm chỗ tối và sạch sẽ. Các chi trước của lạc đà con sẽ xuất hiện trước, rồi sau đó là đầu. Thông thường lạc đà chỉ sinh một con trong mỗi lần sinh sản. Các con non thường bú mẹ trong vòng 18 tháng.
Tại sao lạc đà sống được ở sa mạc?
Lạc đà sống được ở sa mạc là nhờ những đặc điểm như trữ nước ở máu, cấu tạo mũi, tuyến mồ hôi,… mà lạc đà được mẹ thiên nhiên ban tặng để thích ứng với điều kiện sống khắc nghiệt. Lớp trong lỗ mũi lạc đà có hình cuộn xoắn ốc, có tác dụng thu hồi lượng nước từ lượng khí thở ra để hạn chế tối đa lượng nước thoát ra ngoài cơ thể. Lạc đà cũng rất ít toát mồ hôi và đi tiểu nên sự tiêu hao nước dường như không đáng kể. Việc di chuyển đường dài trên sa mạc đòi hỏi lạc đà phải có đủ năng lượng trong khi thức ăn rất khó kiếm, vì vậy lượng mỡ được tích trữ trong bướu giúp lạc đà duy trì sự sống.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được lạc đà trữ nước ở đâu cũng như những “bí kíp” sinh tồn trên sa mạc của chúng rồi nhỉ! Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến bạn bè và theo dõi GiaiNgo để biết thêm nhiều điều thú vị nữa nhé!